Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Trên thực tế, quá trình quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của Nhà trường vẫn gặp một số khó khăn về bố trí thời gian rèn phù hợp và khoa học: Việc tiến hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải được tiến hành sau khi học các môn phương pháp và trước khi đi thực tập sư phạm; trong khi quá trình thực hiện thì không theo quy trình này, dẫn đến tình trạng giảng viên không đồng tình, các kỹ năng không được trang bị đúng thời điểm (một số lớp sau khi đi thực tập về mới được rèn kỹ năng chính tả, trình bày bảng, xử lí tình huống sư phạm…); thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động rèn luyện với giảng viên trong công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, do đó chưa có sự thống nhất và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả học tập của sinh viên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cơ sở lí luận, thực tiễn và đề ra những biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một nhiệm vụ cấp thiết và đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học.

Phương pháp luận nghiên cứu 1. Cơ sở phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích tài liệu lí thuyết về quản lí cũng như quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thành các đơn vị kiến thức, cho phép người nghiên cứu tìm ra những dấu hiệu đặc trưng, cấu trúc bên trong của lí thuyết này, từ đó, người nghiên cứu có thể nắm được bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ lí thuyết để có thể đưa ra những phát biểu cô đọng và đại diện. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học liên quan đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo không gian, thời gian để viết phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề của luận văn.

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. Ngoài nước

Các tác giả Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí trong bài “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” đã hệ thống các năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên thành 08 nhóm năng lực chính: tri thức về môn học và khoa học giáo dục, năng lực chẩn đoán, năng lực lập kế hoạch, năng lực triển khai kế hoạch giáo dục và dạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, năng lực tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phát triển nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, năng lực hợp tác. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với bài “Nghề và nghiệp của người giáo viên” đã cho rằng vai trò người giáo viên hiện nay đã có những sự thay đổi để phù hợp với các chức năng của người giáo viên rộng hơn, đồng thời chứng minh được giáo viên chính là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đào tạo rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giáo viên thông qua đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, tăng cường yếu tố cạnh tranh chất lượng giáo viên, đào tạo giáo viên là trách nhiệm của Nhà nước và phải bằng chính sách đầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước, tổ chức các hội nghị giữa các trường sư phạm với các địa phương.

Một số khái niệm cơ bản

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên góp phần quan trọng gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” đảm bảo không trùng lặp, có ý nghĩa lí luận và mặt thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm nói chung và quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng nói riêng. Tóm lại, từ các định nghĩa trên về quản lí nhà trường học mà các nhà quản lí giáo dục đã nêu, ta có thể thấy rằng: Quản lí trường học thực chất là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lí, nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường (Trần Kiểm, 2011).

Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm

Bên cạnh đó, người GV cần có nghệ thuật sư phạm đòi hỏi kết hợp các tri thức về giáo dục học, tâm lí học, những kỹ năng, kỹ xảo sư phạm với đạo đức tư cách người giáo viên, với hoạt động sáng tạo của họ (đó là trình độ nghiệp vụ sư phạm) như: Theo dừi, học tập cỏc điển hỡnh tiờn tiến về giỏo dục; Thực hành thao tỏc kỹ thuật giáo dục – giảng dạy (kỹ thuật được rèn luyện thì trở thành năng lực). Do vậy, cần hình thành cho SV có thái độ đối xử khéo léo sư phạm được thể hiện ở sự thống nhất giữa: thái độ tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với học sinh và sự tiếp xúc vì công việc và sự tiếp xúc tâm lí với học sinh; sự tin tưởng và sự kiểm tra có tính chất sư phạm; kiểm tra, đánh giá của giáo viên với tự kiểm tra đánh giá của học sinh; tính nghiêm khắc, tính kiềm chế, tự chủ và lòng thương yêu đối với học sinh…(thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, cách nhìn…) tức là tùy từng tình huống sư phạm mà giáo viên ứng xử thích hợp.

Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học

SV tham gia chính vào các hoạt động rèn luyện NVSP như soạn giáo án, thu thập tài liệu đến tập giảng và rèn luyện các kĩ năng cụ thể như: kĩ năng trình bày bảng và lời nói; kĩ năng trìnhh bày bằng lời nói; kĩ năng biểu đạt; kĩ năng ra câu hỏi; kĩ năng kết hợp giảng dạy với sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm…. Do vậy, việc chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ của Khoa, Tổ bộ môn và giảng viên chuyên trách với sự hỗ trợ các phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Kế toán tài vụ, Ban Giám hiệu nhà trường, BGH và giáo viên các trường thực hành sư phạm (Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông).

Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên

Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn và giáo dục môi trường học tập, tạo ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho HS, giáo dục nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên GV và HS có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Đội ngũ giảng viên: Giảng viên tham gia giảng dạy các bộ môn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải là những giảng viên có năng lực, chuyên môn, có trình độ phù hợp, nắm bắt kịp thời được sự đổi mới của PP tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp đối tượng, và điều kiện cơ sở vật chất của trường cao đẳng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SểC TRĂNG

Khái quát về hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Trường CĐSP Sóc Trăng có chức năng đào tạo chuẩn mực, chất lượng cao cho giáo viên có trình độ cao đẳng ở các cấp học, ngành học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các trường từ mẫu giáo đến trung học cơ sở; Bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn cho cán bộ và giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lí giáo dục và giáo viên đứng lớp không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận được với những kinh nghiệm tiên tiến trong việc tổ chức giảng dạy và học tập ở nhà trường; Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng cho xã hội; Nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và chất lượng trong họat động đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, nhằm thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, kịp thời bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, được sự cho phép của Bộ GDĐT, nhà trường đã mở rộng loại hình đào tạo vừa làm vừa học cho hơn 1.700 giáo viên đạt chuẩn cao đẳng sư phạm, đồng thời liên kết với các trường đại học như Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh đào tạo nâng chuẩn lên đại học cho gần 3.000 giáo viên trong tỉnh.

Bảng 2.3. Thống kê kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cao đẳng chính  quy giai đoạn 2012 - 2017
Bảng 2.3. Thống kê kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cao đẳng chính quy giai đoạn 2012 - 2017

Khái quát về việc tổ chức khảo sát thực trạng 1. Mẫu nghiên cứu

Vì vậy, lãnh đạo Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho hoạt động học tập đặc biệt là hoạt động rèn luyện NVSP của SV. Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và quản lí hoạt động.

Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

Để việc thực hiện các nội dung hoạt động rèn luyện NVSP đạt hiệu quả trong thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm đúng mức, đầy đủ ở tất cả nội dung hoạt động như: nghiệp vụ chủ nhiệm, kỹ năng hướng dẫn SV tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, làm đồ dùng dạy học và kỹ năng xử lí các tình huống để khi các em đi thực tế, thực tập không bị bỡ ngỡ. Từ thực tế này, trong thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến các phương thức rèn luyện NVSP như: phương pháp luyện tập kỹ năng sư phạm cho SV thông qua các chương trình môn học, phương pháp luyện tập kỹ năng sư phạm cho SV thông qua tự học và tự rèn luyện và phương pháp uyện tập kỹ năng sư phạm cho SV thông qua hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ khi vận dụng vào hoạt động giảng dạy rèn luyện NVSP cho SV.

Bảng 2.9. Thực trạng nội dung hoạt động rèn luyện NVSP cho sinh viên  Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay
Bảng 2.9. Thực trạng nội dung hoạt động rèn luyện NVSP cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

    Khi đã có trong kế hoạch năm học của trường sư phạm và trong kế hoạch phát triển giáo dục năm học của trường TH - TT thì nó trở thành nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện đối với các tập thể và cá nhân ở cả hai đơn vị trường sư phạm và trường TH - TT: Đối với SV, việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện NVSP được coi là học phần bắt buộc; Đối với giảng viên nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn SV rèn luyện NVSP được xem như một nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Đối với GV trường thực hành sư phạm thì tiếp nhận, hướng dẫn SV thực tập nghề nghiệp được coi như một nhiệm vụ bắt buộc. Có thể sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tất cả các khâu của quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá rèn luyện NVSP: khâu chuẩn bị, tổ chức thu thập minh chứng, phân tích minh chứng, sử dụng và lưu trữ kết quả kiểm tra, đánh giá; xây dựng hồ sơ rèn luyện NVSP điện tử của mỗi SV; triển khai hoạt động tự đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá kết thúc quá trình rèn luyện NVSP của SV theo mô hình tự đánh giá trên máy tính cá nhân (sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá.

    Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lí Mức độ cần thiết Mức độ cần thiết (Số lương, Tỷ lệ %)
    Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lí Mức độ cần thiết Mức độ cần thiết (Số lương, Tỷ lệ %)

    Tiểu kết chương 3

    Kiến nghị

    Kế hoạch hành động của Ngành Giáo dục về việc triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế.