Khai thác Giá Trị Nơi Chốn Trong Tổ Chức Không Gian Khu Vực Trung Tâm Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

  • KHAI THÁC GIÁ TRỊ NƠI CHỐN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU VỰC TRUNG

    Xét bối cảnh nền văn hoá Việt Nam mang tính cộng đồng làng xã, có tính trọng âm, nơi chốn trong luận án được hiểu và khái niệm là địa điểm có sự gắn bó tinh thần của cộng đồng dân cư nơi đó, được xây dựng trên nền tảng các đặc trưng vật thể và phi vật thể. Tổng quan về khai thác nơi chốn tại TP.HCM và trên thế giới Bên cạnh việc khai thác giá trị nơi chốn thành công của các đô thị như Singapore với các khu phố người Hoa, người Ấn,…; biến Busan thành thánh đường điện ảnh, phục hồi dòng suối Cheonggyecheon ở Hàn Quốc; chuyển đổi “lấy đất từ nước” sang “nhường lại đất cho nước” ở Hà Lan,… thì cũng có không ít thất bại từ khuynh hướng “Tabula Rasa” (tấm bảng sạch) phá bỏ các công trình cũ để xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại nhưng thiếu bản sắc nhen nhóm khắp nơi trên thế giới. TP.HCM cũng không ngoại lệ khi nhiều không gian nơi chốn có giá trị lịch sử như những công trình kiến trúc Pháp, cảnh quan sông Sài Gòn, cấu trúc đô thị hiện đại, lối sống cộng đồng phong phú đang bị đe doạ vì lợi ích kinh tế cũng như tầm nhìn hạn hẹp.

    - Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị nơi chốn trong tổ chức không gian Khu vực trung tâm TP.HCM phù hợp với bối cảnh phát triển đô thị nhưng vẫn gỡn giữ được những giỏ trị cốt lừi của lịch sử để lại. Nhận diện các địa điểm là nơi chốn trung tâm TP.HCM Việc nhận diện các địa điểm là nơi chốn trong Khu vực trung tâm TP.HCM được thực hiện bằng phương pháp chồng lớp bản đồ giữa (i) Bản đồ các địa điểm đặc trưng trong Khu vực trung tâm TP.HCM được lựa chọn bằng phương pháp điều tra xã hội học và (ii) Bản đồ các địa điểm đặc trưng trong Khu vực trung tâm TP.HCM được xác định bằng phương pháp phân tích hình thái không gian đô thị ở chương 1, kết hợp cùng khung nhận diện các yếu tố tạo lập nơi chốn. Nơi chốn là những địa điểm có sự chồng lấn không gian giữa hai bản đồ và có sự xuất hiện của các yếu tố tạo lập nơi chốn là các yếu tố vật thể và phi vật thể đặc trưng được nhìn thấy ở bước phân tích hình thái không gian đô thị.

    Có nhiều nơi chốn xuất hiện trong khu vực trung tâm như: Nhà thờ Đức Bà, UBND TP.HCM, Dinh Độc Lập, Nhà hát Thành phố, Công viên Bến Bạch Đằng, Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm viên Sài Gòn, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Chợ Bến Thành, Đường Đồng Khởi,… Từ kết quả trên, xuất hiện những khu vực có vùng chồng lấn đậm nét trên bản đồ khác biệt so với các khu vực khác, nó có thể được xem là các địa điểm tiêu biểu của Khu vực trung tâm TP.HCM được sử dụng để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo. Tổng hợp các giá trị nơi chốn trong KV trung tâm TP.HCM Tổng hợp các giá trị nơi chốn nổi trội Khu vực trung tâm TP.HCM bằng cách chồng lớp hai kết quả trên đưa đến một kết quả toàn diện, bao gồm cả cảm nhận của cộng đồng và cái nhìn cấp độ vĩ mô của công tác chuyên môn. (iii) - Giải pháp khai thác giá trị nơi chốn KV Nhà thờ Đức Bà (iv) - Giải pháp khai thác giá trị nơi chốn KV Nhà hát Thành phố (v) - Giải pháp khai thác giá trị nơi chốn KV Phố đi bộ Nguyễn Huệ (vi) - Giải pháp khai thác giá trị nơi chốn KV Công viên Bến Bạch.

    Phương pháp này không chỉ đảm bảo rằng khung nhận diện phản ánh chính xác và toàn diện các yếu tố tạo nên giá trị của nơi chốn, mà còn đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tất cả được tích hợp vào hai nhóm (nhóm yếu tố vật thể và nhóm yếu tố phi vật thể) và sáu yếu tố tạo lập giá trị nơi chốn (công trình kiến trúc, không gian mở nhân tạo, không gian mở tự nhiên, lịch sử, môi cảnh, hoạt động). Xét theo chiều ngang, đó là phạm trù tạo thành, ví dụ: công trình kiến trúc phối kết cùng lịch sử sẽ cho ra di sản kiến trúc, lịch sử phối kết với hoạt động hình thành nên di sản phi vật thể,… Xét theo chiều dọc, đó là những cặp từ có sự tương quan và tương hỗ cho nhau mang ý nghĩa trong không gian đô thị, ví dụ đường phố gắn với nhân vật, nhà ở gắn với hoạt động thường nhật, công cộng gắn với các sự kiện, khí hậu gắn với địa hình,….

    Vì vậy, khung nhận diện gía trị nơi chốn có tính khoa học cao khi sử dụng các cơ sở khoa học và phương pháp tiếp cận đa ngành trên nền tảng phối kết hợp lý, chặt chẽ mang tính bao quát và toàn diện. Khung nhận diện giá trị nơi chốn áp dụng cho khu vực TP.HCM, một thành phố có lịch sử phong phú hơn 300 năm, cùng với đó là thiên nhiên ưu ái làm nên cấu trúc đô thị và con người Sài Gòn nhiều xúc cảm. Thêm vào đó, ý kiến của cộng đồng dân cư được ghi nhận một cách khách quan qua điều tra xã hội học khi áp dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn sẽ tiệm cận với kết quả hoàn hảo khi ứng dụng.

    Xét về mặt logic, khung nhận diện gía trị nơi chốn là cơ sở khoa học thực tiễn để triển khai thực hiện việc khai thác giá trị nơi chốn nhằm tạo lập bản sắc cho các đô thị, hướng tới những giá trị bền vững cho cộng đồng dân cư. Qua việc phân loại và đánh giá các yếu tố vật thể và phi vật thể, từ kiến trúc, không gian tự nhiên đến văn hóa, lịch sử và hoạt động cộng đồng, khung nhận diện này giúp các nhà quy hoạch và phát triển đô thị nắm bắt được cái hồn, cái tinh túy của mỗi nơi chốn. Do đó, việc áp dụng khung nhận diện giá trị nơi chốn không chỉ mang tính ứng dụng cao trong việc phát triển và quản lý đô thị mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường sống chất lượng, bền vững cho tương lai.

    Cung cấp một mô hình cho cách thức các thành phố có thể phát triển một cách toàn diện, kết hợp giữa việc bảo tồn di sản lịch sử, văn hóa với việc tạo ra một môi trường đô thị bền vững, hài hòa và chất lượng sống tốt, là niềm tự hào cho cộng đồng.

    1.3.3. Hình thái không gian đô thị khu vực trung tâm TP.HCM
    1.3.3. Hình thái không gian đô thị khu vực trung tâm TP.HCM