MỤC LỤC
Việc soạn thảo và ban hành Luật doanh nghiệp thay thế cho Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nói chung và chế định đăng ký kinh doanh trong Luật doanh nghiệp nói riêng được coi là một biện pháp trong công cuộc cải cách hành chính, nhất là trong mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với dân cư và doanh nghiệp. Đó cũng chính là một nội dung quan trọng của chương trình cải cách hành chính đã được Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày trong báo cáo chương trình hành động của Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá X, đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng để cải thiện môi trường kinh doanh đã được khẳng định trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương 4.
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI. - Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương, cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi địa phương cho Uy ban nhân dân cấp tỉnh, các Sở có liên quan và Bộ kế hoạch đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. - Có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cũng như đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đó xỏc định rừ mức độ vi phạm cỏc quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. - Cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cũng có quyền thu hồi lại khi doanh nghiệp có các hành vi thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. "Bộ phận” cán bộ có chức năng là cơ quan đăng ký kinh doanh ở trung ương, theo thống kê, bao gồm 5 cán bộ chuyên trách tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy, cụ thể là:. - Ban hành những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ cho công tác đăng ký kinh doanh. - Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh. - Quy định chế độ báo cáo về công tác đăng ký kinh doanh và kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo đó trong phạm vi toàn quốc. - Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ theo định kỳ và cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. - Phát hành bản tin về doanh nghiệp dé công bố thông tin về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và các thông tin về pháp luật trong kinh doanh. - Tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh:. Việc đăng ký kinh doanh là bat buộc đối với các doanh nghiệp khi thành lập cũng như khi thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh. Như đã phân tích ở trên, thủ tục này có ý nghĩa nhằm xác lập tư cách chủ thể kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc quản lý Nhà nướcđối với hoạt động kinh doanh. 2.1 Đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp:. * Trình tự đăng ký kinh doanh:. Việc thành lập doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả việc tiến hành đăng ký kinh doanh luôn phải theo một trình tự luật định. Đối với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty trình tự này được quy định cụ thể như sau:. a) Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp. b) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, và phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. c) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đáp ứng đủ điều kiện. đ) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp không được đặt theo đúng quy định, thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nờu rừ nội dung cần sửa đổi và cỏch thức sửa đổi. Quỏ thời hạn trờn,. tên của doanh nghiệp coi như được chấp nhận, hồ sơ dang ký kinh doanh được coi. e) Nếu sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nộp đơn khiếu nại, mà không nhận được trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiéu nại lên Uy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc kiện ra Toà hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. ứ) Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện. - Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập (đối với các loại công ty tương ứng). Việc quy định trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có cả danh sách thành viên sáng lập nhằm giúp cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra điều kiện về thành viên tối thiểu của từng loại hình công ty theo quy định của pháp luật, cũng như thể hiện sự khẳng định vai trò, công lao của các thành viên sáng lập đối với công ty. Danh sách này phải có những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16, Luật Doanh nghiệp như: Tên, địa chỉ các thành viên cổ đông sáng lập; phần vốn góp, giá trị vốn góp, thời hạn góp vốn.., số lượng cổ phần, loại cổ phần.. đối với từng loạt công ty tương ứng; họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của tất cả thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Thành viên công ty TNHH, cổ đông sáng lập công ty cổ phần, thành viên hợp danh trên đây cũng như chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân chính là những người đứng ra thành lập và quản lý doanh nghiệp, bởi vậy những người này phải không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo qui định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp, gồm 8 nhóm đối tượng sau:. Về tổ chức, đó là các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân đân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. a) Các cán bộ công chức (theo qui định của pháp luật về cán bộ công chức);. b) Si quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;. c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước vào các doanh nghiệp khác;. d) Người chưa thành niên, người thành niên bi hạn chế hoặc bi mất năng lực hành vi dân sự;. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toá án tước quyền hành nghề vì phạm một số tội thuộc nhóm tội phạm về kinh tế cũng như các tội khác theo quy định của pháp luật;. g) Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, tức là trường hợp phá sản doanh nghiệp do những nguyên nhân khách quan nhất định hoặc họ tự nguyện nộp đơn xin phá sản và đã thực hiện đủ nghĩa vụ (Điều 50 Luật Phá sản Doanh nghiệp);. h) Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam. Pháp luật quy định những đối tượng trên không được thành lập và quản lý đoanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung lại là nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi đã thành lập và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước. - Xác nhận về vốn: Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thỉ phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mức vốn pháp định cho từng ngành, nghề cụ thể được quy định trong các văn bản hướng dẫn kinh doanh cho các ngành, nghề đó. nghiệp hoạt động tai Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định là 5 tỷ đồng Việt Nam còn đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định là | tỷ ; hoạt động sản xuất vàng miếng, mức vốn pháp định là 50 ty; hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng cũng có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng Việt Nam.. - Chứng chủ hành nghề. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những người quản lý công ty đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp hoặc Giám đốc quản lý đối với doanh nghiệp tư nhân. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Cụ thể pháp luật quy định có sáu ngành, nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, đó là các hình thức kinh doanh dịch vụ về: pháp lý; khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; thú y và kinh doanh thuốc thú y; thiết kế công trình; kiểm toán; môi giới chứng khoán. *Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh phải tiến hành xem xét để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp tư nhân và công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ 4 điền kiện:. - Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh, bao gồm 11 nhóm ngành, nghề kinh doanh sau:. a) Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;. b) Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xa;. c) Kinh doanh chất ma tuý;. đ) Kinh doanh mại đâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ. đ) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;. e) Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;. g) Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bao tang;. h) Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phan động, đồi truy, mê tín, di đoan. hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;. i) Kinh doanh các loại pháo;. k) Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã theo quy định của pháp luật. 1) Kinh doanh đồ chơi có hai cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay, do trình độ chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm của các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, huyện còn nhiều hạn chế, việc vi phạm các quy định về dang ký kinh doanh còn ít nhiều xảy ra, nhưng Bộ cũng không có thẩm quyền bắt buộc các cơ quan này sửa chữa cũng như các thẩm quyền khác để đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các quy định về đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Như thẩm quyền, thủ tục và điều kiện cấp một số giấy phép kinh doanh như các loại chứng chỉ hành nghề y dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y dược, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy phép sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vẫn chưa phù hợp với thực tế, gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh và làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước.
Tránh tình trạng như hiện nay, chức năng chủ yếu của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và bộ phận đăng ký kinh doanh cấp huyện mới chủ yếu tập trung vào việc thực hiện nghiệp vụ đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp một cách đơn thuần, trong khi đó theo tinh thần của Nghị định 02/CP thì chức nang và nhiệm vu của bộ phan này không chỉ dừng lại ở đó. Chẳng hạn như, nên trao thêm thẩm quyền cho Bộ trong việc yêu cầu các cơ quan chức năng của mình tuân thủ đúng các quy định về đăng ký kinh doanh cũng như thẩm quyền trực tiếp xử lý các trường hợp cố tình vi phạm của các cơ quan này nhằm bảo đảm tính hệ thống và thống nhất hiệu lực của các văn bản này trong phạm vi cả nước.