Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật tại thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

Các đối tượng được phỏng vấn là: cán bộ Thành uỷ Hà Nội; cán bộ phụ trách mảng giáo dục TKT thuộc UBND TP Hà Nội; chuyên gia của Ban chỉ đạo Giáo dục TKT và TE có HCKK thuộc Sở GDĐT; cán bộ phụ trách lĩnh vực GDHNcủa Sở GDĐT Hà Nội và các cán bộ phụ trách lĩnh vực GDHN thuộc phòng các phòng GDĐT trên địa bàn 3 quận nghiên cứu nhằm làm rừ mức độ thực hiện chớnh sỏch tại cỏc cơ sở giỏo dục này. Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với cán bộ QL, GV & NV tại trường học; cha mẹ/ người chăm sóc HSKT và cha mẹ/ người nuôi dưỡng HS không KT (sau đây gọi là cha mẹ HS không KT) tại 3 trường tham gia nghiên cứu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rừ hơn những thụng tin đó thu được từ khảo sỏt định lượng.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người làm công tác giảng dạy về chính sách, đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành chính sách công tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình nghiên cứu và học tập; là nguồn tư liệu có giá trị cho các chuyên gia hoạch định chính sách bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách cho phù hợp thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, những bài học rút ra từ việc thực hiện chính sách sẽ giúp các cơ quan QL, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này có thêm những kinh nghiệm trong việc áp dụng chính sách vào thực tế.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDHN ĐỐI VỚI TEKT

Một số khái niệm cơ bản 1. Trẻ em khuyết tật

Theo Hồ Việt Hạnh (2017), sự vận động đặc thù của lịch sử đã tạo ra cơ chế nhân dân trao quyền lãnh đạo, QL mình cho hai thực thể là Đảng và Nhà nước, do đó, tác giả định nghĩa: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [19, tr.6]. Quá trình thực thi trải qua nhiều giai đoạn, theo trình tự thông thường là: thông qua đạo luật cơ bản, tiếp theo là các quyết định của các cơ quan thực thi chính sách, sự tuân thủ của các nhóm lợi ích với các quyết định đó, các tác động thực tế của các đầu ra, những tác động về nhận thức, và cuối cùng là những sửa đổi quan trọng trong đạo luật cơ bản.

Sơ đồ 2.1. Quy trình chính sách công
Sơ đồ 2.1. Quy trình chính sách công

Các chính sách hợp phần của chính sách giáo dục hoà nhập a. Chính sách ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh

“Ngoài các quyền của người học theo quy định, TKT học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây: Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được lập kế hoạch giáo dục cá nhân dựa trên khả năng và nhu cầu; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả; được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, được bảo mật thông tin về tình trạng KT; được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện”. Nhà giáo, GV, giảng viên tham gia GDHN ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định còn thực hiện các nhiệm vụ: “Tôn trọng và thực hiện các quyền của NKT; bảo mật thông tin về tình trạng KT của cá nhân NKT và gia đình NKT; phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT và gia đình NKT lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với NKT học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của NKT; phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập; tư vấn cho NKT và gia đình NKT về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của NKT; phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với NKT; thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập”.

Nguyên tắc thực hiện chính sách GDHN

Nguyên tắc giáo dục tôn trọng sự khác biệt đảm bảo rằng mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp hình thức giáo dục NKT cần phải thích ứng với những khác biệt của cá nhân và đảm bảo cho sự tôn trọng những khác biệt ấy. NKT sẽ dễ dàng hiểu biết hơn về cộng đồng, chấp nhận và tuân theo những quy ước làng xã ở chính nơi các em được sinh ra (yếu tố tác động văn hóa), do vậy, NKT sẽ hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống cộng đồng.

Chủ thể thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập

Lực lượng tham gia thực hiện chính sách vì thế rất đông đảo, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân hoặc các đối tượng của chính sách… Trong đó, các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các công chức của các cơ quan đó bao giờ cũng là chủ thể triển khai trước hết và quan trọng nhất, bởi đây là các cơ quan có nhiệm vụ QL và tổ chức triển khai những công việc hàng ngày của Nhà nước. Từ tiếp cận ở trên có thể thấy quá trình thực hiện chính sách công cần có sự tham gia của nhiều chủ thể; số lượng chủ thể và vai trò của từng chủ thể tham gia tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể và bối cảnh của từng quốc gia.

