MỤC LỤC
Do vùng còn chưa được đầu tư đúng mức về thủy lợi, nên mặc dù tài nguyên đất đai còn nhiều nhưng mới chỉ khai thác 238,4 ha diện tích canh tác phục vụ cho công tác trồng lúa nước 2 vụ. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đã dịch chuyển từ việc trồng các loại cây bạch đàn, keo để phủ xanh đất trống đồi trọc sang loại hình cây ăn quả như vải, nhãn, xoài, cam hoặc các cây đặc sản như quế.
Trong vùng có các ngành kinh tế khác như làm gạch, chế biến thức ăn gia xúc, nghề mộc, gia công quần áo may sẵn. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khai thác có hiệu quả về các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải.
B ng 3.3: Th ng kê h th ng tr m b m trong khu v cảng thống kê đặc trưng tốc độ gió ống kê đặc trưng tốc độ gió ệ thống trạm bơm trong khu vực ống kê đặc trưng tốc độ gió ạm Tiên Yên ơ bản của kênh chính ực. Những năm gần đây tuyến đê ngăn mặn Hà Dong và các cống dưới đê đã được xây dựng với nguồn vốn của địa phương và sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Các công trình tên hệ thống như cống, kênh, đê do được xây dựng từ lâu nên trên nhiều tuyến đã xảy ra hỏng hóc, thiết bị vận hành đóng mở ở cửa cống và đầu kênh nhiều nơi không có. Theo phương hướng phát triển kinh tế của khu vực xã Hải Lạng, ngoài việc cấp nước tưới cho 238,36 ha diện tích canh tác hiện có, cần thiết phải khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp thêm 400 ha thuộc phạm vi khu tưới.
- Lưu lượng bình quân năm Qn(m3/s): là lượng dòng chảy sinh ra trên lưu lượng vực chả qua mặt cắt khống chế trong đơn vị thời gian 1s tính bình quân năm. - Tổng lượng dòng chảy năm Wn(m3): là lượng dòng chảy sinh ra trên lưu lượng vực chảy qua mặt cắt khống chế trong khoảng thời gian 1 năm. - Độ sâu dòng chảy năm yn(mm): Tổng lượng nước trên toàn bộ bề mặt lưu vực chảy trong khoảng một năm ta được một lớp dòng chảy năm hay độ sâu dòng chảy năm.
Qua các phương pháp kể trên và so với điều kiện thực tế của lưu vực chỉ có tài liệu mưa với liệt tài liệu dài 20 năm, em thấy phương pháp quan hệ mưa - dòng chảy là phù hợp nhất và em chọn phương pháp này để tính toán. Trong trường hợp lưu vực nghiên cứu không có tài liệu thuỷ văn có thể phân phối dòng chảy năm theo các quan hệ giữa các thông số phân phối dòng chảy ( tỷ lệ dòng chảy bình quân của các mùa so với dòng chảy năm..) với các nhân tố ảnh hưởng ( Mô đuyn dòng chảy năm, độ cao trung bình lưu vực, tỷ lệ rừng, diện tích lưu vực..). Các thông số của quan hệ giữa tỷ lệ phân phối 3 tháng nhỏ nhất với môduyn dòng chảy bình quân nhiều năm của các vùng địa lý khác nhau ở miền Bắc Việt Nam có thể lấy theo bảng 3-3(QPTL-C-6-77).
Lượng bốc hơi nước trên mặt lưu vực thường được xác định bằng phương trình cân bằng nước. Khi xây dựng hồ chứa, phần diện tích bị ngập sẽ có thêm sự tổn thất nước do chênh lệch giữa bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực. Dung tích chết dùng để chứa lượng bùn cát lắng đọng trong kho nước trong thời gian phục vụ của công trình, nâng cao đầu nước trong kho, phục vụ phát điện, thủy sản, vệ sinh và giao thông thủy phía thượng lưu.
Đối với các loại diện tích không có khả năng điều tiết thì mưa ngày nào tiêu hết ngày đó, còn đối với các loại diện tích có khả năng điều tiết thì tận dụng tối đa khả năng điều tiết của các diện tích này để giảm quy mô các công trình tiêu. Mặt khác do phương pháp tưới cho lúa là tưới ngập, ruộng lúa có khả năng trữ nước nên trong khi tính hệ số tiêu nước mặt đất ở ruộng lúa, ta không xét đến hệ số chậm tới của dòng chảy như lúc tính toán hệ số tiêu cho ruộng đồng khô. Trong hệ thống, ngoài diện tích trồng lúa, còn một số diện tích khác như diện tích trồng cây trồng cạn, nuôi trồng thủy hải sản, thổ cư đường xá…Các loại diện tích này có đặc điểm là khả năng chịu ngập kém và không cho phép duy trì lớp nước trên mặt ruộng sau khi mưa tạnh, nên yêu cầu tiêu nước phải khẩn trương, mưa ngày nào tiêu ngày ấy.
