MỤC LỤC
Mục đích của đề tài hướng việc thiết kế hệ thống bài tập toán lớp 1 sử dụng trong giờ ôn luyện, tự học, nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập, rèn luyện kỹ năng và nâng cao nhận thức cho học sinh.
Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,..Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Nhờ ảnh hưởng của hoạt động học tập, HS Tiểu học dần dần chuyển từ nhận thức các mặt bên ngoài của hiện tượng sang những thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào tư duy. Hoạt động phân tích – tổng hợp còn sơ đẳng, HS các lớp đầu bậc Tiểu học chủ yếu tiến hành phân tích – trực quan – hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng.
Để điều tra GV về mức độ cần thiết của việc sử dụng hệ thống bài tập toán trong tiết ôn luyện, tự học lớp 1, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Theo thầy/cô, việc thiết kế hệ thống bài tập toán cho HS lớp 1 trong dạy học các tiết ôn luyện, tự học có cần thiết không?”. Để điều tra thực trạng của GV về việc thiết kế hệ thống bài tập trong dạy các tiết ôn luyện, tự học trên 5 GV dạy lớp 1, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Thầy (cô) có thiết kế hệ thống bài tập sử dụng trong giờ ôn luyện, tự học môn Toán không?”. * Nội dung 4: Thực trạng thiết kế BTT sử dụng trong giờ ôn luyện, tự học Để điều tra GV về Thực trạng thiết kế BTT sử dụng trong giờ ôn luyện, tự học, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Thầy (cô) thiết kế bao nhiêu bài tập sử dụng trong một giờ ôn luyện, tự học môn Toán?”.
Để điều tra về những khó khăn của GV khi thiết kế hệ thống bài tập sử dụng trong tiết ôn luyện, tự học, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Theo thầy (cô) việc thiết kế hệ thống bài tập sử dụng trong giờ ôn luyện, tự học môn Toán có những khó khăn gì?. Nội dung 1: Mức độ hứng thú khi làm BTT trong tiết ôn luyện, tự học Để tìm hiểu được mức độ hứng thú của HS khi làm các bài tập trong tiết ôn luyện, tự học chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Các em có thích làm các bài tập trong tiết ôn luyện, tự học hay không?”. * Nội dung 3: Sự cần thiết của việc làm các BTT trong tiết ôn luyện, tự học Để điều tra về Sự cần thiết của việc làm các BTT trong tiết ôn luyện, tự học trên 100 HS lớp 1, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Theo em, việc làm các bài tập trong tiết ôn luyện, tự học có cần thiết không?.
Để điều tra về Mức độ hứng thú của cả lớp khi giải các BTT trong tiết ôn luyện, tự học trên 100 HS lớp 1, chúng tôi xây dựng câu hỏi: “Trong tiết ôn luyện, tự học có sử dụng hệ thống bài tập GV tự thiết kế, em thấy không khí lớp học như thế nào?. Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề về lí luận như sau: một số vấn đề về BBT gồm BTT, giải toán, vai trò của việc giải BTT trong học tập, đặc điểm nhận thức của HS giai đoạn 1, mục tiêu và nội dung của môn Toán lớp 1, hệ thống BTT lớp 1. Qua kết quả phiếu điều tra của GV và HS, chúng tôi nhận thấy rằng cả GV và HS đều có hứng thú với việc thiết kế và được làm các bài tập trong tiết ôn luyện, tự học, tuy nhiên trong quá trình dạy học các tiết ôn luyện, tự học đa số GV đã lâu không thiết kế BTT mà chỉ cho HS làm lại các BTT trong giờ chính khóa còn chưa làm hết.
Kết quả tìm hiểu giữa vấn đề lý luận và thực tiễn chúng tôi nhận thấy rằng việc thiết kế hệ thống BBT cho HS lớp 1 là một việc làm cần thiết, vì thế đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu quy trình xây dựng bài tập sao cho thật chặt chẽ, hợp lí để đưa ra những bài tập mang lại hiệu quả cao, hình thành một hệ thống bài tập mang tính khả thi.
- Các bài tập phải vừa sức với học sinh, không vượt quá yêu cầu trong chương trình và SGK lớp 1. - Các bài tập phải giúp HS rèn luyện kỹ năng làm toán nhanh nhẹn, khả năng linh hoạt khi giải các bài toán. - Nội dung các bài tập phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gần gũi với học sinh.
Một số nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học. Hệ thống bài tập phải cú tớnh khoa học, chớnh xỏc, rừ ràng, khụng mập mờ giữa các bài tập khác nhau, có ngôn ngôn ngữ riêng của các bài tập. Hệ thống bài tập phải kích thích được tinh thần hứng thú học tập của học sinh, khơi dậy tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
Qua việc giải quyết các bài tập thuộc các mảng khác nhau sẽ hình thành cho các em tác phong làm việc, học tập, suy nghĩ có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, có ý thức độc lập, sáng tạo, có tinh thần vượt khó, luôn tự tin, kiên trì trong cuộc sống. Trong các bài tập khác nhau hoặc trong cùng một phần bài tập dù có những dữ kiện, những yêu cầu khác nhau nhưng đảm bảo nội dung các bài tập tính hệ thống, độ khó dần được nâng cao. Hệ thống các bài tập nên được lồng ghép giữa các mảng kiến thức khác như: số học, hình học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học.
Thông qua việc giải các bài toán này, HS hình thành khả năng tự học, tự đánh giá, đồng thời kích thích hứng thú học tập.
HS biết cách huy động tất cả những gì đã học vào giải quyết các bài tập. Các bài tập trong hệ thống bài tập phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các bài tập được xây dựng phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Bước 5: Xác định nội dung bài tập - Đối tượng mà học sinh cần giải quyết - Tư liệu, dữ kiện có liên quan. Bước 3: Xác định mục tiêu: Sau khi làm bài tập này, HS biết nhận diện và giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng 2 số trong phạm vi 100. Bước 4: Xác định mảng kiến thức bài tập: Giải toán có lời văn Bước 5: Xác định nội dung bài tập.
Thiết kế hệ thống bài tập toán cho học sinh lớp 1 trong tiết ôn luyện, tự học.
Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé) trong một nhóm số.
- Cần, bồi dưỡng cho GV những kỹ năng thiết kế hệ thống bài tập môn Toán nói riêng và những bộ môn khác trong chương trình nói chung. - Cần cung cấp nhiều công cụ hơn để GV có thể thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập một cách sáng tạo, hiệu quả. - Cần khuyến khích, động viên GV tham gia thiết kế hệ thống bài tập sử dụng trong tiết ôn luyện, tự học.
- GV cần phải nghiên cứu kỹ nội dung, mục tiêu HS cần đạt được trong môn Toán lớp 1 để có thể thiết kế hệ thống bài tập có hiệu quả. - GV cần giỳp học sinh hiểu rừ vai trũ của hệ thống bài tập trong tiết ụn luyện, tự học để HS thực hiện có hiệu quả trong quá trình học. - GV ngoài việc thiết kế hệ thống bài tập có hiệu quả còn cần có biện pháp sử dụng hệ thống bài tập đã thiết kế để việc thiết kế không trở nên vô nghĩa.