MỤC LỤC
Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm các tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung thứ hai.
Việc nắm bắt và phối hợp nhịp nhàng các bước trong quy trình cho vay là căn cứ để ngân hàng kiểm soát tiến trình cấp tín dụng, từ đó điều chỉnh chính sách tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp cho phù hợp, thông qua đó thực hiện kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Nâng cao chất lượng cho vay góp phần thực hiện tốt mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế…Với những lợi ích trên thì việc nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp là thật sự cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của các ngân hàng thương mại nói chung và của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói riêng.
Mở rộng cho vay doanh nghiệp và Nhà nước, doanh nghiệp góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Trong tương lai doanh nghiệp sẽ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp sẽ là một chiến lược phát triển của ngân hàng. Việc tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp giúp cho ngân hàng có cơ cấu tín dụng hợp lý và giúp cho các tổ chức kinh tế thực hiện cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa dây chuyền công nghệ, thúc đẩy tăng năng suất lao động, đẩy mạnh đầu tư trong phạm vi nền kinh tế xã hội, đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng để áp dụng các hình thức cho vay thích hợp như cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Đối với kinh tế trong nước, mặc dù nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng GDP theo mục tiêu đề ra nhưng đã bộc lộc một số hạn chế như cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; cơ sở hạ tầng còn hạn chế; hiệu quả đầu tư thấp; nhập siêu lớn; bội chi ngân sách cao; tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao quay lại. Thời gian qua ngân hàng đã không ngừng cải tiến công tác thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ và các hình thức thanh toán khác đảm bảo cho khách hàng chuyển tiền nhanh, chính xác và an toàn góp phần đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế đồng thời đảm bảo thanh toán theo đúng thể lệ, chế độ mà các cấp có thẩm quyền đã ban hành. - Về đẩy mạnh phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ: Bên cạnh việc phát huy thế mạnh là ngân hàng tài trợ thương mại dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, Eximbank đã đẩy mạnh phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân như cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho các đối tượng khách hàng này, hoàn thiện mô hình tổ chức để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ như thành lập các phòng khách hàng cá nhân và phòng khách hàng doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại các phòng giao dịch thông qua hỗ trợ chi nhánh quản trị phòng giao dịch, xem phòng giao dịch như một chi nhánh.
Bên cạnh thường xuyên tăng cường chất lượng tín dụng, giám sát chặt chẽ các hoạt động của toàn chi nhánh, Eximbank đã thiết lập các hệ số an toàn hoạt động, hệ số cảnh báo thanh khoản và thường xuyên bám sát các thông tin diễn biến trên thị trường để thực hiện tốt công tác dự báo luôn được chú trọng.
- Tình hình kinh tế có nhiều biến động (tỷ giá thường xuyên lên xuống, lạm phát gia tăng, dịch cúm gia cầm quay trở lại…), dẫn đến một số DNNN do không thích ứng được với những thay đổi của thị trường, lâm vào tình trạng khó khăn: làm ăn thua lỗ, thất thoát vốn…đã buộc ngân hàng phải tự thu hẹp cho vay để đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cho chi nhánh. - Các loại hình DN này ngày càng làm ăn hiệu quả và chiếm số lượng đông trong tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà nội nên nhu cầu vay vốn tại chi nhánh tăng lên là một điều hoàn toàn hợp lý; trong khi đó các loại hình DNNN lại đang có xu hướng giảm do một số DNNN làm ăn yếu kém, thua lỗ nên đã chuyển sang cổ phần hóa thành các đơn vị hạch toán độc lập theo chủ trương của nhà nước. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về việc hỗ trợ và phát triển cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong thời gian qua, chi nhánh Eximbank Hà Nội không chỉ quan tâm đến việc mở rộng doanh số cho vay mà còn thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với mọi loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Tóm lại, để đạt được kết quả cao trong công tác thu hồi nợ như ngân hàng Eximbank Hà nội đã phải thực hiện và áp dụng thực hiện nhiều biện pháp như: đôn đốc khách hàng có nợ vay sắp đến hạn trả, phân chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, có kế hoạch xử lý thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể. Số liệu bảng 6 phản ánh: Tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank Hà Nội đang có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: Nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2010 so với mặc dù có tăng lên chút ít, nhưng do sự gia tăng mạnh mẽ của dư nợ cho vay tạ thời điểm cuối năm 2010; nên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động CVDN trong 3 năm qua vẫn luôn được giữ mức thấp và có chiếu hướng giảm xuống. Sở dĩ, Eximbank Hà nội đạt được kết quả này là do: trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như: tăng vòng quay vốn cho vay, xử lý tài sản bảo đảm thu hồi gốc lãi tiền vay, quản lý chặt các khoản chi phí kiên quyết không cấp tiền vay cho các doanh nghiệp đang có nợ quá hạn phát sinh….
Trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước kết hợp với những mục tiêu kế hoạch đặt ra, Ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank Hà nội đã nhận thức được xu thế phát triển và vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng. Khi vượt quá thời gian gia hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa trả được nợ, thì tuỳ theo mục đích sử dụng vốn ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay từ ngắn hạn chuyển sang trung hạn, hoặc yêu cầu doan nghiệp vay vốn bổ sung thêm tài sản thế chấp, cầm cố để kéo dài thời hạn cho vay đối với những doanh nghiệp có khả năng trả được nợ. Để có một khoản tín dụng có chất lượng, yêu cầu đầu tiên của cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, phân tích, phân tích được tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng, xác định được tiềm năng phát triển và dự bỏo được những biến động trong tương lai và nắm rừ được tư cỏch đạo đức của khách hàng.
Một trong những nguyên nhân khiến quy mô đầu tư tín dụng của chi nhánh chưa tương xứng với nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng doanh nghiệp là trong quá trình đầu tư tín dụng ngân hàng chưa chủ động xây dựng các chương trình tổng thể, tổ chức điều tra tín dụng theo diện rộng của các doanh nghiệp để có chiến lược cho vay phù hợp. Khi ngân hàng thực hiện một món vay với khách hàng thì ngân hàng phải thực hiện theo hàng loạt các thủ tục từ việc lập hồ sơ đến ký hợp đồng tín dụng, trong khi khách hàng phải đáp ứng rất nhiều các loại giấy tờ báo cáo hoạt động kinh doanh; báo cáo thu nhập; chi phí sản xuất; giấy tờ chứng minh tài sản bảo đảm; phương án sản xuất kinh doanh, mặc dù các thủ tục đó là hết sức cần thiết nhưng dẫu sao vẫn khiến cho khách hàng tỏ ra ái ngại trong quá trình vay vốn ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các chi nhánh, khuyến khích ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ lãnh đạo và nhân viên các chi nhánh nhằm củng cố và hoàn thiện các chiến lược phát triển cho tương lai vì sự phát triển bền vững của cả hệ thống ngân hàng xuất nhập khẩu.