Từ biểu đồ hệ số tiêu cho khu vực đã được hiệu chỉnh thì ta thấy hế số tiêu của ngày thứ 3 là bất lợi về lượng tiêu nhất.Do đó hệ số tiêu cho khu vực tính đồ án của em là qtieu =5,4 (l/s-ha).
Theo tiêu chuẩn TCXDVN 33 : 2006 ( Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế ), ứng với đối tượng dùng nước là điểm dân cư khu vực nông thôn và miền núi, lượng nước cấp sinh hoạt là 80 l/người/ngày đêm. Lượng nước yêu cầu tại đầu hệ thống được tính toán trên cơ sở kết quả tính toán mức tưới của các loại cây trồng, nhu cầu nước cho nuôi trồng thuỷ hải sản và nước cấp cho sinh hoạt của người dân đã trình bầy ở trên. Tuy nhiên để tính lượng tổn thất ta phải biết dung tích hồ chứa, trong khi dung tích hồ chứa lại chưa biết nên ta dùng cách tính thử dần với giả thiết dung tích hồ chứa bằng dung tích hiệu dụng khi chưa kể tổn thất.Từ đó tính được dung.
Vục đích là tìm đường quá trình xả lũ (qxả ~ t) thì phương trình chưa thể giải trực tiếp đươc vì có 2 số hạng chưa biết là q2,v2.Vì vậy cần xác định một phương trình nữa,ta biết lưu lượng xả lũ qua công trình phụ thuộc vào cột nước tháo lũ qua công trình nên phương trình cần tìm phương trình thủy lực của công trình xả lũ. * nhiệm vụ: nhiệm vụ của tính toán điều tiết lũ là căn cứ vào nước thiết kế và nước lũ kiểm tra để xác định đường quá trình lưu lượng xả(qxả ~ t) xác định dung tich phòng lũ. -Chiều rộng tràn ảnh hưởng đến mức độ ngập lụt của lòng hồ.Nếu chiều rộng tràn nhỏ dẫn tới mực nước siêu cao lớn,dẫn đến ngập lụt thương lưu lớn do đó chi phí giải tỏa đền bù lòng hồ sẽ lớn.Ngược lại nếu nếu chiều rộng tràn lớn thì mức độ ngập lụt thượng lưu đập nhỏ,chí phí cho đền bù giải phóng lòng hồ nhỏ hơn nhưng chi phí xây dựng tràn sẽ lớn hơn.
Đối với đê cửa sông ở nơi sông nhánh chảy vào sông chính hoặc sông chính chảy vào sông nhánh cần bố trí tuyến đê cong trơn, xuôi thuận để giữ cho cửa sông được ổn định lâu dài, đồng thời không để cho dòng chảy uy hiếp an toàn đoạn đê phía hạ lưu cửa sông. - Việc lựa chọn loại hình kết cấu của đê cần thông qua phân tích, so sánh kinh tế, kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc: phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng vật liệu địa phương, đồng thời căn cứ vào vị trí, tầm quan trọng của đoạn đê, đặc điểm địa chất nền đê, vật liệu xây dựng đê, đặc điểm dòng chảy, điều kiện thi công, giá thành công trình, yêu cầu sử dụng, quản lý và cứu hộ đê, môi trường cảnh quan v.v…. - Chiều rộng đỉnh đê ngoài việc thỏa mãn yêu cầu đảm bảo ổn định chung và ổn định thấm, khi xác định chiều rộng đỉnh đê cần xét đến yêu cầu thi công, yêu cầu xử lý cấp cứu hộ đê, kể cả trường hợp vượt lũ thiết kế và các yêu cầu khác để xem xét, quyết định.
Căn cứ vào số liệu thống kê định mức vật tư nông nghiệp, công lao động, các yếu tố khác tiêu hao để sane xuất ra một sản phẩm nông nghiệp ( là lúa, ngô, nuôi trồng thuỷ hải sản) trên một đơn vị diện tích đất canh tác và đơn giá của các thành phần trên áp dụng trên địa bàn vùng dự án. Để lường trước được điều này việc phân tích độ nhạy của dự án ứng với các rủi ro có thể xẩy ra trong thực tế như lợi ích giảm ( thiên tai, mất mùa, giá sản phẩm giảm, ..) hoặc chi phí đầu tư tăng ( giá vật liệu tăng, chi phí nhân công tăng, ..) là công việc rất cần thiết. Theo bảng tính toán độ nhạy của dự án ở trên thì thấy dự án có lợi ích kinh tế lớn và nó được áp dụng khi nền kinh tế thị trường không có biến động hoặc biến động nhỏ.Cụ thể là khi các lợi ích giảm 10% ~ 20% hoặc khi tổng chi phí tăng từ 10 ~20 % thì dự án vẫn có hiệu quả.