Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại

MỤC LỤC

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

  • Giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

    Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình.., gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn diện, về quy mô, kết cầu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Vai trũ của gia đỡnh trong việc đỏp ứng nhu cầu tỡnh dục rừ ràng là giảm đi trong bối cảnh xã hội đang ngày càng thay đổi, kể cả trong nước và trên thế giới, khi quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân không còn khắt khe như trong xã hội truyền thống.

    Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình, quan niệm nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện: phải cú con, càng đụng con càng tốt và nhất thiết phải cú con trai nối dừi. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa… các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng dân số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính, sinh con ngoài giá thú…Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội.

    Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Là đối tượng của nhiều khoa học nên có nhiều cách định nghĩa khác nhau về gia đình; Có thể hiểu “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, đồng thời có sự gắn kết về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình”. Trong gia đình, các cá nhân sẽ được giáo dục một cách toàn diện như: Giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục về kiến thức văn hóa; về lòng yêu lao động; giáo dục về giới tính…Thông qua gia đình, các cá nhân không ngừng được xã hội hóa, được tiếp nhận, trao truyền các giá trị, từ đó định hình chuẩn mực, hành vi, niềm tin, cách sống.

    Việc giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là rất quan trọng, bởi vì gia đình được xem xét là nền tảng của xã hội và có vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị, văn hóa, và tư tưởng của một xã hội cộng sản. Con người là chủ thể sáng tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.Gia đình là tế bào của xã hội phát triển kinh tế, phát triển xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách và lưu truyền các giá trị truyền thống của dân tộc. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội, là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất, tâm hồn…của con người. Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, gia đình Việt Nam luôn phát triển song hành, lớn mạnh, giàu đẹp cùng sự phát triển của đất nước với những giá trị đạo đức tạo nên bản sắc văn hóa riêng vốn có của gia đình.Trong quá trình phát triển, mặc dù cấu trúc gia đình đã có sự thay đổi nhưng những giỏ trị cốt lừi, cao quý ấy vẫn luụn được giữ vững, trở thành giỏ trị thiêng liêng, là “thành trì” kiên cố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, để xây dựng gia đình với những giá trị ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, là thành trì vững chắc, thực sự là tổ ấm, là nơi mọi người cảm thấy thật sự thoải mái, hạnh phúc mỗi khi trở về, trước tiên mỗi thành viên trong gia đình phải là những con người chuẩn mực, sống có trách nhiệm, luôn chung thủy, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, mỗi người phải luôn có ý thức xây dựng, vun đắp cho gia đình của chính mình những giá trị tốt đẹp nhất cả về vật chất và tinh thần.

    Hơn nữa, phải tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh trong gia đình, thường xuyên nêu gương, khen thưởng những gia đình mẫu mực; đồng thời, lên án, đấu tranh với các hành vi lệch chuẩn, bạo lực gia đình góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi gia đình để gia đình thật sự là tế bào lành mạnh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và. Ngoài ra, Gia đình còn tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vâ Št chất và sức lao đô Šng, mà còn là mô Št đơn vị tiêu dùng trong xã hô Ši, không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hô Ši. Mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức, truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn phải luôn làm một tấm gương sáng để con cháu, thế hệ mai sau noi theo, phải sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ngăn chặn mọi tiêu cực của bên ngoài để gia đình phát triển một cách trọn vẹn nhất và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

    Gia đình văn hóa, xã hội văn minh được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình nói chung và mọi người trong xã hội nói riêng có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, phong trào của xã hội bên cạnh đó việc thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người theo thời đại để cải thiện lối sống tốt hơn và có ích hơn.