MỤC LỤC
Phẩy khuẩn tả được nhà giải phẫu học người Ý Filippo Pacini phân lập lần đầu tiên vào văm 1854 nhưng công việc của ông không được biết đến, sau 30 năm khi Robert Koch (người Đức) công bố chính thức những đặc điểm của bệnh và cách phòng tránh bệnh do phẩy khuẩn gây ra (nghiên cứu của Robert Koch hoàn toàn độc. Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nhiều loại động vật sống ở các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn, đặc biệt là trong tôm, cua, ốc, hến, sò V.V.
Những người mắc bệnh tả không điển hình có số lần tiêu chảy và lượng phân lỏng giống các trường hợp tiêu chảy do nguyên nhân khác (68,7% các trường hợp tả ở Việt Nam) và chính họ là người gây bệnh chủ yếu. Những yếu tố làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh tả là đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn.
Tổ chức y tế thế giới (bệnh nhân trên 5 tuổi có ỉa chảy mất nước nặng hoặc là tử vong) cũng được báo cáo như một ca nghi ngờ tả.
Mới đầu khát nước bệnh nhân có cảm giác rất khát nước, tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn sốc thì bệnh nhân có dấu hiệu thờ ơ hoặc là bất tỉnh. Một số biến chứng do điều trị không đầy đủ có thể xuất hiện như: Suy thận, giảm nong độ Glucose máu và một số giảm Glycerin trong máu.
Nếu nghiệm pháp bù nước và điện giải không đầy đủ thì bệnh nhân có thể sổng tạm thời ngày đầu nhưng sẽ tử vong những ngày sau đó. Ở phụ nữ mang thai biển chứng thai nhi có thể xảy ra do người mẹ bị sốc gây ra tình trạng thiếu cung cấp máu qua nhau thai.
- Bồi phụ nước và điện giải: Bù bằng đường uống; bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch.
Đặc điểm về sinh học phân tử của các chủng vi khuẩn tả lưu hành tại Việt Nam cũng đã được tiến hành nghiên cứu, tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở nước ta một cách có hệ thống và toàn diện về bệnh tả trên các phương diện về dịch tễ học, vi sinh học và sinh thái học để đưa ra những sổ liệu khoa học góp phần phòng chống căn bệnh này. Có rất nhiều nghiên cứu về bệnh tả của các tác giả trong nước liên quan đến bệnh tả, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về KAP phòng chống bệnh tả một cách đầy đủ cho người dân, đặc biệt là KAP giành cho người nội trợ, đây là đối tượng có nguy cơ cao làm lan truyền bệnh nếu họ không hiểu biết và không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh tả sẽ làm lây bệnh cho chính họ, gia đình và cộng đồng;.
- Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi do nghiên cứu viên tự xây dựng dựa vào sự hiểu biết về các khái niệm, đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh tả và các biện pháp PCB tả trong các tài liệu và có tham khảo thêm một số KAP của các nghiên cứu khác [15], [16] để dựa vào đó xây dựng phiếu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành PCB tả. - Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Sau khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra thử 5 hộ gia đình 2 lần với bộ câu hỏi này, trình sửa lỗi trong nội dung của bộ câu hỏi một cách phù hợp sau đó in ẩn thành 600 bộ phục vụ cho điều tra và tập huấn. Sau khi điều tra xong 1 tuần các ĐTV nộp phiếu điều tra cho trưởng nhóm, trưởng nhóm có trách nhiệm thu thập, kiểm tra một cách kỹ lưỡng phiếu điều tra về sổ lượng, chất lượng nội dung câu hỏi và kiểm tra xác xuất một số hộ gia đình, nếu không đạt yêu cầu điều tra lại.
• So liệu được nhập bằng phần mềm Epi-data, kiểm tra làm sạch lỗi, mã hoá và xử lý bằng phần mềm SPSS, sử dụng test X2 và tỷ số chênh (OR) để xác định độ mạnh của sự kết hợp giữa các biến số và mổi liên quan giữa các biến số quan tâm.
Qua phỏng vấn sâu tại địa phương chưa có chỗ đổ rác thải tập trung, thu gom và xử lý chủ yếu là chôn lấp và đốt.
