MỤC LỤC
Cuốn sách còn chỉ ra: “Khoa sư phạm và tâm lý học quân sự vũ trang cho người sĩ quan những phương pháp huấn luyện và giáo dục bộ đội có hiệu quả nhất” [171, tr.14]; luận giải về vai trò của một số ngành khoa học: “Trong thực tế công tác của cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị phải áp dụng các công trình nghiên cứu xã hội học quân sự như: sự hình thành thế giới quan cộng sản chủ nghĩa của các quân nhân, việc giáo dục cho quân nhân phẩm chất chính trị và tinh thần cao” [171, tr.15]. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định, thực hiện chủ trương tiến quân vào khoa học với các hoạt động cụ thể, như: thành lập thêm các viện nghiên cứu; xây dựng thể chế công tác NCKH; bồi dưỡng nhân tài khoa học kỹ thuật; hợp tác quốc tế về khoa học… Chính phủ Trung Quốc đã giảm thiểu, điều chỉnh cách thức chỉ đạo bằng biện pháp hành chính ôm đồm, can dự vào hoạt động sáng tạo khoa học.
Thông qua các công trình, đề tài khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường quân đội đã “trực tiếp bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” [111, tr.123]. Bài viết chỉ rừ: để tạo chuyển biến về năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì ở các nhà trường quân đội, nhất là vai trò hướng dẫn của cơ quan chức năng các cấp trong “định hướng nội dung nghiên cứu, chỉ ra những nội dung, phương pháp đấu tranh tư tưởng, lý luận cho đội ngũ giảng viên” [170, tr.81].
Các công trình ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về KHXH&NV; hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng thành tựu NCKH vào thực tiễn xã hội, trực tiếp là lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội; về lãnh đạo, quản lý và tổ chức hoạt động NCKH; về chất lượng, hiệu quả NCKH, chất lượng lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu KHXH&NV của các cấp, các ngành ở trong và ngoài quân đội, nhất là ở các HV, TSQ quân đội. Mặc dù, mỗi công trình có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, với các góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau theo từng ngành và chuyên ngành khoa học song những vấn đề lý luận của các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có ý nghĩa rất sâu sắc đối với đề tài luận án, là nguồn tư liệu phong phú, bổ ích giúp cho nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận dụng vào giải quyết thành công những vấn đề lý luận của luận án liên quan đến nhiệm vụ NCKH, hoạt động NCKH, lãnh đạo nhiệm vụ NCKH, chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ NCKH, nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình nhiệm vụ NCKH được giao, cấp ủy, tổ chức đảng ở các khoa KHXH&NV xem xét, quyết nghị những chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ NCKH, bao gồm: các vấn đề liên quan đến xây dựng kế hoạch NCKH (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn); quy trình tiến hành nhiệm vụ NCKH; xây dựng lực lượng NCKH, đặc biệt là lực lượng nòng cốt; phân công lao động khoa học; đảm bảo ngân sách, kinh phí hoạt động NCKH; mở rộng hoạt động phối hợp, liên kết NCKH; ứng dụng, xã hội hóa kết quả NCKH… Những chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV là cơ sở để chỉ huy các khoa KHXH&NV xây dựng các quy chế, quy định cụ thể trong hoạt động NCKH của khoa, ngăn ngừa, khắc phục tình trạng tùy tiện trong thực hiện nhiệm vụ NCKH. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, quyết nghị của TCCSĐ về lãnh đạo nhiệm vụ NCKH, cấp ủy, tổ chức đảng ở các khoa KHXH&NV phải phân công cấp ủy viên chịu trách nhiệm về công tác NCKH theo chức trách, nhiệm vụ; xem xét đặc điểm tình hình nhiệm vụ, số lượng, phẩm chất, năng lực NCKH của từng cán bộ, giảng viên để lựa chọn, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể; xét, đề nghị cán bộ, giảng viên đi dự nhiệm, đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo phạm vi quyền hạn của khoa, tham gia các đợt tập huấn nghiệp vụ quản lý khoa học…; quan tâm động viên, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí theo khả năng của khoa và đãi ngộ xứng đáng, kịp thời trong quá trình cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ NCKH.
Khi đánh giá nội dung lãnh đạo nhiệm vụ NCKH ở các khoa KHXH&NV, cần xem xét mức độ đúng đắn, khoa học, mức độ phù hợp, tính sát thực, đặc biệt là kết quả thực hiện các chủ trương, quyết nghị của TCCSĐ về: quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên và các quy chế, quy định về hoạt động NCKH; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài các cấp, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học; lãnh đạo hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên; lãnh đạo tham gia đấu tranh tư. Vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi, quá trình nâng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV phải tổ chức giáo dục, tuyờn truyền cho mọi tổ chức, mọi lực lượng nắm, hiểu rừ, chấp hành nghiờm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định của QUTW, Bộ Quốc phòng về công tác NCKH; cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy các cấp thành nghị quyết, chủ trương, biện pháp lãnh đạo, thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ NCKH ở các khoa KHXH&NV; thường xuyên giữ vững định hướng chính trị, bảo đảm các sản phẩm nghiên cứu phải theo đúng chủ trương, quan điểm của Đảng.
