Báo cáo Tổng quan về Chức năng Quản trị Nhân sự tại Công ty Than Hồng Nam

MỤC LỤC

Các chức năng quản trị cơ bản của công ty 1. Quản trị nhân lực

Do tính chất và yêu cầu của công việc, dẫn tới nhu cầu bổ sung hoặc thay đổi lao động, có thể đáp ứng được nhiệm vụ thì bộ phận có nhu cầu thêm nhân sự hoặc Phòng Hành chính – Tổ chức xét thấy cần thiết làm tờ trình đề nghị Giám đốc tuyển lao động bổ sung. Đào tạo nâng bậc công nhân hàng năm: Người lao động phải thi thực hành bảo vệ bậc và điểm thi phải đạt 6 điểm mới được học bổ túc thi nâng bậc công nhân (thời gian học bổ túc nâng bậc là 4 buổi, giải đáp 1 buổi) điểm thi lý thuyết nâng bậc phải 5 điểm mới được dự thi thực hành, điểm thi thực hành 5 điểm mới được tổng giám đốc hoặc cấp uỷ quyền quyết định nâng bậc. - Thực hiện phân phối theo lao động và kết quả SXKD; không vượt quá quỹ lương được duyệt (gồm quỹ lương từ SXKD, quỹ lương từ ngân sách như các dự án đầu tư, các đề tài nghiên cứu, hỗ trợ lương ngừng việc cho những người làm việc trên các dây chuyền sản xuất quốc phòng và quỹ BHXH); tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Hàng năm sau khi kế hoạch SXKD của Công ty được phê duyệt, Công ty xây dựng và đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phê duyệt đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương làm cơ sở trả lương và quyết toán quỹ lương thực hiện vào cuối năm theo hiệu quả SXKD. - Quỹ lương của khối trực tiếp (công nhân sản xuất) thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, đơn giá tiền lương, sản phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang (theo mức độ hoàn thành) có xác nhận về số lượng, chất lượng của các cơ quan chức năng. Quỹ lương được tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương. Phân phối quỹ lương hàng tháng cho người lao dộng do phụ trách đơn vị đề xuất theo ngày công làm việc, tay nghề, vị trí đảm nhiệm và đánh giá kết quả thực hiện công việc với hương theo lương sản phẩm tập thể hoặc số lượng sản phẩm hoản thành, đơn giá sản phẩm với hưởng theo sản phẩm cá nhân). Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động của sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.

Ngoài ra, việc đào tạo và phát triển nhân viên về các tiêu chuẩn an toàn lao động và quy trình quản lý chất lượng đóng một vai trò quan trọng, đảm bảo rằng mọi người đều có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, Công ty có tiến hành sơ tuyển bằng các thao tác thủ công từ khối lượng than nguyên khai có chất lượng xấu để loại bỏ đá xít ngay trên bãi chứa than cửa lò, và than thu được một phần dùng để tiêu thụ nội bộ và phần lớn giao cho Xí nghiệp Sàng tuyển. Trong đó than cám là chiếm tỉ trọng lớn 98,38% sản lượng than tiêu thụ, than cục xô chiếm 1,26% và than bùn chiếm 0,36%,tỷ trọng có sự chênh lệch này nguyên nhân là do nhu cầu của 3 loại than là khác nhau, nhu cầu than cám trên thị trường tăng rất mạnh.

Trên cơ sở các mảng sản phẩm đa dạng và đa tính năng, kết hợp với quan điểm phục vụ khách hàng “Cùng khách hàng đi đến thành công”, công ty đã phát triển được một hệ thống trên 3.500 khách hàng với quy mô hầu hết là các mô hình tổng công ty, công ty mẹ con và các công ty liên doanh, công ty nước ngồi. Các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay bao gồm: Công ty Than đá Mạnh Thành Công, Công ty Cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin, Than Vàng Danh - Vinaconmin (TVD), Than Hà Tu - Vinacomin (THT), Than Đèo Nai - Vinacomin (TDN), Than Mông Dương - Vinacomin (MDC), Than Cao Sơn - Vinacomin (TCS), Than Cọc Sáu - Vinacomin (TC6), Than Núi Béo - Vinacomin (NBC), Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (mã CLM) và Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (TMB), Than Tây Nam Đá Mài (TND).

Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm
Bảng 3.2: Kết quả tuyển dụng qua các năm

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Khả năng phục hồi và thích nghi: Dù gặp khó khăn trong năm 2021 do dịch COVID-19, nhưng công ty đã nhanh chóng phục hồi và thích nghi, thể hiện qua việc sản lượng và doanh thu tăng trưởng trở lại sau đó. Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ sạch và an toàn lao động sẽ giúp công ty giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tạo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, từ đó củng cố uy tín và vị thế của công ty trên thị trường. Ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố không thể kiểm soát như dịch bệnh (COVID-19) đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy công ty có thể chưa chuẩn bị kịch bản ứng phó hiệu quả với những tình huống bất ngờ.

Những nhược điểm này cần được công ty chú trọng và xử lý thông qua việc xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, cải thiện quản lý rủi ro, tăng cường đầu tư vào công nghệ sạch và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. - Hoạt động tìm kiếm, khai thác thông tin mặc dù chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh nhưng với những phương tiện và nguồn lực hiện có, công ty dã đạt được một số thành công trong việc dự đoán thông tin thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới trên thị trường. - Hàng năm, công tác đào tạo nguồn nhân lực kề cận luôn được công ty chú ý và đào tạo cho nhân viên mỗi năm nghiên cứu nhiều công trình thiết thực phục vụ cho công tác khai thác, thăm dò, chế biến than và công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân viên toàn công ty, góp phần nâng cao sức sản xuất cho toàn ngành.

- Cạnh tranh: Đối diện với cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế, đòi hỏi công ty phải duy trì hoặc nâng cao chất lượng và giảm giá cả để cạnh tranh.

Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới và kế hoạch kinh doanh trong năm tới

- Giải pháp: Đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động hợp lý,chiến lược về đào tạo và bồ dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ lao động, chiến lược tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động. Nhìn chung, quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh là một quá trình dài, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận chức năng và các quá trình khác nhau trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vây, công ty phải tăng cường công tác lập kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh và kiểm tra kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất mà vẫn tuân thủ pháp luật.

Mục tiêu chủ yếu của Công ty là phát triển Công ty TNHH Hồng Nam trở thành Công ty lớn mạnh, luôn đổi mới, mở rộng thị trường và phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh doanh, đạt lợi nhuận tối đa. Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Duy trì lĩnh vực sản xuất cung cấp than, Với thương hiệu công ty đã được nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu xây dựng trong nhiều năm, cùng với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến trên thế giới, đầu tư nâng cao năng lực xây dựng và không ngừng hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, công ty sẽ trở thành một trong các Công ty có đầy đủ tiềm lực để cùng cạnh tranh lành mạnh với các Công ty trong và ngoài nước khác trong ngành về lĩnh vực sản xuất than. Cùng với việc duy trì, củng cố lĩnh vực kinh doanh có nhiều kinh nghiệm là sản xuất, khai thác than để chủ động nguồn nguyên liệu, những năm sắp tới công ty sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh khu đô thị, nhà ở, văn phòng cho thuê.

Với quỹ đất của các dự án có nhiều tiềm năng, kinh nghiệm và sự thành công trong đầu tư kinh doanh dự án trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của công ty là thích hợp, khả thi, khai thác được các thế mạnh vốn có và tiềm năng của Công ty TNHH Hồng Nam, cùng các lĩnh vực khác sẽ bổ trợ cho nhau tạo cho công ty sự chủ động và sức mạnh, lợi thế trong cạnh tranh.