MỤC LỤC
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đổi mới PP dạy học theo tình huống, góp phần hỗ trợ cho GV dạy học và HS học tập chương trình GDKT&PL 10 ở các trường THPT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. - Luận văn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo để GV có thêm tư liệu dạy học môn GDKT&PL 10 có hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể: Các phẩm chất, năng lực đã được hình thành từ các cấp học trước sẽ được bổ sung, phát huy, ví dụ như: tình cảm, niềm tin, hiểu biết, về những giá trị tinh thần và đạo đức của đất nước và thế giới; có kiến thức nền tảng về kinh tế, pháp luật; qua đó hình thành trách nhiệm công dân trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và PL của Nhà nước; động viên, tuyên truyền gia đình, bạn bè, người thân tìm hiểu đường lối phát triển đất nước của Đảng, những quy định của PL về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tôn trọng quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; tự giác, tích cực lao động, học tập, cống hiến phù hợp với khả năng; phân tích được thái độ, hành vi của bản thân mình và những người khác; vận dụng được các kiến thức đã học để đánh giá, phân tích, xử lí các vấn đề, hiện tượng, TH trong thực tiễn cuộc sống; có bản lĩnh, kĩ năng sống; có khả năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân; thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Phương pháp học bằng TH cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách lôgic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
GV cần xác định tri thức ở từng mục cần nắm theo cấp độ nào (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) đồng thời xác định các kĩ năng cần đạt tương ứng (kỹ năng thuyết trình, hợp tác, giao tiếp…) và mục tiêu về thái độ (tích cực, chủ động, tôn trọng tri thức khoa học của HS…). Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm của bài, xác định đơn vị kiến thức có thể vận dụng PP TH hợp lí nhất. Bước 3: Chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện dạy học, PP thực hiện. Căn cứ vào nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, GV lựa chọn các tài liệu, phương tiện dạy học phù hợp. Tuy nhiên, nếu GV chỉ sử dụng duy nhất PH TH trong cả tiết học tất yếu sẽ gây nhàm chán, không hiệu quả. Bởi vậy, GV cần kết hợp khéo léo, linh hoạt với các PP, kĩ thuật dạy học tích cực khác để đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Gv có thể chuẩn bị phương tiện dạy học, tài liệu học tập như: Sách giáo khoa, những TH có trong thực tiễn, những câu châm ngôn, video, tranh, ảnh, mô hình, biểu đồ, thước kẻ, bút dạ, bút chỉ, màu, bút dấu, những thông tin sưu tầm trên mạng xã hội…. Bước 4: TH phải phù hợp với đặc thù riêng của HS từng trường, năng lực, mức tiếp thu của HS. TH được lựa chọn phải phù hợp với năng lực của HS. Bởi lẽ, nếu TH quá dễ hoặc quá khó đều gây ảnh hưởng đến giờ dạy, đến khả năng xử lí, tiếp thu của HS. GV có thể lựa chọn những TH không chỉ ở trong sách giáo khoa mà nên chú trọng tìm những TH trong thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là những TH liên quan, thể hiện những vụ việc nổi bật trong thời gian gần. Làm được như vậy, các em sẽ cảm thấy