Các khoa KHXH&NV đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, tổ chức thực hiện nghiêm túc, tham gia có chất lượng các cuộc thi viết chính luận ở các thể loại báo in, báo điện tử, tạp chí in, tạp chí điện tử, video clip… Phòng Chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị khẳng định: “Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, khoa, đơn vị đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Cuộc thi; chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các tổ chức, lực lượng tham gia dự thi đạt kết quả cao nhất” [154, tr.1]. Một bộ phận cán bộ, giảng viên, nhất là giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn; còn hạn chế về năng lực viết báo khoa học, năng lực biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, năng lực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, năng lực tham gia hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận… Một số giảng viên còn thiếu vốn tri thức lý luận cơ bản và lý luận về NCKH; khả năng tư duy khoa học còn hạn chế, nhất là phát hiện những “cái mới”, những vấn đề thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu, lựa chọn, xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi tiếp cận và giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
Rừ ràng là, muốn nõng cao CLLĐ nhiệm vụ NCKH của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV, trước hết phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng có liên quan bằng những nội dung, hình thức, biện pháp thiết thực, đồng bộ của cấp uỷ, tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất là sự quyết liệt của các đảng uỷ, chi bộ cơ sở, cán bộ chủ trì ở các khoa KHXH&NV nhằm quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của QUTW, quy chế, quy định của Bộ Quốc phòng, của các HV, TSQ quân đội… về nhiệm vụ NCKH. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là cần phải có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục sự hạn chế về năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở một số khoa KHXH&NV thuộc HV, TSQ quân đội, bảo đảm cho họ có đủ trình độ, nắm vững khoa học kỹ thuật hiện đại, khai thác, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quá trình công tác, tham gia “chuyển đổi số”, xây dựng “Nhà trường thông minh” và tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng cũng như trong nghiên cứu, thu thập tư liệu, tài liệu số trên mạng LAN, mạng Internet.
Thực tiễn đó, tạo điều kiện thuận lợi để các khoa KHXH&NV được nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, được đầu tư hơn về kinh phí, trang thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, bối cảnh đó cũng đòi hỏi quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ NCKH, cấp ủy, cán bộ chủ trì ở các khoa KHXH&NV phải thường xuyên cập nhật tình hình, định hướng kịp thời cho cán bộ, giảng viên, bảo đảm quán triệt, chấp hành nghiêm các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang… trong nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, viết, công bố các bài báo khoa học, xuất bản sách tham khảo, chuyên khảo, in ấn giáo trình, tài liệu dạy học. Yêu cầu này đòi hỏi, toàn bộ hoạt động nâng cao CLLĐ của TCCSĐ ở các khoa KHXH&NV thuộc đảng bộ HV, TSQ quân đội từ chủ trương, nội dung, phương thức, quy trình lãnh đạo phải hướng vào giải quyết những vấn đề rất căn bản, đó là: xây dựng tiềm lực khoa học của khoa về cả con người và cơ sở vật chất đảm bảo; nâng cao năng lực quản lý khoa học của đội ngũ cán bộ khoa, bộ môn, năng lực NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên của các khoa KHXH&NV; nâng cao vị thế, uy tín khoa học của khoa ở trong và ngoài HV, TSQ quân đội; nâng cao chất lượng các sản phẩm NCKH, chất lượng xã hội hóa kết quả NCKH.
Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên nâng cao về trình độ lý luận chính trị, nhất là nâng cao giác ngộ lý tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao hiểu biết về lịch sử thế giới, lịch sử, truyền thống dân tộc, chức năng, nhiệm vụ của quân đội… Đây là những yếu tố cơ bản, là cơ sở để phát triển, nâng cao thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận để khám phá, tiệm cận chân lý khoa học, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng giảng viên thỉnh giảng và các nhà khoa học thuộc ngành KHXH&NV tham gia các đề tài khoa học, các buổi thông tin khoa học, các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, tham gia hội đồng nghiệm thu các công trình, đề tài, sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, tài liệu dạy học… Trên cơ sở nắm chắc số lượng, chất lượng lực lượng giảng viên thỉnh giảng và các nhà khoa học thuộc ngành KHXH&NV, sở trường, thế mạnh của từng người để cấp ủy, chỉ huy các khoa KHXH&NV ở các HV, TSQ quân đội phát huy tốt nhất trình độ, năng lực của lực lượng này trong hoạt động NCKH của khoa, giúp cho khoa đủ khả năng thực hiện tốt mọi công trình, đề tài nhiệm vụ NCKH được giao, nâng cao chất lượng các sản phẩm NCKH.