Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

MỤC LỤC

Nhận xét của các Doanh nghi ệp

Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều điểm mới thực hiện tinh giản các thủ tục không cần thiết, số hóa một số thủ tục hành chính, giúp cho việc thành lập và quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn rất nhiều; đồng thời cũng có một số điều chỉnh giúp cho luật Doanh nghiệp đồng bộ và phù hợp với các bộ luật khác. - Việc cho phép con dấu dưới dạng dấu số góp phần vào công cuộc xây dựng “Chính phủ điện tử” của Việt Nam giúp những thủ tục hành chính trở nên dễ dàng, đảm bảo an toàn và minh bạch hơn; loại bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng đưa quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dấu trở về cho doanh nghiệp, thuận tiện hơn rất nhiều. - Thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 3 ngày đã giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp chưa rừ quy định, mong muốn tạm ngừng kinh doanh mà đó quỏ thời gian cho phép.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thêm lựa chọn loại doanh nghiệp mới trong quá trình tái cấu trúc lại bộ máy vận hành của mình (công ty hợp danh và công ty cổ phần được thêm mới vào công ty trách nhiệm hữu hạn từ quy định cũ), tương thích với Luật Cạnh tranh năm 2018. - Việc loại trừ hình phạt giải thể do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp nộp muộn thuế đã tạo sự thống nhất với Luật Quản lý thuế 2019, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tránh được nỗi đau đầu khi muộn thuế vì khi nộp lại đủ thuế thì sẽ có thể trở lại kinh doanh bình thường. Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông nhỏ, phổ thông được nâng cao, đi theo các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế; thúc đẩy thị trường vốn với loại hình vốn mới, đa dạng, linh hoạt.

Giảm bớt tỷ lệ cổ phiếu cần thiết và loại bỏ yêu cầu nắm giữ cổ phiếu trong thời gian liên tục giúp thu hút các nhà đầu tư mới, quy mô nhỏ, cũng như thu hút mạnh dòng vốn cho các doanh nghiệp. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết, tạo cơ hội lớn hơn trong thu hút vốn từ nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về những nội dung chủ yếu của Điều lệ công ty thì trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp không phải là nội dung bắt buộc phải có trong Điều lệ công ty.

Vậy trong trường hợp nếu Điều lệ công ty không quy định về trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp thì việc cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp sẽ được thực hiện như thế nào. Tại Điểm d Khoản 2 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây: “Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết, quyết định đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. Quy định này gây hạn chế quyền của các “thành viên thiểu số” có tỷ lệ phần - vốn góp thấp khi không có quyền được độc lập yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên dù biết rằng cuộc họp Hội đồng thành viên thực hiện theo trình tự, thủ tục không đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật (ví dụ như, không gửi thông báo mời họp cho thành viên công ty).

Nhận xét của nhóm

Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn giữ nguyên thời hạn tối đa 90 ngày kể từ lúc công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành viên, cổ đông góp vốn tại các Điều 47, 75, 112, thế nhưng, theo các chuyên gia dường như để đáp lại phàn nàn của cộng đồng doanh nghiệp về thời hạn 90 ngày là quá ngắn ngủi, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rất “rộng lượng”, không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản vào thời hạn này. Không chỉ liên quan đến thời hạn góp vốn, Luật Doanh nghiệp 2020 còn được cho vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan mâu thuẫn vẫn tồn đọng giữa Luật Doanh nghiệp 2020 và Bộ luật Dân sự 2015, có thể gây ra khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật vào giải quyết các tranh chấp liên quan trên thực tế. Thông tin với báo chí, Luật sư Phạm Văn Phát – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, khoản 5, Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, khoản 3, Điều 78 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty. Theo Luật sư Phát, các quy định đã nêu chưa có sự thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bởi theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Cụ thể, khoản 2, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc trung thực khi kê khai, góp vốn điều lệ, tại khoản 3, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định: “Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của Công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng Công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này”. Trường hợp nếu hết 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ nếu chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không đăng ký thay đổi vốn điều lệ thì chủ công ty phải chịu trách nhiệm theo khoản 4, Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ”.

Theo Luật sư Phạm Văn Phát – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, quy định như trên là chưa thống nhất với quy định về pháp nhân trong Bộ luật Dân sự 2015, bởi theo điểm c, khoản 1, Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. “Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ góp vốn của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát sinh từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ góp vốn thì Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã có tư cách pháp nhân. Cũng theo Luật sư Phát, quy định chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ tài chính của công ty trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ góp vốn cũng chưa thực sự phù hợp và chưa thống nhất với các quy định khác của Luật Doanh nghiệp.