MỤC LỤC
Nghiên cứu tiến hành trên 418 trường hợp với độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27 ± 5,42, (nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi) (bảng 3.1) cho thấy đây là nhóm đang ở độ tuổi sinh đẻ nên tỉ lệ sinh đẻ trong nhóm này là hoàn toàn phù hợp và cũng đúng như các khuyến cáo của tổ chức chăm sóc sức khỏe sinh sản trên thế giới cũng như Việt Nam. Ngoài ra trong nghiên cứu vẫn còn số ít bà mẹ đẻ con ở tuổi 45, đây là do sự muộn màng hiếm muộn có con, do sự chủ quan mang thai ngoài ý muốn hoặc do quan điểm của người dân tộc thiểu số là càng đông con, càng giàu của. Đây cũng là một khía cạnh để ngành chăm sóc sức khỏe huyện Hòa An nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung nên tuyên truyền vận động bởi nhóm tuổi này không phải là nhóm tuổi thuận lợi cho việc sinh đẻ, có thể mang thai con dị tật hoặc cuộc đẻ diễn biến khó lường, nhiều tai biến sản khoa có thể xảy đến với những thai phụ lớn tuổi (còn được gọi là thai phụ nguy cơ cao).
Mặt khác nhóm đối tượng là công nhân, viên chức, văn phòng là những người có thu nhập cao, phương tiện đi lại dễ dàng hơn nên khi sinh đẻ họ sẽ chọn ở những nơi mà có đầy đủ các phương tiện đáp ứng được yêu cầu của họ như các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Điều này phù hợp với kết quả về sự phân bố nghề nghiệp của ĐTNC trong nghiên cứu này bởi nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại một Trung tâm Y tế Huyện Hòa An thuộc tỉnh Cao Bằng với chủ yếu vùng đồi núi chiếm tới 2/3 diện tích huyện; phần còn lại là phần đất canh tác, đất ruộng. Tuy nhiên, đôi khi đối với đặc thù về dân tộc, phong tục, tập quán sẽ có thể gây khó khăn đôi chút khi các thầy thuốc tư vấn sử dụng các phương pháp can thiệp trong khi sinh bởi đôi khi còn thuận theo tự nhiên, còn kiêng cữ và.
Nhưng trên thực tế những người sản phụ cũng như người nhà ở đây bị ảnh hưởng những hủ tục đú khụng cũn nhiều, việc theo dừi chuyển dạ và chăm sóc trong và sau sinh được sự hỗ trợ và hợp tác rất nhiệt tình của sản phụ cũng như người nhà nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh. Trong một nghiên cứu phân tích các phân nhóm cho thấy chỉ những phụ nữ đã sinh nhiều con mới không được hưởng lợi từ bất kỳ đặc điểm nào của thủ thuật rạch TSM và ở phụ nữ chưa sinh con và độ dài TSM ≤30 mm có thể được hưởng lợi từ việc cắt TSM bởi nó làm TSM được rộng hơn giúp thai sổ ra ngoài dễ dàng hơn [47]. Với cân nặng khi vào viện của ĐTNC chỉ là một con số tham khảo, chưa thể đầy đủ để có thể đánh giá hay nhận xét về tiên lượng cuộc chuyển dạ cũng như những nguy cơ có thể mắc phải (bệnh kèm theo) khi mang thai bởi cái cần quan tâm nữa là chỉ số cân nặng tăng khi mang thai.
Với chỉ số cân nặng tăng của người phụ nữ khi mang thai có thể khuyến cáo cho họ nguy cơ các bệnh có thể mắc phải trong thời kì thai nghén như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương cho thấy rằng chỉ số BMI trước khi mang thai ≥ 23 là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ (OR=1,69, 95%CI: 1,16 – 2,48). Đây là hậu quả của một thời kì trước do dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ, không bổ sung vi chất thuận lợi cho phát triển chiều cao, kéo theo tới hiện tại chiều cao trung bình của người phụ nữ chưa đạt được chỉ số chiều cao trung bình tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cũng chỉ ra rằng dù có mối liên quan như vậy nhưng đường kính lưỡng đỉnh không hữu ích để dự đoán mổ lấy thai cấp cứu do trong quá trình chuyển dạ đường kính lưỡng đỉnh có thể uốn khuôn và thay đổi [68].