bài giảng gần gũi, chân thực, các em thường sôi nổi, thích thú khi GV đưa các TH đời thực vào bài học. Mặc dù TH và cách giải quyết GV đã dự kiến trước, tuy nhiên, tuỳ vào diễn biến tiết học, tuỳ vào mức độ nhận thức của HS, GV có thể thay đổi các câu hỏi liên quan đến TH và cách xử lí TH hợp lí nhất. Thực hiện dạy học trên lớp. Hiện nay, dưới định hướng mở mà Bộ, Sở, các nhà trường định hướng, quá trình dạy học trên lớp có sự đa dạng về cách thức thực hiện. Mặc dù vậy,. dù giảng dạy theo cách thức, PP nào thì tiết học vẫn phải thực hiện đúng quy trình nhất định. Qua quá trình nghiên cứu và đã tiến hành dạy TN ở một số lớp, khi dạy học theo PP TH trong dạy học phần “Giáo dục pháp luật” chương trình GDKT&PL 10, tác giả đề xuất các hoạt động sau:. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu. a) Mục tiờu: Xỏc định rừ cỏch thức giải quyết vấn đề trong cỏc hoạt động của bài học, nêu mục tiêu giúp HS xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học. b) Nội dung: Xác định vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề. Nờu rừ nội dung yờu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà HS phải thực hiện (xử lớ tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…). c) Sản phẩm: Nờu rừ yờu cầu về nội dung, hỡnh thức của sản phẩm cần đạt: đáp án của câu hỏi, bài tập, kết quả xử lí tình huống, kết quả thực hành, thí nghiệm, trong đó chú trọng trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho HS từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dừi, hướng dẫn, kiểm tra, đỏnh giỏ quỏ trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
Qua quá trình TN sư phạm, tác giả có thể đánh giá một cách toàn diện, chính xác về những ưu, nhược điểm, hiệu quả hay không hiệu quả của PP TH khi đưa vào chương trình môn GDKT&PL 10 tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Qua TN, tác giả sẽ phát hiện được những ưu điểm, nhược điểm của PP TH để kịp thời điều chỉnh trong quá trình giảng dạy, tham mưu lãnh đạo nhà trường bổ sung cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy học.
Sau đó, GV nờu TH cho HS rừ, gợi ý HS giải quyết TH qua cỏc cõu hỏi phỏt vấn trực tiếp, yêu cầu các em sẽ làm việc cá nhân (có thể chuẩn bị sẵn các phiếu học tập HS chỉ cần trả lời vào đó) rồi yêu cầu các em trao đổi, thảo luận thông tin trong nhóm để cùng thống nhất cách giải quyết TH tối ưu nhất. Ngoài ra, việc sử dụng PP TH trong giảng dạy GDKT&PL 10 ở các trường THPT huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, góp phần giảm đáng kể những hạn chế của một số ít HS như: lúng túng, rụt rè, việc rèn luyện tính tích cực, chưa quyết đoán, chủ động trong việc đưa ra các quyết định, thiếu tập trung trong khi học tập, thiếu tính sáng tạo khi xử lí TH….
GV trong thời đại mới phải làm chủ kiến thức, có kiến thức sâu sắc về nội dung dạy học, có khả năng đưa kiến thức trong sách giáo khoa sang kiến thức dưới dạng TH vừa sát với thực tiễn vừa phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của GV phải vững chắc, đồng thời phải học tập tích cực để trau dồi thêm để nâng cao hiểu biết, năng lực của bản thân, biết vận dụng các phương pháp mới vào quá trình truyền đạt kiến thức tới các em HS một cách khéo léo.
