MỤC LỤC
Tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ là tổ chức kế toán công, là việc tạo ra một mối liên hệ qua lại theo một trật tự xác định giữa các yếu tố chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng hợp - cân đối kế toán trong từng nội dung công việc kế toán cụ thể nhằm thu thập thông tin chính xác, kịp thời. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản của Nhà nước, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung, giúp cho Chính phủ có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý, từ đó định ra được đường lối phát triển xã hội đúng đắn và lành mạnh.
Các đơn vị cơ sở có đủ căn cứ xác đáng để lập kế hoạch kinh phí cho mỗi kỳ hoạt động một cách hợp lý, đồng thời, phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định ra chiến lược phát triển và biện pháp quản lý tài chính ở đơn vị. - Thực hiện kiểm tra, kiểm sát tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị, kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.
Như vậy, hàng năm Bộ Tài Chớnh chỉ nắm rừ mức kinh phớ cấp cho cỏc đề tài, dự án sản xuất thử vay vốn, còn việc thu hồi vốn vay được là bao nhiêu?. Vì số vốn phải thu hồi của dự án sau khi dự án trả tiền lại nộp vào TK chuyên thu của Bộ KHCN&MT chứ không nộp thẳng vào Ngân sách Nhà nước.
- Đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ nhìn chung còn thấp, lại bị phân tán, dàn trải trên bình diện rộng, thiếu tập trung dứt điểm đối với những nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm, thể hiện số lượng đề tài các cấp còn nhiều: như số đề tài cấp Nhà nước; cấp Bộ, cấp ngành, Trung tâm; cấp cơ sở; nên chỉ tiêu tài chính cho một đề tài không cao, thậm chí có đề tài cấp Nhà nước mà kinh phí chỉ vài chục triệu một đề tài. Năm 2001 mặc dù Trung tâm KHTN và CNQG đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm số lượng đề tài cấp Trung tấm song nhìn chung vẫn còn trong tình trạng quá phân tán cả về đối tượng, phạm vi nghiên cứu lẫn kinh phí được cấp phát, do số lượng đề tài quá nhiều nên có một vài cán bộ nghiên cứu còn làm chủ nhiệm hai ba đề tài cấp Trung tâm, chồng chéo nội dung mà không phát hiện kịp. - Cơ chế quản lý các đề tài trong chương trình cấp Nhà nước được qui định trong thông tư 2155/KH ngày 21/9/1996 của Bộ KHCN&MT, trong thực tế từ xây dựng đề cương, xét duyệt đến tổ chức thực hiện, kiểm tra báo cáo, đánh giá, nghiệm thu và khen thưởng đề tài, việc phối hợp để thực hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa Bộ KHCN&MT với Bộ chủ quản đề tài, Ban Chủ nhiệm chương trình chưa chặt chẽ.
- Ở lĩnh vực vĩ mô: là cơ chế chính sách quản lý tài chính phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống, việc chấp hành Luật Ngân sách, chính sách phát triển khoa học công nghệ, việc hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán đối với các hoạt động sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ. - Ở lĩnh vực vi mô: là việc tổ chức hạch toán kế toán cụ thể tại các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, vừa đảm bảo phù hợp với luật lệ, chính sách của Nhà nước, vừa đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể tại đơn vị. - Qua công tác hạch toán kế toán sẽ phát hiện những thiếu sót, những điểm bất hợp lý của các luật lệ, chính sách nói trên, từ đó làm căn cứ để Nhà nước điều chỉnh lại các luật lệ, chính sách của mình.
Nay đã có luật Khoa học và công nghệ và khi hoạt động KHCN trở thành xã hội hoá, nhiều đơn vị KHCN không còn thuộc khu vực Nhà nước, do đú việc xỏc định rừ ràng quyền tự chủ của cỏc đơn vị hoạt động KHCN là cần thiết, nhằm đảm bảo các quyền và lợi Ých hợp pháp của các đơn vị KHCN cũng như cá nhân các nhà khoa học. Khi thực hiện thông tư này, còn nhiều điều bất cập cần bổ sung như : Định mức thuờ khoỏn chuyờn mụn về khoa học là chưa rừ, do đú để xỏc định đúng nhiệm vụ đó cần thuê khoán chuyên môn là bao nhiêu ( hết bao nhiêu thời gian, và kết quả đó trả theo đơn vị thời gian hay trả theo mức độ chất xám của nhà khoa học bỏ ra thì chỉ có các nhà khoa học mới đánh giá được) phải chăng nhà nước đành bó tay?. Để khắc phục hiện tượng này, cơ quan tài chính cấp trên có thể căn cứ vào bản dự toán chi tiết đã được duyệt, hợp đồng giao nhiệm vụ, biên bản đánh giá sản phẩm giao nộp, bản nghiệm thu hợp đồng và bản kê khai thực chi có ký duyệt của chủ tài khoản, làm chứng từ để duyệt quyết toán cho mỗi chuyến đi thực địa, chuyến công tác hoặc mỗi phần việc của một đề tài, đề án.
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học nhằm duy trì thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ gồm: kinh phí NSNN cấp cho hoạt động NCCB, ứng dụng và phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học công nghệ khác. Khi quyết toán đề tài để khắc phục hiện tượng môi trường pháp lý chưa đầy đủ như hiện nay, các cơ quan tài chính có thể căn cứ vào bản dự toán chi tiết của đề tài lúc đầu thầu, hợp đồng giao nhiệm vụ, biên bản đánh giá sản phẩm giao nộp, bản nghiệm thu hợp đồng và bản kê khai thực chi có ký duyệt của chủ tài khoản, làm chứng từ để duyệt quyết toán cho mỗi chuyến đi thực địa, chuyến công tác hoặc mỗi phần việc của một đề tài, đề án. Để công tác cấp phát được khoa học, gắn chặt với thực tế chi của đề tài tránh tình trạng cấp phát không sát với mục chi dẫn đến mục cấp thừa, mục cấp thiếu, nhÊt thiết phải có bộ phận chuyên môn thẩm định dự toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện hành vi vi phạm chế độ kế toán phải từ chối việc thực hiện, đồng thời báo ngay cho cấp có thẩm quyền trong đơn vị biết để xử lý kịp thời. Những chứng từ lập không đỳng thủ tục và nội dung nghiệp vụ phản ỏnh, con số khụng rừ ràng thỡ người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại và yêu cầu phải lập chứng từ đầy đủ, đúng thủ tục mới làm cơ sở để ghi sổ kế toán. Trên cơ sở vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành (theo Quyết đinh số 999 TC/. QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 và sửa đổi theo Thông tư 121/TT-BTC của Bộ Tài chính), cần bổ sung thêm một số tài khoản phản ánh các nội dung kinh tế cho phù hợp với đặc thù ngành khoa học và công nghệ.
Hồ Mỹ Duệ: Đổi mới quản lý Nhà nước về nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học - công nghệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học kinh tế, Đại học KTQD Hà nội, 1994. Trần Văn Hưng: 2001, Một số suy nghĩ về phát huy tiềm lực khoa học công nghệ hiện nay ở nước ta (qua thực tế ở Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia), Tiểu luận tốt nghiệp lớp lý luận chính trị cao cấp. Bùi Văn Long: Vấn đề phát triển và quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, Luận án PTS, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế học, Hà nội, tr.121.