Trước khi thực hiện thủ thuật cắt TSM, nên có sự đồng ý của bệnh nhân và hướng dẫn (nếu thời gian cho phép) vì đây có thể được coi là một thủ thuật hỗ trợ sinh, giúp cải thiện nới rộng phần mềm nhằm hạn chế tổn thương vùng đáy chậu. Trong giai đoạn sổ thai thì TSM buộc phải giãn nở để thuận lợi trong giai đoạn sổ thai, vì một nguyên nhân nào đó mà làm TSM giãn nở kém như trong trường hợp TSM có sẹo cũ từ lần sinh trước (chất lượng khâu không tốt nguy cơ rách tại sẹo cũ), TSM bị phù nề (do chuyển dạ lâu hoặc do tiền sản giật), người mẹ sinh con so khi tuổi đã cao hoặc quá trẻ hay do cấu tạo TSM dài trong khi âm đạo lại hẹp. Trường hợp cắt TSm cả vị trí 7h và 5h là trường hợp đặt forceps, chúng tôi lí giải có thể do việc cho cành vào khó khăn nên chỉ định cắt TSM cả 2 vị trí hay trong những trường hợp sổ đặc biệt như sổ kiểu chẩm cùng cũng là một trong những yếu tố dẫn tới cần phải cắt TSM rộn để ngôi thai sổ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên khi cắt TSM ở vị trí 6 giờ thì khá là mạo hiểm khi đỡ đẻ bởi đây là đường ngắn nhất tới nút thắt trung tâm, cơ thắt hậu môn và trực tràng, tức là nguy cơ tổn thương nút thắt trung tâm, cơ thắt hậu môn và trực tràng nhiều nhất khi không kiểm soát tốt tổn thương TSM. Nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng phương pháp sinh đường âm đạo, đặc biệt là kết hợp với cắt TSM ở đường giữa, có liên quan đến sự gia tăng đáng kể nguy cơ chấn thương cơ thắt hậu môn ở cả phụ nữ mang thai lần đầu và phụ nữ mang thai nhiều lần. Phần lớn đều thuộc nhóm 1-5 phút sau cắt TSM thai với sổ và thậm chí còn có 20 trường hợp chiếm 4,8% thai sổ ra muộn hơn 5 phút so với thời điểm cắt TSM thì cũng phải bàn thêm bởi thời điểm chỉ định cắt TSM là chưa phù hợp chăng?.
Lý do có thể vì chế độ dinh dưỡng được cải thiện, chăm sóc và quản lý thai nghén được quan tâm nên trọng lượng thai nhi có xu hướng lớn hơn, vì vậy các bác sĩ và nữ hộ sinh thường có xu hướng cắt TSM để cuộc đẻ diễn ra dễ dàng hơn, tránh các biến chứng cho mẹ và thai nhi. Khi cho tay qua đường âm đạo theo đường ống đẻ, ở những trường hợp thầy thuốc không có kinh nghiệm kiểm soát tử cung, không chờ thời điểm cho tay vào trong buồng tử cung giữa thời gian nghỉ giãn cách của tử cung, đồng thời sản phụ chưa được chuẩn bị tinh thần, càng cố gồng mình, cán bộ y tế thì cứ thế lấy tay “thục” mạnh cho vào buồng tử cung bằng được, vô tình làm rách thêm âm đạo, TSM ngay cả cổ tử cung, tử cung. Trong trường hợp TSM rách sâu, độ III trở lên, có tổn thương nút thắt trung tâm hoặc vùng cơ đáy chậu thì chúng ta nên sử dụng mũi rời ở lớp sâu để trả đúng các vị trí mốc giải phẫu, tránh co kéo và đồng thời tạo sự an toàn nhất cho bệnh nhân và thầy thuốc.
Sau khi phân tích đa biến đối với thông số phụ thuộc của OASI, các thông số sau đây được phát hiện là có liên quan độc lập với kết quả OASI: sinh thường qua đường âm đạo trước đó, cân nặng khi sinh ≥ 90th percentile và cân nặng khi sinh hiện tại ≥ 500 gam so với cân nặng khi sinh tối đa trước đó. Trong cắt khâu TSM thì là thủ thuật cắt phần mềm của người mẹ để nới rộng đường ra cho thai, nên cắt qua các lớp của TSM, có thể gây tổn thương chảy máu, tụ máu và nếu như không kịp thời phát hiện, xử trí có thể làm nó phức tạp hơn rất nhiều bởi TSM là phẫu trường không rộng rãi để thực hiện các thủ thuật phục hồi phức tạp. Việt Nam cần có thêm những nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của việc cắt khâu TSM đầy đủ hơn để xem xét có nên cắt TSM thường quy hay không để hạ thấp tỷ lệ cắt khâu TSM theo xu hướng của các quốc gia phát triển trên thế giới và giảm thiểu tối đa tổn thương thêm TSM sau khi cắt.