- GV chia lớp thành 5 đội và giới thiệu về trò chơi “Từ khóa bí ẩn”: Quan sát các ô màu trên hình (5 ô tương ứng với 5 màu sắc khác nhau), mỗi đội bốc thăm chọn 1 ô màu, khi ô màu được mở sẽ xuất hiện các từ khóa tương ứng với từng ô: Kinh tế; Văn hóa; Giáo dục; Khoa học; Công nghệ; Môi trường. Trong thời gian 2 phút, các đội tìm và viết ra những điều luật trong Hiến pháp năm 2013 liên quan dến từ khóa mà đội đã bốc thăm được. Kinh tế Văn hóa Giáo dục Khoa học. Công nghệ Môi trường - GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn, cùng giơ bảng nhóm/giấy A4 khi hết giờ. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẽ những quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường mà em biết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủa nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường để thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm giơ bảng/giấy A4 trình bày kết quả:. Kinh tế Văn hóa Giáo dục Khoa học. - GV mời đại diện các nhóm chia sẽ những hiểu biết về về Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủa nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường là những lĩnh vực cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống xã hội. Do đó, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định chung làm cơ sở và nền tảng cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường trong thời kì đổi mới toàn diện, hội nhậ quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững đất nước. Vậy, nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường là gì? Cần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường với những hành vi cụ thể nào để phù hợp với lứa tuổi? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 17: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Tìm hiểu quy định của Hiến pháp về kinh tế. Mục tiờu: Thụng qua hoạt động, HS biết thu thập và làm rừ cỏc thụng tin có liên quan để trình bày được nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế. - GV cho HS tự đọc các trường hợp và tình huống trong SGK tr,104, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV tiếp tục đặt câu hỏi để khai thác sâu : Vì sao lĩnh vực kinh tế lại được quy định trong Hiến pháp? Điều gì sẽ xảy ra nếu Hiến pháp không quy định về lĩnh vực này?. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở quy định của Hiến pháp về kinh tế. Tổ chức thực hiện:. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV giới thiệu cho HS các trường hợp và tình huống sau, yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:. Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân của anh X đã được nhà nước cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều với một công ty nước ngoài. Do một số yếu tố khách quan tác động, sản xuất gặp khó khăn, nên công ty tư nhân của anh P và doanh nghiệp nhà nước A đều được Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để phục hồi sản xuất. T thắc mắc, Công ty X hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản mà sao hoạt động này của Công ty X phải được Nhà nước cấp giấy phép hằng năm? Công ty có thể tự khai thác mà không cần giấy phép được không?. a) Ở trường hợp 1 và 2 Nhà nước đã có những chính sách nào đối với các thành phần kinh tế?. b) Em hãy giải thích thắc mắc của T, vì sao Công ty X phải cần có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản?. c) Căn cứ vào đâu để Nhà nước cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các trường hợp, tình huống trên?. - Trường hợp 1: Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân của anh X đã được Nhà nước cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều với một công ty nước ngoài. - Trường hợp 2: Do một số yếu tổ khách quan tác động, sản xuất gặp khó khăn, nên công ty tư nhân của anh P và doanh nghiệp nhà nước A đều. được Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để phục hồi sản xuất. Tình huống: T thắc mắc, Công ty X hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản mà sao hoạt động này của Coont ty X phải được Nhà nước cấp giấy phép hằng năm? Công ty có thể tự khai thác mà không cần giấy phép được không?. - GV tiếp tục đặt câu hỏi để khai thác sâu : Vì sao lĩnh vực kinh tế lại được quy định trong Hiến pháp? Điều gì sẽ xảy ra nếu Hiến pháp không quy định về lĩnh vực này?. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS nghe, suy nghĩ về tình huống, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - Các nhóm nghiên cứu và thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:. a) Trường hợp 1, 2: Nhà nước có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân đầu tưm sản xuất, kinh doanh, hội nhập, hợp tác quốc tế. b) Công ty X phải có giấy phép của Nhà nước mới được khai thác khoáng sản vì pháp luật nước ta quy định tài nguyên khoáng sản là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. c) Nhà nước căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật về kinh tế để cấp giấy phép và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh tế. Các cộng động có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn thường xuyên thực hành di sản của mình trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương cũng như của khu vực,… Bên cạnh việc truyền dạy cồng chiêng, các tỉnh Tây Nguyên cũng chú trọng thành lập các đội văn nghệ dạy cồng chiêng, các tỉnh Tây Nguyên cũng chú trọng thành lập các đội văn nghệ dân gian nhằm tổ chức sinh hoạt, biểu diễn, tham gia các liên hoan, hội diễn về văn hóa cồng chiêng.
Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư. Ông Q là Giám đốc của cơ quan nhưng thường gây khó dễ đối với anh N trong các hoạt động nghiên cứu chuyên môn.
Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng con người Việt Nam có văn hóa, giàu lòng yêu nước, có ý thức thực hiện trách nhiệm công dân.
Hãy viết một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Học sinh với các quy định của Hiến pháp về giáo dục” và cùng các bạn đóng kịch chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp. - GV tổ chức giới thiệu, bình chọn kịch bản toạ đàm có nội dung, hình thức, chủ đề đạt được mục tiêu bài học.
Mục tiêu: HS huy động được kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để bước đầu nhận biết, làm quen với pháp luật; chia sẻ hiểu biết của mình về pháp luật để chuẩn bị vào bài học mới. + Yêu cầu: Nêu những quy định của pháp luật mà em biết (gợi ý: Luật Giao thông đường bộ; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; các luật thuế;..).
+ Pháp luật bao gồm tất cả các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, từ Hiến pháp, các luật (Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường,…) đến các văn bản dưới luật như nghị quyết, quyeeys định, thông tư,… ở các cấp khác nhau. - GV chốt kiến thức về khái niệm pháp luật. - GV chuyển sang nội dung mới. Đọc thông tin, thảo luận, tìm hiểu về các đặc điểm của pháp luật. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tìm hiểu thông tin, quan sát hình ảnh để thảo luận, trình bày được 3 đặc điểm của pháp luật. - GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về đặc điểm của pháp luật. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vở các đặc điểm của pháp luật. Tổ chức thực hiện:. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. + HS thảo luận theo cặp đôi các thông tin 1, 2, 3 để trả lời câu hỏi: Qua các thông tin trên, em hãy cho biết các quy định trong Luật Giao thông đường bộ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự dành cho những đối tượng nào và ở đâu. Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiệm cò cài quai đúng quy cách; người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô, điện thoại di động, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, các bên kí kết hợp đồng dân sự có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết. + HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ của đoàn viên là tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn. + GV nhận xét và kết luận về đặc điểm thứ nhất của pháp luật - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung SGK tr.120. + HS thảo luận theo nhóm các thông tin mục 2.b.Pháp luật có tính quyền lực để trả lời câu hỏi:. a) Quy định của Bộ luật Hình sự trong thông tin trên thể hiện điều gì của pháp luật?. b) Vì sao cửa hàng của bà Y bị xử phạt vi phạm hành chính?. c) Việc cơ quan quan lí thị trường xử phạt cửa hàng bà Y thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có) cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Đọc thông tin, thảo luận về vai trò thứ nhất của pháp luật: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội. a) Mục tiêu: HS biết tìm hiểu thông tin, thảo luận để trình bày được vai trò của pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội. c) Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vở vài trò thứ nhất của pháp luật trong đời sống con người - Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội. d) Tổ chức thực hiện:. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. a) Từ thông tin 1, em hãy cho biết Luật Doanh nghiệp có vai trò như thế nào đối với nhà nước và doanh nghiệp. b) Qua thông tin 2, em hãy cho biết những quy định của Luật Giao thông đường bộ có ý nghĩa như thế nào đối với nhà nước và xã hội. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;. bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải cháp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; người đi bộ phải đi trên hè phố, mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về vai trò thứ nhất của pháp luật trong đời sống xã hội - Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS trình bày kết quả:. a) Thông tin 1 cho thấy Nhà nước dùng pháp luật để quản lí hoạt động kinh tế của các chủ thể. Doanh nghiệp sử dụng pháp luật để thực hiện quyền tự do, tự chủ kinh doanh trong các lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề mà pháp luật không cấm. b) Thông tin 2 cho thấy, những quy định của Luật Giao thông đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước và xã hội ở chỗ, Nhà nước sử dụng Luật Giao thông đường bộ để quản lí xã hội về trật tự, an toàn giao thông. - GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ, môi trường. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm đôi. - GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức về vai trò thứ nhất của pháp luật trong đời sống xã hội trong SGK trang 122. - GV chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Thảo luận về vai trò thứ hai của pháp luật: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. a) Mục tiêu: HS biết tìm hiểu thông tin, thảo luận để trình bày được vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. c) Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở vai trò thứ hai của pháp luật - Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh. d) Tổ chức thực hiện:. