MỤC LỤC
Địa điểm khảo sát chất lượng nước kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh Để phục vụ nội dung khảo sát chất lượng nước kênh rạch theo hiện trạng thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh, việc lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước được thực hiện tại 16 địa điểm phân bố khắp 04 hệ thống kênh chính của thành phố. Gạch đỏ sẽ được chọn làm giá thể vì đặc tính trơ của nó giúp cây trồng có thể đứng vững mà không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của thực vật (chiều cao giá thể vào khoảng 10 cm). Thực vật sau khi thu thập sẽ được tiến hành làm sạch, nuôi với nước máy để thích nghi với môi trường nước, sau đó các thực vật này sẽ được tiến hành nuôi bằng nước kênh cho đến khi thực vật đạt tỉ lệ sống ổn định.
Qua thực hiện nội dung 1 là khảo sát đánh giá hiện trạng kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh, từ các kết quả khảo sát, với tiêu chí chính là nguồn nước thải mang tính đại diện đặc trưng cho kênh rạch nội đô, tác giả lựa chọn nguồn nước nghiên cứu được lấy từ kênh Hàng Bàng – đường Bãi Sậy – Quận 6 – Thành phố Hồ Chí Minh, cách trường đại học Bách Khoa khoảng 3,5 km. Dựa vào kết quả trình bày tại bảng 3.5, các thông số chất lượng nước về nồng độ oxy hòa tan (DO), amoni (NH4+-N), nhu cầu oxy hóa học (COD), ô nhiễm vi sinh (Coliform) tại kênh Hàng Bàng không đạt quy chuẩn. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước được tác giả thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm xử lý chất thải bậc cao - Đại học Quốc gia TP.HCM, tòa B7 trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Mẫu nước được thu thập cách mặt nước khoảng 30 cm, tính từ phần đáy của giá đỡ thực vật nổi, các mẫu được lưu chứa riêng biệt đối với từng mô hình FTW để tiến hành phân tích. Phân tích thống kê: Việc chuẩn bị và xử lý thống kê dữ liệu (kết quả phân tích mẫu) được thực hiện bằng Excel (Microsoft 365) và sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics, phiên bản 22.
Như đã trình bày ở các phần trước, hiện trạng ô nhiễm nước kênh rạch hiện nay ngày càng trầm trọng, việc đưa ra ứng dụng kết hợp các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm là hết sức cấp thiết. Về công nghệ và tính kinh tế, các hệ thống FTW tương đối dễ lắp đặt, vận hành, không hao tốn nhiều nhân công, ưu điểm nổi trội nhất là có thể áp dụng ngay cho các kênh rạch hiện hữu mà không cần phải hao tốn nhiều mặt bằng và chi phí xây dựng do mô hình dễ điều chỉnh kích thước cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nguyên vật liệu cho hệ mô hình cũng tương đối đơn giản, dễ tìm, giá thành rẻ và có thể thay đổi linh hoạt, có thể dùng các dạng vật liệu tái sử dụng để lắp đặt cho hệ thống.
Các hệ thực vật nổi xử lý chất thải cuối đường ống rất dễ được nhân rộng và có thể kết hợp với các công nghệ xử lý khác để nâng cao hiệu quả loại bỏ ô nhiễm. Dưới đây là bảng thông số thiết kế ước tính dựa trên thí nghiệm theo mẻ cho một hệ thống FTW được giả sử áp dụng cho mặt bằng là kênh Hàng Bàng (Vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu). Đối với môi trường động trên thực tế, việc xác định hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm cần được tiến hành nghiên cứu với quy mô và tần suất cao hơn để xác định hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm chi tiết hơn.
Để tối ưu chi phí, có thể lựa chọn các phế liệu cho tái sử dụng để xây dựng mô hình; tùy vào từng loại thực vật, có thể lên phương án thu hoạch sinh khối để làm phân bón, nhiên liệu biomass, trang trí tạo cảnh quan hoặc các đồ dùng thủ công,. Về mặt quản lý, hiện nay tỉ lệ nước thải chưa qua xử lý bị xả thẳng ra nguồn tiếp nhận là các kênh, rạch hiện hữu rất lớn (hơn 80%) do hệ thống mạng lưới công thu gom hiện hữu về các nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa hoàn chỉnh, điều này gây lãng phí ngân sách rất lớn. Từ các phân tích tại Nội dung 1, có thể thấy được hiện trạng chung của các kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có dấu hiệu suy giảm chất lượng nước nghiêm trọng.
Hiện nay, dù các kênh rạch được vớt rác và nạo vét bùn định kỳ nhưng tình trạng ụ nhiễm vẫn chưa được cải thiện rừ rệt, cỏc dũng kờnh cú tỡnh trạng bồi lắng và thu hẹp dòng chảy gây ứ đọng chất thải và ô nhiễm cục bộ. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước có thể kể đến như: tình trạng vứt bỏ chất thải rắn không đúng quy định xuống kênh rạch, hiện trạng hệ thống mạng lưới thoát nước chưa hoàn thiện để đưa tất cả nước thải về khu xử lý tập trung mà hiện phần lớn xả thẳng ra nguồn tiếp nhận là các kênh rạch, đô thị hóa,. Qua các kết quả phân tích trong Nội dung 2, có thể thấy rằng tất cả các hệ thống thực vật nổi trong thí nghiệm đều hiệu quả trong việc loại bỏ ô nhiễm, đây là tín hiệu lạc quan cho việc tìm kiếm một giải pháp thân thiện hữu hiệu, cải thiện sự suy giảm chất lượng môi trường nước kênh rạch tại Việt Nam một cách bền vững.
Mô hình thí nghiệm cần được vận hành và nghiên cứu thêm trên các loài thực vật bản địa khác để có cơ sở dữ liệu tối ưu làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu sau này;. Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về khả năng tăng sinh khối của thực vật, ảnh hưởng của việc hiệu chỉnh hoặc thay đổi yếu tố ngoại cảnh tác động khi vận hành hệ thống,. Cần nghiên cứu sâu hơn về khả năng loại bỏ TP của các loài thực vật khác để đánh giá, làm tiền đề hiệu chỉnh mô hình theo thực tế các loài bản địa phù hợp từng khu vực.