MỤC LỤC
- Trong “Quy chế về đầu tư và xây dựng” theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính Phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Đối với các dự án lớn tầm quốc gia, sự tham gia của các ngân hàng trong việc tài trợ các dự án sẽ góp phần làm giảm gánh nặng của ngân sách Nhà Nước; đối với những dự án đầu tư nhỏ nhằm tiến hành đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tiến hành dự án một cách thuận lợi.
Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng (lãi vay dài hạn và ngắn hạn) và các khoản thuế của dự án. Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm. Xem xét cụ thể, với từng mức giá bán, nhu cầu của thị trường là bao nhiêu. Mức giá đó có vừa đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi đồng thời mức tiêu thụ trên thị trường là tối đa. Thông qua giá bán sản phẩm, xác định doanh thu hàng năm của dự án. Xác định dòng tiền của dự án. Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kì của dự án. Và nếu chúng ta lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng tiền ròng từ các mốc thời gian khác nhau của dự án. Việc xác định dòng tiền của dự án cần được tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định như: nguyên tắc dòng tiền phù hợp, loại bỏ chi phí chìm ra khỏi phân tích, đưa chi phí cơ hội vào phân tích, xem xét các tác động phụ trong tính toán dòng tiền và việc phân bổ chi phí quản lý chung. Các phương pháp xác định dòng tiền. Dòng tiền dự án được xác định gồm dòng tiền đầu tư và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chi phí mua sắm tài sản cố định và lắp đặt. Chi phí này không chỉ bao gồm giá mua thiết bị mà còn có tất cả các chi phí có liên quan để đưa thiết bị đi vào hoạt động. Các chi phí này tạo ra một dòng tiền ra khi bắt đầu tiến hành dự án. Khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ, một dòng tiền vào ở cuối dự án được tạo ra. Nếu giá thanh lý lớn hơn giá trị sổ sách của tài sản có nghĩa là doanh nghiệp thu được một khoản lãi từ việc thanh lý tài sản, nên phần chênh lệch này phải chịu thuế thu nhập. Ngược lại, sẽ được khấu trừ vào bộ phận thu nhập chịu thuế khác. Chi phí cơ hội. Chi phí này được định nghĩa là cơ hội thu nhập bị bỏ qua khi chấp nhận dự án này mà không chấp nhận dự án khác. Khi tiến hành thẩm định, chi phí này cần được tính thêm vào dòng tiền của dự án. Đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Trong tính toán dự án, đầu tư vào tài sản lưu động ròng được coi là đầu tư ban đầu, lượng đầu tư này sẽ kết thúc khi hoàn thành dự án. - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể được xác định bằng nhiều cách tuỳ theo phương thức tài trợ và phương pháp xác định. Thông thường, người ta có thể xem xét dòng tiền của dự án theo các phương pháp: phương pháp từ dưới lên, phương pháp từ trên xuống hoặc theo phương pháp tiết kiệm nhờ thuế. Nếu xác định theo phương pháp từ dưới lên có thể có các trường hợp sau đây:. - Khi dự án tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. NCF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Khi dự án được tài trợ bằng nợ và vốn chủ sở hữu. + )Theo quan điểm tổng vốn đầu tư. Khi tiến hành dự tính lãi suất chiết khấu cần chú ý một số nguyên tắc nhất định như: Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng, Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho dự án xem xét và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đặt dự án đang xem xét trong tương quan với các tài sản tài chính và dự án khác “có cùng mức độ rủi ro”, thực hiện nguyên tắc nhất quán, ….
Ngược lại, nếu chất lưọng hoạt động thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng là không tốt, các quyết định cho vay thường không được đưa ra nhanh chóng, mặt khác, do thẩm định không tốt, các khoản cho vay không đem lại hiệu quả, ngân hàng sẽ ít có xu hướng gia tăng cho vay theo dự án mà chuyển sang tài trợ lĩnh vực khác, do đó doanh số cho vay khu vực này sẽ thấp. Hoạt động thẩm định chỉ có thể được tổ chức tốt và tiến hành một cách hiệu quả khi mà các nhà quản lý nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thẩm định, đồng thời, các cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định phải là những người có năng lực và chuyên môn, và phẩm chất đạo đức tốt.
Hoạt động thẩm định tài chính dự án là một hoạt động có vai trò và ảnh hưởng hết sức quan trọng, do đó, việc tiến hành hoạt động này đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được áp dụng chung cho hoạt động thẩm đinh khách hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Character – Tư cách: Với tiêu chí này, xem xét độ tin cậy cũng như tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp và những người lãnh đạo; xem xét thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, độ chính xác của thông tin; Xem xét việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì, ý thức trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng.
Việc tài trợ dự án này đánh dấu sự hợp tác của Sở giao dịch Hà Nội với các ngân hàng khác trong khối ngân hang thương mại cổ phần, đồng thời là dự án lớn đầu tiên mà một đơn vị mới ra đời như Sở giao dịch Hà Nội thực hiện đối với những khách hàng lớn như EVN, thể hiện sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tại ngân hàng và mở rộng đối tượng khách hàng. Thứ tư, các chỉ tiêu được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án nhìn chung là đầy đủ, có sử dụng hầu hết các chỉ tiêu phổ biến như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, phân tích độ nhạy,… Tuy nhiên, bên cạnh đó một số chỉ tiêu vẫn chưa được đề cập tới như: phân tích điểm hoà vốn, chỉ số doanh lợi, lợi nhuận kế toán bình quân….
Mặc dù tín dụng tài trợ dự án đầu tư hiện tại không phải hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều thu nhập tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, tuy nhiên, ngân hàng luôn ý thức đây là một nghiệp vụ tín dụng quan trọng, do đó, cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình thẩm định tài chính dự án. Tiếp cận, mở rộng tín dụng sang các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hiện còn ít quan hệ tín dụng tại ngân hàng như: doanh nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Dành một lượng vốn lớn cho các đối tượng này.
- Bên cạnh các chỉ tiêu phổ biến rất hay được sử dụng như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, phân tích độ nhạy, ngân hàng còn có thể áp dụng thêm một số các chỉ tiêu khác nếu cần thiết như: điểm hoà vốn (PP), chỉ số doanh lợi (PI), lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)… Việc sử dụng đối chiếu thêm một số các chỉ tiêu sẽ giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện hơn; kết quả phân tích, thẩm định được chính xác hơn. Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thê tham khảo thông tin từ đối tác, bạn hàng của doanh nghiệp; thu thập thông tin từ trung tâm CIC, từ các cơ quan quản lý kinh tế… Thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư, các thông tin chung về thị trường sản xuất, thị trường tiền tệ… là hết sức có lợi và cần thiết đối với các cán bộ thẩm định.
Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định tài chính dự án, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị kinh nghiệm toàn ngành, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên trong toàn ngành ngân hàng có cơ hội học hỏi và cọ xát, rút kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trong hệ thống cần được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, đảm bảo công tác thẩm định tại các dự án được tiến hành đúng theo quy trình, đúng chất lượng, và kịp thời phát hiện ra những sai sót tồn tại trong công tác thẩm định dự án.