Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Là căn cứ để ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp tiền vay…Phân tích tài chính chỉ là một trong các nội dung đánh giá doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hệ quả tổng hợp của nhiều phương diện tác động: môi trường kinh doanh, chất lượng đội ngũ nhân sự, chất lượng quản trị,… Do đó XHTD cung cấp một đánh giá tổng quát trên các yếu tố giúp ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác. Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng ứng phó của doanh nghiệp trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character);.

Bảng 1.1. Mơ hình điểm số Z áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp
Bảng 1.1. Mơ hình điểm số Z áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp

THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Mặc dù sử dụng vốn cho vay khách hàng trong năm 2014 tăng hơn 82.606 tỷ đồng so với năm 2013, tuy nhiên lợi nhuận năm 2014 lại giảm nhẹ so với năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2014, Vietinbank đã bám sát chỉ đạo của chính phủ và NHNN thực hiện chủ trương chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2014, VietinBank đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng thời đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. + Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt hạng của lãnh đạo chi nhánh: Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh xem xét thông tin thẩm định khách hàng và kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, yêu cầu cán bộ chấm điểm tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa nếu thấy cú nội dung chưa rừ và chỉ đạo phũng thực hiện chấm điểm tín dụng chuyển tiếp hồ sơ chấm điểm XHTD cho Trụ sở chính phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Mô hình xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam được hoàn thiện sau nhiều lần khảo sát áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng trong thực tế, kếp hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong nước và nước ngoài, do vậy mô hình chấm điểm tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ bao gồm nhiều yếu tố đan xen, phản ánh khá toàn diện về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và quan hệ với ngân hàng trong khoảng thời gian dài.

Hệ thống xếp hạng của NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam phần nào đã thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng từ đó làm cơ sở để nhận định đánh giá về khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng trong tương lai. Thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự đáng tin cậy, thực tế cho thấy hiện tượng báo cáo tài chính phản ánh không trung thực, thực hiện chế độ hạch toán không đúng quy định, doanh nghiệp có nhiều báo cáo khác nhau về tình hình hoạt động cho các bên liên quan sử dụng thông tin (cơ quan thuế, ngân hàng.) là hiện tượng khá phổ biến của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh nguồn thông tin do bản thân doanh nghiệp cung cấp, nguồn thông tin bên ngoài được sử dụng để xếp hạng khách hàng cũng có nhiều hạn chế: Nguồn thông tin từ CIC đôi khi các cán bộ chấm điểm tín dụng không tiếp cận được, hay thông tin từ CIC không thực sự chính xác, và chậm trễ không có giá trị trong quá trình chấm điểm.

Về chỉ tiêu tài chính: Trong các tiêu chí tài chính, việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các tiêu chí năm hiện tại của doanh nghiệp mà chưa có những tiêu chí so sánh giữa năm hiện tại của doanh nghiệp so với năm trước đó để đánh giá chiều hướng hoạt động tốt lên hay xấu đi của doanh nghiệp như loại chỉ tiêu đo lường vị thế tài chính của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu: tiềm năng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận… Ví dụ có doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu tức là tăng khả năng tự chủ về tài chính tuy nhiên tổng thu nhập chưa thể tăng tương ứng làm cho các chỉ tiêu về thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống làm tụt điểm của doanh nghiệp. Trong đó, dữ liệu các biến độc lập X1 cho đến X13 được lấy tại thời điểm gần nhất với thời điểm lấy biến Y, vì trên thực tế dữ liệu đầu vào của các biến X được sử dụng để tính xếp hạng tín dụng của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng, còn biến Y được hình thành qua quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu của biến Y (cho thấy doanh nghiệp có nợ xấu hay không) cụ thể là xem xét 9 doanh nghiệp có nợ xấu trong mẫu, thì xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng hiện tại của ngân hàng cho kết quả chính xác hơn với 7 doanh nghiệp xếp hạng B, trong khi theo mô hình logistic thì xuất hiện sai số tương đối lớn.

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam

HOÀN THIỆN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Vietinbank nên thực hiện nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm mô hình logistic nhằm đem lại nhiều ưu thế hơn trong việc dự báo sự chuyển hạng của khách hàng, nhờ phân tích được vai trò của từng nhân tố tới xác suất trả được nợ của khách hàng, từ đó giúp hạn chế được rủi ro tín dụng phát sinh. Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng tín dụng là một phương pháp có nhiều ưu điểm, vì mô hình gồm các biến độc lập được xây dựng dựa trên hệ thống số liệu các chỉ tiêu trong bảng báo cáo tài chính, điều đó cho thấy đây là phương pháp có tính khoa học cao hơn phương pháp điểm số (dựa trên các quy ước về điểm), ngoài việc đưa ra được hạng tín nhiệm thì mô hình logistic cũng cho thấy sự. Với độ tin cậy cao, mô hình đo lường khả năng trả nợ là công cụ hỗ trợ cho Vietinbank trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng không chỉ về quy mô tín dụng, quy mô đầu tư mà còn đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng khoản vay, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn và bền vững.

+ Kết quả mô hình là cơ sở định hướng chính sách tín dụng: Đây là cơ sở để Vietinbank định hướng và có kế hoạch tín dụng tốt hơn trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp hoạt động tốt hoặc thu hẹp tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp yếu kém. Qua mô hình đã xây dựng, Vietinbank có thể mở rộng nghiên cứu thêm đối với mối liên hệ giữa các khách hàng doanh nghiệp liên quan theo quy định của ngân hàng nhà nước để xem xét ảnh hưởng giữa các khách hàng doanh nghiệp liên quan có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp hay không. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đạo đức của cán bộ chấm điểm tín dụng rất quan trọng vì trong quy trình xếp hạng tín dụng, người xếp hạng phải nhập số liệu, đánh giá các thông tin có liên quan để chấm điểm khách hàng, có một số chỉ tiêu trong hệ thống phụ thuộc vào chủ quan của người đanh giá.

Sự thiếu chính xác của CIC thường thể hiện ở các thông tin sau: số lượng các TCTD mà khách hàng đang có quan hệ, dư nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, thời gian khách hàng thiết lập và kết thúc quan hệ tín dụng, thông tin về khách hàng, về người đại diện doanh nghiệp, báo cáo tài chính của khách hàng,… Nguyên nhân của những sai sót này là do CIC còn rất thụ động, trông chờ vào nguồn thông tin từ các NHTM cung cấp, nếu các ngân hàng thiếu thiện chí hoặc cung cấp sơ sài, lấy lệ thì chất lượng thông tin hầu như không đảm bảo độ tin cậy đối với các phán quyết tín dụng.