Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - TP Đà Nẵng

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp và cách thức Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – TP. Đà Nẵng nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc ở tiểu học.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân loại - hệ thống lý thuyết: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung liên quan của đề tài, tiến hành phân loại và hệ thống hoá các lý thuyết nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Siuw phạm và các thầy cô giáo trong trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm để có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu.

Giới hạn về phạm vi nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Tham gia tiết dạy của GV để tiến hành quan sát, theo dừi cỏch tiến hành dạy cũng như phương phỏp của GV. Phương pháp điều tra: Xây dựng các phiếu điều tra để khảo sát thực trạng về tích hợp giáo dục môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5.

Cấu trúc của khóa luận

Khái niệm về giáo dục tích hợp

Giáo dục tích hợp là một quan niệm về quá trình học trong đó có những quá trình học nhằm hình thành ở người học các năng lực cụ thể và có dự tính trước các năng lực cần thiết đối với người học để chuẩn bị cho quá trình học hành trong tương lai, hoặc để kết nối học sinh với đời sống lao động xã hội. Giáo dục tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, tạo cho người học những năng lực chung để họ có cơ hội vận dụng một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của bản thân khi xử lý một tình huống và có thể đối phó với một tình huống khó khăn bất ngờ hoặc một tình huống chưa bao giờ gặp mặt.

Khái niệm môi trường

Ngoài các hoạt động học riêng lẻ cần có cho những năng lực trên, giáo dục tích hợp dự định các hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng tổng hợp những tri thức, các kỹ năng và những thao tác học một cách toàn vẹn nhất. - Khi nói đến ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục học trước hết và chủ yếu muốn nhấn mạnh đến môi trường xã hội và khẳng định rằng, để phát triển các đặc điểm tâm lý người và nhân cách thì cần phải có xã hội loài người.

Giáo dục môi trường

+ Môi trường là nguồn gốc của tâm lý người: sống trong nền văn hóa, con người mới lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội – lịch sử và biến thành kinh nghiệm riêng của mình, tạo ra những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới. Môi trường xã hội được phân thành môi trường lớn (được đặc trưng chủ yếu bởi tính chất của nhà nước, chế độ chính trị xã hội, chế độ kinh tế, nền văn hóa) và môi trường nhỏ (như gia đình, họ hàng, làng xóm, nhà trường, đoàn đội).

Hình 1: Bãi rác tại một ven đường làng quê
Hình 1: Bãi rác tại một ven đường làng quê

Ý nghĩa và mục tiêu của tích hợp giáo dục môi trường thông qua môn Tập đọc

Cách tiếp cận tích hợp xoay quanh một "môn học hoặc một hoạt động" công cụ ' hoặc "môn học" các hoạt động giáo dục có đặc trưng là có một phần nội dung là đặc trưng tuy nhiên vẫn có thể sử dụng các môn học khác trong nội dung của mình. Ở phân môn Tập đọc, các bài được xây dựng theo từng chủ điểm, có sự lập lại, mở rộng và nâng cao giúp học sinh làm quen với từng mảng kiến thức từ gần gũi như chủ điểm gia đình, nhà trường, thầy cô, anh em, ông bà.

Các mức độ tích hợp GDBVMT trong phân môn Tập đọc lớp 5 + Tích hợp toàn phần

Vận dụng trong dạy học, hình thức này góp phần làm cho người học thực hiện quá trình học tập đảm bảo nguyên tắc tiếp nhận tri thức trong chỉnh thể, hệ thống và dựa trên những căn cứ khoa học rừ ràng. Ở phân môn Tập đọc còn tích hợp nhiều nội dung giáo dục khác cho học sinh như giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, tư tưởng Hồ Chí Minh, phòng tránh tai nạn bom mìn.

Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 1. Đặc điểm nhận thức

    Các em đã có thể tiến hành phân tích đối tượng mà không cần hành động trực tiếp với đối tượng, các em đã có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những thuộc tính khác nhau về đối tượng bằng ngôn ngữ. Tuổi này các em thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham học hỏi, lòng thương người, lòng vị tha trong quá trình phát triển, HS luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; tính cách của các em còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực tố chất của cỏc em cũn chưa được bộc lộ rừ rệt, nếu cú được tỏc động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển.

    Vai trò của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học

      Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm hiểu về nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, chuẩn kiến thức kĩ năng về giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp 5, cũng như thực tiễn việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giờ Tập đọc ở lớp 5 hiện nay. Với một số cơ sở lý luận trên tôi nhận thấy rằng có rất nhiều cách cũng như phương pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ môi trường nhưng chung quy đó để có cái nhìn khách quan và đúng đắn thì ngay từ đầu chúng ta cần phải bắt đầu từ những cái nhỏ nhất để khắc phục cũng như đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với phân môn Tập đọc.

