MỤC LỤC
Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá… Nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức và kiểm soát hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: Đảm bảo cho chứng từ kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định của chế độ.
- Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động phát sinh doanh thu mà doanh nghiệp áp dụng: Quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt hàng, quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, phê duyệt đơn đặt hàng…. Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, chỉ ghi nhận doanh thu tăng khi bán chứng khoán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng bất động sản, tuy nhiên một số doanh nghiệp đó tự đánh giá, so sánh giá trị tài sản hiện tại với giá gốc để hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thu các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như qui định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, Báo cáo kế toán thấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán. - Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đó hạch toán nhầm vào các tài khoản khác (không hạch toán vào doanh thu bán hàng). Việc hạch toán doanh thu như trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên kế toán chưa hiểu biết đầy đủ qui định về doanh thu hoặc do trình độ của nhân viên kế toán yếu, hoặc vì một lý do nào đó mà nhân viên kế toán hạch toán doanh thu không đúng quy định.
Để lập kế hoạch tổng thể, công việc cần làm trước tiên là thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng như: Loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động, chủ sở hữu, cơ cấu nhân sự chủ chốt… Đồng thời, Kiểm toán viên tìm hiểu về các quy định và việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực đó… Qua đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và những vấn đề trọng tâm cần lưu ý trong quá trình kiểm toán. Để đạt được các hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Công ty Kiểm toán APEC thường tiến hành các thủ tục như: Tiếp xúc nhân viên của đơn vị; nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ; Kiểm tra các chứng từ sổ sách; Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của đơn vị. Xem xét doanh số bán từ năng suất hoạt động kinh doanh (ví dụ như năng suất, sức chứa kho). Thử nghiệm doanh thu bằng cách nhân số đơn vị bán với đơn giá bán bình quân theo sản phẩm. Hoà giải doanh thu hàng bán bị trả lại với thuế doanh thu. Các thủ tục cơ bản khác. Đảm bảo mọi nghiệp vụ bán hàng được thực hiện:. a) Xác minh mẫu giấy gửi hàng trong năm với hoá đơn, đơn đặt hàng. Kiểm tra với bảng giá chuẩn và bảng giá hàng hoá thị trường. b) Kiểm tra với các ghi chép “hết hàng”. c) Lần theo nghiệp vụ kết chuyển đến sổ cái phải thu khách hàng. d) Đối với nghiệp vụ thu tiền hàng bán, kiểm tra công việc ngân hàng thực hiện không đổi. e) Lần theo nghiệp vụ kết chuyển đến sổ quỹ.f) Tìm hiểu kỹ các thương phiếu phải thu trọng yếu trong năm và đảm bảo việc uỷ quyền đúng đắn. Kiểm tra các thương phiếu phải thu phát hành sau niên độ và xem xét cách hạch toán. g) Kiểm tra các chứng từ tương ứng của các khoản hàng bán bị trả lại. Kiểm tra số tổng theo tháng chọn mẫu trên sổ nhật ký bán hàng và kiểm tra việc kết chuyển đến sổ cái. Tìm kiếm các khoản bất thường trên sổ nhật ký bán hàng. Đảm bảo phân chia niên độ chính xác. a) Chọn mẫu giấy gửi hàng và xác minh với hoá đơn bán hàng trước và sau ngày kết thúc niên độ. thương phiếu phải thu sau niên độ, liệt kê bất kỳ khoản trọng yếu nào và đảm bảo rằng chúng được ghi chép đúng kỳ. Xem xét mọi ảnh hưởng vào thời điểm kết thúc niên độ. c) Xác nhận việc xử lý chính xác hàng tồn kho vào cuối niên độ đối với các mục trên.
Trên cơ sở đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB của Công ty ABC là khá hiệu quả, KTV đã tiến hành các thủ tục khảo sát kiểm soát như: Tham khảo các văn bản quy định về KSNB của Công ty ABC, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên có liên quan trong đơn vị về sự hiện hữu và thường xuyên vận hành của các bước kiểm soát, trực tiếp quan sát công việc của nhân viên thực hiện, kiểm tra các dấu hiệu lưu lại trên các hồ sơ, tài liệu. Đối với kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty ABC, ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, Công ty Kiểm toán APEC sẽ xem xét, đánh giá lại các công việc mà KTV đã làm thông qua soát xét giấy tờ làm việc, từ đó đưa ra kết luận về khoản mục doanh thu, hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, trình bày kết luận về khoản mục này trên Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).
Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết cho mỗi cuộc kiểm toán giúp cho việc phân công công việc được dễ dàng, tránh sự chồng chéo đồng thời đảm bảo được sự bao quát của trưởng nhóm đến quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm.Cũng trong giai đoạn này, KTV xem xét, nghiên cứu các mục tiêu kiểm toán ở mức độ khái quát để đưa ra các phương pháp tiếp cận phù hợp và hình thành những ý kiến tư vấn cho khách hàng. Đối với công ty ABC, ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra đối với Báo cáo tài chính của Công ty là ý kiến chấp nhận từng phần (loại trừ ảnh hưởng của tài sản cố định hữu hình và vô hình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa ghi nhận giá trị và tính trích khấu hao trên Bảng cân đối kế toán). Xem xét hồ sơ kiểm toán cũng như quan sát quá trình thực hiện của kiểm toán viên phụ trách kiểm toán doanh thu nhận thấy khi thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kiểm toán viên ghi chép lại các sai sót phát hiện được trên giấy tờ làm việc mà không ghi chép lại đầy đủ nội dung công việc đó tiến hành.
Thường xuyên cập nhật kiến thức và trình độ cho KTV, tạo điều kiện để các KTV có thể tiếp thu nhanh với những thay đổi của chính sách chế độ cũng như đầu tư cho các KTV thi lấy chứng chỉ CPA để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành nghề. Tiến hành kiểm tra chất lượng của hoạt động kiểm toán thường xuyên và định kỳ đối với tất cả các công ty kiểm toán đang hoạt động để đánh giá việc tuân thủ các quy định được đặt ra của các công ty này như thế nào để kịp thời điều chỉnh những hoạt động có dấu hiệu sai phạm của các công ty kiểm toán này. Các cơ quan chức năng cũng cần thông báo nhứng thay đổi về chính sách, chế độ kịp thời cho các công ty kiểm toán để các công ty kiểm toán có thời gian nghiên cứu tìm hiểu kĩ lưỡng, tránh tình trạng mất ổn định, không nhất quán với nhau tạo ra các.