MỤC LỤC
Hay nói cách khác, trong giai đoạn 2021 là thời điểm Việt Nam đóng cửa nền kinh tế để tập trung chống đại dịch, nên việc vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên chậm chạp và hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa hay mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, vì vậy các NHTM bị ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch này do đó số liệu cần phải cập nhật đến giai đoạn này để đánh giá cụ thể hơn. Thứ hai, đa phần các nghiên cứu tại BIDV thì các tác giả lựa chọn thu thập số liệu tại một chi nhánh cụ thể, do đó, việc đánh giá về thực trạng hoạt động quản trị RRTD và đưa ra các giải pháp hay kiến nghị chỉ phù hợp cho chi nhánh đó và chưa hẳ đã có thể áp dụng cho diện rộng của hệ thống BIDV.
Điều này chưa phản ánh được sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Thứ ba: Các giải pháp khả thi nào được đề xuất cho BIDV trong công tác quản trị RRTD và góp phần hạn chế RRTD tại ngân hàng trong thời gian tới ?.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã được thống kê, luận văn kết hợp với việc tổng hợp các quy định, chính sách tín dụng của BIDV để phân tích thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại BIDV.
• Giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh cho NHTM: Hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giảm thiểu được RRTD, thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nguồn thu nhập để bù đắp chi phí và có lãi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện cho NHTM tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tăng vốn và mở rộng qui mô hoạt động, hiện đại hóa qui trình công nghệ, củng cố uy tín và hình ảnh của NH, tạo lợi thế cạnh tranh. • Phương thức tài chính: Thường xuyên sử dụng các nguồn vốn ngắn để tài trợ cho các nhu cầu trung dài hạn (khi nguồn thu từ phương án kinh doanh thương mại về khách hàng không dùng trả nợ ngắn hạn vay ngân hàng mà đem đầu tư tài sản dài hạn từ đó dẫn đến giảm giá trị vốn lưu động ròng, nghiêm trọng hơn có thể gây mất cân đối tài chính hoặc; các hệ số thanh toán biến đổi theo chiều hướng xấu; giảm vốn chủ sở hữu. • Hai là, những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có; số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các khách nợ được kéo dài; hoạt động lỗ… Đây là những dấu hiệu rủi ro khách hàng mất cân đối về tài chính, tăng nợ vay nhưng không tận dụng hiệu quả, lâu dài sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán.
Khắc phục tình trạng đó, sang năm 2021 tuy vẫn chịu tác động của đại dịch nhưng BIDV đã triển khải phát hành các loại trái phiếu đầu tư với lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng có kênh đầu tư an toàn nên quy mô huy động có tốc độ tăng. Tuy nhiên, đến năm 2021 tuy đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành với tốc độ nhanh thậm chí nền kinh tế Việt Nam có sự đóng cửa nhưng lợi nhuận sau thuế của BIDV vẫn có sự tăng trưởng vượt bậc với giá trị là 10.675,83 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 45% so với năm 2020.
Các ngành nghề như khai khoáng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước trong giai đoạn năm 2019 – 2020 không được BIDV tập trung vào để cấp tín dụng vì trong giai đoạn này đây không phải là các ngành nghề thiết yếu và có mức độ tăng trưởng chậm nên tỷ trọng cấp tín dụng cho các ngành nghề này có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy trong công tác quản trị RRTD tại BIDV trong giai đoạn 2019 – 2021 đã tiến hành thu hồi và giảm thiểu được tình hình nợ xấu, nhưng do những điều kiện liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid – 19 và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên các khoản nợ quá hạn ngoài nợ xấu có xu hướng leo thang nên cũng tạo ra các nguy cơ tiềm ẩn mà buộc BIDV cần phải thắt chặt hơn công tác quản trị RRTD.