Tổng hợp các kiến thức về triệu chứng bệnh tả, nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền, nguy cơ mắc bệnh, sự nguy hiểm của bệnh và các biện pháp PCB tả dựa theo thang điểm đánh giá nhận thức (mục 7.2- chương 2 các phương pháp nghiên cứu) kết quả thu được là có tới 60% ĐTNC có kiến thức PCB tả không đạt. Bên cạnh đó chúng tôi còn phân tích mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học như: Tuổi, nghề nghiệp, trinh độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người với kiến thức phòng chổng bệnh tả của ĐTNC. Đa số các ĐTNC đồng ý và rất đồng ý với các biện pháp PCB tả.Tổng hợp thái độ PCB tả theo thang điểm (mục 7.3 - chương 2 phương pháp nghiên cứu) cho thấy có tới 90% đối tượng nghiên cứu rất đồng ý với các biện pháp PCB tả.
Tổng hợp kết quả nghiên cửu về thực hành PCB tả bao gồm: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thực hành ATVSTP và sử dụng nước sạch theo thang điểm (mục 7.4, chương 2- phương pháp nghiên cứu) vẫn còn 40% ĐTNC có thực hành PCB tả không đạt (bảng 7, phụ lục 7).
Mặc dù chưa có đầy đủ bằng chứng về mối liên quan giữa nghề nghiệp, TNBQ và thái độ PCB tả.
Tuy nhiên, ĐTNC biết được nguy cơ mắc bệnh tả do không có thói quen rửa tay bàng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm đạt rất thấp 33,3%, không thu gom rác thải đúng nơi quy định đạt 45,9% và sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh là 49,1% mà những thói quen này lại là những nguy cơ chỉnh và tiềm ẩn dẫn đen mắc bệnh tả không những cho cá nhân ĐTNC (người nội trợ) mà còn cho cả gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, việc giữ gìn bàn tay sạch lại chưa đuợc trú trọng đủng mức: 46,9% ĐTNC biết đến biện pháp rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, 40,0% biết rửa tay bàng xà phòng sau khi đi vệ sinh và chỉ có 32,6% ĐTNC biết rửa tay sạch bàng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, vấn đề phòng bệnh cho cộng đồng như: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ có 44,7% ĐTNC biết và không vứt rác bừa bãi chỉ có 48,6% ĐTNC biết. Do đó, để phòng chổng bệnh tả có hiệu quả thì vấn đề cung cấp nước sạch, bảo quản và xử lý nguồn nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn phải có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự tham gia hồ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn y tế và đặc biệt là sự ủng hộ của người dân.
Trong đó việc ngăn ngừa vi khuẩn tả lây lan là hết sức khó khăn, vì: Nếu như ở khu vực thành phố, nhức nhối nhất là vấn đề ATVSTP như: Thức ăn đường phố, quà bánh, hàng rong thì ở nông thôn lại càng hết sức khó khăn do vệ sinh môi trường nông thôn còn kém, người dân lại ít tiếp thu sự hướng dẫn phòng chống bệnh của cơ quan y tể.
Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến vi khuẩn tả lan ra môi trường làm cho chúng ta khó kiểm soát. Do đó, công tác truyền thông phải thực hiện các biện pháp đồng bộ và phù hợp với địa phương mà đối tượng truyền thông ở đây không những là những người nội trợ mà cần phải tuyên truyền thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo địa phương, nhà trường và các Đoàn thể khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: ĐTNC có kiến thức PCB tả đạt có khả năng thực hành tốt hơn là những ĐTNC có kiến thức PCB tả không đạt (bảng 16). Do đó, việc cung cấp kiến thức cho đối tượng nghiên cứu là hết sức cần thiết. Từ kết quả bảng 18 cũng cho thấy, nếu ĐTNC có thái độ tốt thì thực hành cũng rất tốt.
Như vậy, để thay đổi hành vi thì cần phải có kiến thức tốt, phải có thái độ, niềm tin vào hành vi cần thay đổi và thực hành tốt.
Nhưng kiến thức về các biện pháp phòng bệnh khác như: Không được uống nước đá chỉ có 43,5% ĐTNC biết, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn có 46,9% ĐTNC biết, rửa tay bàng xà phòng sau khi đi vệ sinh 40,0% ĐTNC biết và chỉ có 32,6% ĐTNC biết rửa tay sạch bàng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm; đối với cộng đồng biện pháp phòng bệnh là dùng nhà tiêu HVS chỉ có 44,7% ĐTNC biết và không vứt rác bừa bãi chỉ có 48.6%. Hầu hết ĐTNC có thái độ đồng tình với các biện pháp phòng chổng bệnh tả: đạt 90%. Thái độ về biện pháp vệ sinh cá nhân như: vệ sinh bàn tay chưa được ủng hộ cao (kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về kiến thức).
Khi nước bị nhiễm bẩn không có ĐTNC nào xử lý bang Cloramin B, mà chỉ xử lý bang lang phèn và lọc và có tới 40,49% ĐTNC không xử lý gì.