      Khảo sát điều tra

        Phát triển tư duy: mỗi bài đọc giúp cho các em nhận thức thêm được mảng nhỏ của cuộc sống, nhận thức của các em phát triển tầm hiểu biết của các em được mở rộng, ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, từ đó tư duy phát triển. Kết quả bảng 1.2 cho thấy, có 100% GV cho rằng dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó GV tổ chức hoạt động để HS huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới nhằm phát triển năng lực cần thiết.

        Bảng 1.2: Hiểu biết của GV về dạy học tích hợp
        Bảng 1.2: Hiểu biết của GV về dạy học tích hợp

        Đánh giá thực trạng

        Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong phân môn Tập đọc lớp 5 cho các em có thể nói là một việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa đối với tình hình như hiện nay, đất nước của chúng ta đang ngày càng phát triển thì vấn nạn về ô nhiễm môi trường cũng ngày một tăng cao, cho nên GV cần phải tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các môn học hàng ngày có thể kể đến như môn Tập đọc 5. Ngoài ra trong quá trình tích hợp giảng dạy, giáo viên cần nhấn mạnh cho các em học sinh biết được những việc làm khiến ô nhiễm môi trường thì sẽ gây ra nhiều tác hại đáng kể đến cho chúng ta và nó rất là đáng sợ phải kể đến như: nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình người thân của các em, không khí bị ô nhiễm nặng nề và để các em biết việc bảo vệ môi trường là quan trọng như thế nào và cần phải làm sao để có thể bảo vệ được môi trường ít nhất là ở môi trường mà các em đang sinh sống.

        Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5

          Sau khi khảo sát và xử lí kết quả khi khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (trên địa bàn thành phố Đà Nẵng) về vấn đề xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5 tôi đã các định được những mặt tích cực có để phát huy: chú ý sử dụng các phương tiện trực quan trọng trong các hoạt động nhằm hỗ trợ để các em phát triển.Giáo viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5. Song song với nó tôi nhận thấy, khi xây dựng các biện pháp tôi cũng chú ý đến những biện pháp cần được sửa chữa và khắc phục như: Giáo viên chưa khai thác, sử dụng những biện pháp cho các em thực hành trong hoạt động mở rộng vốn từ khi tham gia các tiết Tiếng Việt tăng cường để sáng tạo, thời gian cho các em tham gia đóng vai vào các nhân vật còn ít, thời gian hoạt động và không gian hoạt động đôi khi còn bị hạn chế.., từ cơ sở đó để xây dựng, phát triển và bổ sung các biện pháp sao cho hoàn thiện hơn.

          Một số biện pháp áp dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài dạy phân môn Tập đọc lớp

            Kĩ chúng em biết 3 là hình thức tổ chức các hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa các hoạt động cả nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của từng cá nhân và phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS và HS trong khi tích hợp nội dung GDBVMT. - Trò chơi “Hoạ sĩ của môi trường”: GV thiết kế các dạng bài tập để HS được trải nghiệm vẽ tranh phản ánh về các vấn đề môi trường (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…), tuyên truyền bảo vệ môi trường (các việc làm cần thực hiện để bảo vệ môi trường), thành phố/khu phố em yêu… Sau khi HS vẽ tranh, GV có thể cho các em dán các bức tranh ở góc sản phẩm của lớp, tạo cơ hội cho các em được trình bày về các bức tranh của mình trong các tiết học có nội dung tương ứng có thể tích hợp liên hệ.

            Một số lưu ý khi dạy học tích hợp GDBVMT trong phần môn Tập đọc lớp 5

            Học sinh Tiểu học rất thích những hoạt động tích hợp bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5 bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em: Tích hợp bảo vệ môi trường trong phân môn Tập đọc lớp 5 giúp các em có hứng thú trong học tập và phát triển về năng lực tự chủ và tự học hơn. Sau khi hoàn thành chương 3 tôi kết luận rằng việc áp dụng biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho các em học sinh tiểu học lớp 5 là rất cần thiết nó giỳp cho cỏc em mở rộng và hiểu biết rừ hơn về thiờn nhiờn, về cuộc sống gia đình xung quanh nơi các em sinh sống, các em ý thức hình thành thói quen việc bảo vệ môi trường.

            Khuyến nghị

            Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các chủ đề về môi trường nhằm hỗ trợ cho bài học có lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ cùng với cha mẹ phụ huynh học sinh giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.