Tương quan phi tuyến giữa cơ hội tăng trưởng và nợ của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ

Kết quả thực nghiệm tại các Công ty Bồ Đào Nha cho thấy mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ có tác động cùng chiều khi doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp và cao, mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ có tác động ngược chiều khi doanh nghiệp có mức tăng trưởng trung bình, kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ là mối quan hệ phi tuyến, bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy mối quan hệ các doanh nghiệp có lợi nhuận thì ít vay nợ, tương quan dương giữa quy mô và nợ, và giữa tài sản cố định và nợ. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đó trên thế giới về mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ là khá đa dạng, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và sử dụng cách thức đo lường cho biến giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nợ hay biến cơ hội tăng trưởng rất đa dạng tuy nhiên do đặc điểm của nền kinh tế Bồ Đào Nha có thị trường chứng khoán và nền kinh tế đang phát triển, khá tương đồng với.

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng GO1 và nợ ở Bồ Đào Nha
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng GO1 và nợ ở Bồ Đào Nha

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ hội tăng trưởng GO 1

Cơ hội tăng trưởng GO1 cho thấy biến động của chênh lệch giá trị thị trường và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Đồng thời theo nghiên cứu của Serasquiro và Macas Nunes 2009 thì cơ hội tăng trưởng và nợ là có mối quan hệ lập phương.

Cơ hội tăng trưởng GO 2

Tài sản cố định theo hai tác giả Gaud 2005, Serrasqueiro và Macus Nunes 2009 này thì tài sản cố định có mối quan hệ cùng chiều lên đòn bẩy nợ vì khi công ty có tài sản cố định lớn thì càng đảm bảo cho khoản vay nợ do đó dễ dàng tiếp cận được với. Thiết lập ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát nhằm xác định mối tương quan giữa các biến này là như thế nào và để kiểm tra mối tương quan như thế nào giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn c để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể.Nếu sự biến động giữa các thực thể có tương quan đến biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Nhược điểm của ước lượng OLS có thể nhận diện sai do hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến hoặc phương sai thay đổi sẽ dẫn đến kết quả ước lượng sai; Do đó, sau khi thực hiện kiểm định OLS chúng ta thực hiện kiểm định các giả định của mô hình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hồi quy mô hình 1

Kết quả hồi quy theo mô hình FGLS cho thấy các biến giá trị sổ sách của nợ (BLEV1,t-1), cơ hội tăng trưởng (GO1, GO2), lợi nhuận doanh nghiệp (PRO), quy mô doanh nghiệp (SIZE) đều có ý nghĩa thống kê và chỉ có tài sản cố định (TANG) không có ý nghĩa thống kê. Biến trễ giá trị sổ sách của nợ có ảnh hướng đến mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và nợ, đặc biệt là cơ hội tăng trưởng (GO1) tác động ngược chiều đến giá trị sổ sách của nợ điều này trái ngược với nghiên cứu của Serrasqueiro và Macus Nunes. Từ kết quả trên ta thấy biến trễ giá trị thị trường của nợ (MLEV), cơ hội tăng trưởng (GO2), lợi nhuận doanh nghiệp (PRO) và tài sản cố định (TANG) không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến giá trị thị trường của nợ.

Cơ hội tăng trưởng (GO1) có tác động ngược chiều đến giá trị thị trường của nợ khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức thấp và cùng chiều khi cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp ở mức cao. Lợi nhuận doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị số sách của nợ, trong khi quy mô doanh nghiệp thì có tác động cùng chiều với giá trị sổ sách của nợ, điều này phù hợp với nghiên cứu của Serasquiro và Macas Nunes. Tuy nhiên mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và giá trị sổ sách của nợ có mối quan hệ phức tạo hơn, phản ứng ngược lại với nghiên cứu của Serasquiro và Macas Nunes, cụ thể là khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức cao và thấp thì cơ hội tăng trưởng tương quan ngược chiều với nợ và khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức trung bình thì mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và giá trị sổ sách của nợ là cùng chiều.

Cơ hội tăng trưởng (GO1) có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến giá trị thị trường của nợ khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao và thấp; và có tác động cùng chiều đến giá trị thị trường của nợ khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức trung bình, cơ hội tăng trưởng (GO2) cũng có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều đến giá trị thị trường của nợ khi doanh.

với kiểm định Durbin – Watson ta thấy hệ số Durbin – Watson của mơ hình 1 là 2.136
với kiểm định Durbin – Watson ta thấy hệ số Durbin – Watson của mơ hình 1 là 2.136

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả từ bảng 4.10 ta thấy cơ hội tăng trưởng đại diện là giá trị doanh nghiệp có mối quan hệ phi tuyến với đòn bẩy nợ, có tác động cùng chiều với nợ khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức cao và ngược chiều khi doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng ở mức thấp, cho ta thấy được doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng e ngại rủi ro khi tài trợ cho các dự án bằng cách ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại và vố chủ sở hữu phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng, và cơ hội tăng trưởng ở mức cao khi mà lợi nhuận giữ lại và vốn chủ sở hữu không đủ cung cấp cho các hoạt động đầu tư, dự án thì doanh nghiệp bắt đầu tăng sử dụng nợ nếu muốn tận dụng cơ hội đầu tư tăng trưởng. Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với đòn bẩy nợ, điều này cho thấy doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì xu hướng sử dụng nợ càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp có tác động ngược chiều nợ và tài sản cố định thì không có tác động đến đòn bẩy nợ điều này phù hợp với nghiên cứu của Serasquiro và Macas Nunes và lý thuyết trật tự phân hạng. Cơ hội tăng trưởng đại diện là tỷ lệ chênh lệch giá trị tài sản vô hình thì có tác động đến giá trị thị trường của nợ, tác động này cùng chiều với giá trị thị trường của nợ khi doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao và thấp, và có tác động ngược chiều với nợ khi doanh nghiệp tăng trưởng ở mức trung bình, bằng chứng thực nghiệm này phù hợp với kỳ vọng chứng tỏ tại thị trường Việt Nam các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao và thấp mà đại diện là giá trị tài sản vô hình ưa chuộng sử dụng nợ như là nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư hay nguồn vốn hoạt động, điều này cũng có thể hiểu rằng doanh nghiệp tăng trưởng cao ở Việt Nam ưu chuộng tài trợ vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hơn là phát hành nợ, đối với các doanh nghiệp nhỏ có mức tăng trưởng thấp thì ít khả năng vay nợ hơn hoặc sẽ chịu áp lực khi đối diện với chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí phá sản nếu vay nợ nhiều.

Quy mô doanh nghiệp thì có tác động cùng chiều với nợ phù hợp kỳ vọng và giả thuyết đặt ra, tuy nhiên tài sản cố định lại không có tác động đến nợ, chứng tỏ tại thị trường Việt Nam việc sử dụng giá trị tài sản của doanh nghiệp là cơ hội để tăng khả năng vay nợ là rất hạn chế trong khi kì vọng là có tương quan cùng chiều với nợ. Lợi nhuận doanh nghiệp thì có tương quan ngược chiều với nợ phù hợp với kì vọng và lý thuyết trật tự phân hạng và chứng minh được doanh nghiệp càng gia tăng lợi nhuận thì khả năng vay nợ sẽ giảm do doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư hoặc tài trợ nguồn vốn cho các dự án đầu tư.

Bảng 4. 11: Mối quan hệ bậc 3 giữa cơ hội tăng trưởng và nợ
Bảng 4. 11: Mối quan hệ bậc 3 giữa cơ hội tăng trưởng và nợ