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV tổ chức cho HS đọc các trường hợp của mục 3.b. Pháp luật là phương tiên để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình SGK tr.122, 123, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:. a) Ở thông tin trên, công dân được thực hiện quyền gì của mình và thực hiện như thế nào?. - GV mời một số đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - GV hướng dẫn HS kết luận về vai trò thứ hai của pháp luật trong đời sống xã hội - Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường SGK tr.107, 108, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi mở rộng. - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. + Trường hợp 1: Anh B đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp trong lĩnh vực kinh tế khi anh luôn thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Nếu tự ý không nộp thuế đúng hạn thì hành vi này trái pháp luật. + Trường hợp 2: Bạn Y và các bạn của mình đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục khi tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ ở địa phương, Y và các bạn đã góp sức mình vào giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. - GV hướng dẫn HS kết luận cách thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. - Từ kết quả thảo luận của HS, GV dẫn dắt HS đến chốt kiến thức theo mục 4 trong SGK trang 108. - GV chuyển sang nội dung mới. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:. - HS phát hiện, phân tích, đánh giá được một số tình huống pháp luật có vấn đề trong cuộc sống. - HS biết nhận xét, bày tỏ ý kiến, thái độ trước một số hiện tượng pháp luật. - HS tự giác thực hiện phát luật. b) Nội dung: Bài tập phần Luyện tập SGK. c) Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK. d) Tổ chức thực hiện:. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. Bài tập 1: Xử lí tình huống. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữu khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện về độ tuổi “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”, là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?. Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông Tuấn đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Công ty M kinh doanh có hiệu quả, nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp, làm thất thu lớn cho Nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, cơ quan thuế đã xử phạt Công ty M vì hành vi gian dối trong kê khai thuế. Quyết định xử phạt của cơ quan thuế là thể hiện vai trò nào của pháp luật?. Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng, để quản lí kinh tế, quản lí các lĩnh vực xã hội thì không nhất thiết phải có pháp luật, chỉ cần có chính sách của Nhà nước và tuyên truyền trong nhân dân là được. Bài tập 3: Em hãy cho biết, pháp luật có vai trò như thế nào đối với em và các bạn trong lớp, trong trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dừi quỏ trỡnh thảo luận nhúm của HS, hướng dẫn hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm:. Bài tập 1: Xử lí tình huống. a) Quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện đặc điểm của pháp luật: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, vì quy định này là quy tắc xử sự chung, được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. b) Ông Tuấn đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình là ông đã sử dụng quyền tự do kinh doanh của mình được pháp luật cho phép. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình. c) Quyết định xử phạt của cơ quan thuế thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế. Bài tập 2: Em không đồng ý với ý kiến cho rằng để quản lí kinh tế, quản lí các lĩnh vực xã hội thì không nhất thiết phải có pháp luật, chỉ cần có chính sách của Nhà nước và tuyên truyền trong nhân dân là được. Vì chính sách của Nhà nước là những nguyên tắc có tính chất định hướng chúng, mà không quy định cụ thể; còn pháp luật là những quy tắc xử sự chung, quy định cụ thể về những việc được làm, không được làm hoặc phải làm. Nhà nước không thể dùng chính sách để quản lí chung được, mà phải dùng pháp luật để quản lí cụ thể từng lĩnh vực của xã hội. + Cung cấp cho học sinh những kiến thức về hệ thống pháp luật Việt Nam. + Thấy rừ được sự cần thiết phải chấp hành phỏp luật và cú thỏi độ không khoan nhượng với nhứng biểu hiện coi thường pháp luật. + Chấp hành tự giác, nghiêm minh pháp luật của bản thân và tập thể theo yêu cầu của nhà trường. + Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật giúp học sinh nắm vững và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và nội quy, quy định của trường lớp nói riêng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. - GV nhận xét, chuẩn hoá đáp án phần luyện tập, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG. a) Mục tiêu: HS biết lập dự án tuyên truyền vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân về quyền bình đẳng giới; quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thân thể, sức khỏe.