Dựa trên định hướng, chiến lược phát triển của BIDV đã được xây dựng cũng như chỉ đạo của NHNN, HĐQT BIDV sẽ họp hằng năm hoăc bất thường ví dụ như giới hạn tín dụng đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ trọng dư nợ lớn trong hệ thống hay tiềm ẩn nhiều rủi ro như nông lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất phân phối điện, chứng khoán, bất động sản…hay tỷ lệ cho vay không có TSĐB/Tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ cho vay trung dài hạn/tổng huy động vốn…để xác định một số chỉ tiêu liên quan đến tín dụng để áp dụng cho toàn hệ thống. - Bộ phận QLKH: đánh giá khách hàng, đề xuất cấp tín dụng mới/tái cấp tín dụng, hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để giải ngân tín dụng (soạn và trình ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, cỏc tài liệu, văn bản cần thiết khỏc theo phờ duyệt tớn dụng), theo dừi khoản vay từ lúc 48 giải ngân đến khi thu nợ bao gồm kiểm tra hồ sơ đề xuất giải ngân, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng các điều kiện tín dụng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay/kiểm tra thực tế dự ỏn, theo dừi dũng tiền chuyển về ngõn hàng… để nhận biết cỏc dấu hiệu rủi ro từ khách hàng, thu nợ, xử lý khoản tín dụng có vấn đề.
• Chi nhánh phê duyệt tín dụng vượt thẩm quyền được giao: Nhược điểm này được thể hiện qua nhiều hình thức như xác định sai tổng giới hạn tín dụng của khách hàng thông qua việc bỏ sót các nhóm khách hàng liên quan, giảm thời hạn cho vay, giảm số tiền cấp tín dụng…Rừ ràng, việc sử dụng cỏc kỹ thuật nờu trờn sẽ gõy ra RRTD lớn cho ngõn hàng khi việc giảm thời hạn cho vay trong khi thực tế khoản vay cần nhiều thời gian hơn để tạo ra dòng tiền trả nợ; giảm số tiền cấp tín dụng trong khi doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn tự có để tham gia phương án sản xuất kinh doanh; hay việc bỏ sót nhóm khách hàng liên quan sẽ gây ra tình trạng tín dụng tập trung chủ yếu tại một số nhóm khách hàng nhất định đòi hỏi ngân hàng cần phải chặt chẽ hơn trong khâu giám sát và quản lý khoản vay. Mặc dù đã xây dựng được bộ chỉ tiêu các dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD tuy nhiên tồn tại lớn nhất đó là các dấu hiệu này hiện nay đang do các Chi nhánh tự chủ động thực hiện nhập trên hệ thống chứ hệ thống chưa có chức năng để tự động rà soát các dấu hiệu có thể nhận diện được thông qua các dữ liệu đã được lưu sẵn như số ngày quá hạn, tỷ lệ chuyển doanh thu, tỷ lệ TSĐB chưa đáp ứng chính sách được phê duyệt, nhờ đó mà giúp tăng tính hiệu quả và đảm bảo số liệu cập nhật theo thời gian.
- Thiết kế các buổi huấn luyện, truyền thông cũng như các khóa đào tạo online để giới thiệu, phổ biến v,ề lợi ích của BIDV trong việc áp dụng áp dụng phần mềm CROMS trong việc cấp tín dụng, các khó khăn có thể xuất hiện trong quá trình triển khai để cán bộ thực hiện công tác tín dụng có thời gian thích ứng với mô hình mới cũng như trao đổi các vướng mắc để nâng cao trình độ, đảm bảo việc triển khai không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hiện tại của BIDV: Trường đào tạo BIDV. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS – Early Warning System) Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early warning system - EWS) được xây dựng dựa trên các thông tin được cập nhật về khách hàng, khoản vay, hay các biến động ngành nghề kinh doanh khách hàng đang hoạt động có tác động đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, thông qua các hệ thống trích xuất, so sánh với dữ liệu lịch sử và các khách hàng hoạt động trong cùng ngành nghề để chọn ra danh sách các khách hàng có tiềm ẩn RRTD.