MỤC LỤC
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới.
Đề tài nhắm phân tích và đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Lực lượng lao động (LLLĐ) hay dân số hoạt động kinh tế theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là một bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm trong các lĩnh vực đời sống KTXH, ngoài ra còn cả bộ phận dân số không trực tiếp tạo ra thu nhập nhưng lại trực tiếp giúp cho người thân, gia đình tạo thu nhập và những người đang trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc. Bởi lẽ, trong suốt thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ lao động nữ được phép nghỉ để đi khám thai và nghỉ sinh con từ 6 tháng tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh, ngoài ra trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ sớm mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương, nhưng các chủ sử dụng lao động vẫn phải trả bảo hiểm xã hội đầy đủ cho lao động nữ khi họ không làm việc vì thai sản.
Ngay cả trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm vẫn luôn luôn có một số chuyển động nào đó ra vào thị trường lao động, chẳng hạn sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc chuyển đến một thành phố mới; phụ nữ có thể quay lại làm việc sau khi sinh con; hoặc do những công nhân thất nghiệp tạm thời do thường xuyên chuyển công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, do vậy người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp tự nguyện. Các công trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp rất khác nhau giữa các nhóm dân cư: nhóm lao động nữ từ 15 đến 24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất; nữ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam; thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều so với nông thôn; những người có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ thất nghiệp cao (Báo cáo tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp lao động nữ Việt Nam lần thứ V).
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau: Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các côngviệc đơn giản của một nghề; đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; đào tạo trình độ cao.
Thời gian tới, ngành Lao động cũng sẽ phối hợp thường xuyên với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng về xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được vay vốn khi tham gia xuất khẩu lao động đặc biệt là lao động nữ. Ngoài việc tăng thu nhập và tạo việc làm ổn định cho chị em phụ nữ ở nông thôn, còn thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ, qua đó cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển toàn diện.
Thị trấn Hùng Sơn: Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện, tình hình KT – XH phát triển; các hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển và có hiệu quả, nâng cao thu nhập tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch lao động trên địa bàn. - Nội dung khảo sát: Tác giả thu thập các thông tin cá nhân họ tên, giới tính, tuổi tác, nơi cư trú, trình độ; và các thông tin về nghề nghiệp chính, lĩnh vực làm việc, trình trạng công việc, tình trạng tiếp cận chính sách, nhu cầu làm việc trong thời gian tới, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tạo việc làm thích hợp với mỗi nhóm đối tượng.
Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh, Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: có 162 điểm di tích lịch sử và danh thắng; là đơn vị được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong đó thực hiện tốt việc cải tạo cây chè giống cũ, hiệu quả thấp sang trồng chè giống mới chất lượng cao, thúc đẩy phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, ưu tiên phát triển vùng chè đặc sản.
XKLĐ có thể nói đã giải quyết phần nào việc làm không chỉ riêng đối với lao động nữ, tuy nhiên trên thực tế thấy rằng lao động nữ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới, thường làm các ngành nghề như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may, hộ lý, điều dưỡng… Tuy nhiên, số lượng lao động đi xuất khẩu đều là từ năm 2019, trong khi đó năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của Covid nên tất cả các thị trường lao động đóng cửa nên 2 năm này lao động của địa phương không thể đi làm việc và lao động tại các thị trường nước ngoài. Cụ thể: huyên thông qua Chương trình mục tiêu giảm nghèo, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản đã được một số kết quả như: đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, trình độ dân trí ngày một nâng lên, các chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ và kịp thời; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từng bước được nâng chất; một số xã đã vượt chỉ tiêu, số người nghèo, cận nghèo tham gia học nghề nông thôn để tạo việc làm đạt hiệu quả.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị: trong quá trình hoạch định, các cơ quan hoạch định cần đảm bảo những điều kiện sau: 1) Năng lực hoạch định chính sách tốt; 2) Thực hiện một cách khoa học quá trình hoạch định chính sách: căn cứ sát thực vào tình hình địa phương, tính tới sự khác biệt của lao động ở các khu vực địa lý khác nhau, căn cứ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, những tiềm. năng và có cơ hội có thể huy động của địa phương; 3) Thu hút sự tham gia của người dân và các tổ chức tại địa phương trong đề xuất các sáng kiến về chính sách và sáng kiến tổ chức thực thi chính sách. Có thể nói sự phát triển kinh tế của các địa phương lân cận trong huyện như Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình và xa hơn là sự phát triển của các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc là tác nhân rất quan trọng góp phần vào việc tạo cơ hội viiệc làm cho người dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và lực lượng lao động nữ của huyện Đại Từ nói riêng, sự phát triển kinh tế của các địa phương là do sự đầu tư mạnh của các DN lớn vào các khu công nghiệp, điều này đòi hỏi nhu cầu một lực lượng lao động rất lớn, trong đó nhiều công việc chỉ yêu cầu lao động phổ thông, thậm chí không yêu cầu về trình độ.
Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quả rất đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo điều kiện về vốn thông qua nhiều hình thức chính sách phụ nữ vay vốn để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ…; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ. - Các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ chưa thực sự hấp dẫn; thiếu các chính sách hữu hiệu để đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhất là lao động nữ nông thôn, lao động nữ ở những khu vực còn lạc hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các quan niệm, định kiến truyền thống.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo đúng hướng, vừa tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chiếm dụng nhiều lao động nữ vừa tạo đà cho nền kinh tế của huyện tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng lại thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động nữ; ưu tiên phát triển các ngành nghề mới mang lại năng suất lao động, thu nhập cao cho người lao động đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm giảm thiểu áp lực khối lượng công việc cho lao động nữ và tăng NSLĐ cũng như chất lượng sản phẩm làm ra. Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu xã hội, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, tập trung đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội đang có nhu cầu, chú trọng; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.
Giải quyết việc làm đòi hỏi đồng bộ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng hàng đầu phải là vốn và việc huy động vốn cũng là một vấn đề đòi hỏi rất nhiều vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; vốn có thể được huy động từ nhiều nguồn ngoài nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội, cần khai thác hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ ngân sách địa phương; vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để cho phụ nữ vay phát triển sản xuất, kinh doanh; vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua các mô hình các cấp Hội phụ nữ phát động; vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức từ thiện. Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp hội phụ nữ vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.
Trên cơ sở đó đánh giá chung về công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Đại Từ về những mặt đặt được; những hạn chế và các nguyên nhân.