Quy trình thực hiện chính sách GDHN

Đồng thời, việc phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện chính sách cũng là cơ hội để những người thực hiện chính sách có thể thu về được những ý kiến, sáng kiến đóng góp phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi trong thực tế do đối tượng thụ hưởng đề xuất, hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện chính sách GDHN. Nội dung đánh giá, tổng kết này bao gồm: các hoạt động triển khai thực hiện chính sách có phù hợp với mục tiêu đặt ra không; mục tiêu chính sách đã được thực hiện chưa; sự hưởng ứng với việc triển khai chính sách; ý thức thực hiện các nội dung quy định của chính sách như thế nào; các biện pháp thực hiện có mang lại hiệu quả tối đa không; điều kiện thời gian, không gian có phù hợp không….

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDHN

Điều này đòi hỏi chính sách GDHNTKT cần có hệ thống văn bản pháp quy đủ mạnh, bảo đảm cơ hội bình đẳng tham gia GDHN với chất lượng cao của TKT; cần có qui định hỗ trợ kinh phí cho GV dạy và HSKT học hòa nhập; cần tăng cường vai bồi dưỡng nâng cao về GDHN cho GV, và sự phối hợp giáo dục chặt chẽ giữa ba môi trường, gia đình – nhà trường – cộng đồng xã hội trong việc triển khai thực hiện chính sách. Điều này là vì, theo chiều dọc, sự tương tác và trao đổi làm cho cấp dưới nắm bắt được mục tiêu và yêu cầu chính sách của cấp trên, còn cấp trên cũng có thể nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện của cấp dưới hay cấp thực thi trực tiếp; theo chiều ngang, việc thực hiện chính sách thường liên quan đến nhiều cơ quan và nhiều người với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, nhưng trong quá trình hợp tác giữa các cơ quan và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.

Khung phân tích thực hiện chính sách GDHN

Vì vậy, để tăng cường sự tiếp nhận của đối tượng chính sách, việc hoạch định chính sách cần phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thể hiện được lợi ích cơ bản của người dân hoặc xác định mức độ phù hợp trong điều chỉnh hành vi đối với đối tượng chính sách.

Sơ đồ 2.4. dưới đây thể hiện khung lý thuyết nghiên cứu của luận án:
Sơ đồ 2.4. dưới đây thể hiện khung lý thuyết nghiên cứu của luận án:

Kinh nghiệm thực hiện chính sách GDHN ở Việt Nam 1. Khái quát tình hình thực hiện chính sách GDHN ở Việt Nam

Thực hiện Kế hoạch số 5591/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai quyết định 1438/QĐ-TTG ngày 29/10/2018 của Thủ tướng chính phủ “phê duyệt Đề án hỗ trợ TEKT tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, GD tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025”, các cơ quan, ban ngành đã thực hiện nhiệm vụ cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp cho TKT; cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ TEKT tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng cho cha mẹ, người chăm sóc TEKT; cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TEKT cho cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến TEKT, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp TEKT. Để công tác giúp TKT hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể: thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ GDHN TKT trong trường mầm non nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn thuộc lĩnh vực GDHN TKT mầm non nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục TKT được hòa nhập một cỏch hiệu quả nhất; chỉ đạo cỏc nhà trường thường xuyờn theo dừi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiờu chớ cụ thể để đánh giá; GV lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể đảm bảo phù hợp , vừa sức đối với trẻ; các văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, kế hoạch thực hiện chính sách về GDHN được ban hành nhanh chóng, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chính sách GDHN trong thực tế.

Bài học từ thực tiễn trong việc thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT

Việc nghiên cứu chương 2 cho thấy GDHN là phương thức giáo dục mang lại nhiều lợi ích cho TKT và việc thực hiện chính sách GDHN cho TKT là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn mà GDHN tại các trường đang phải đối mặt như năng lực chuyên môn về GDHN của GV có hạn và môi trường học hoà nhập chưa đạt tiêu chuẩn. Một trong những điểm nhấn quan trọng của chương 2 là làm rừ được quy trỡnh thực hiện chớnh sách GDHN đối với TKT gồm 5 bước: “1/ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách GDHN đối với TKT; 2/ Phổ biến, tuyên truyền chính sách; 3/ Tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp thực hiện chính sách; 4/ Đôn đốc, kiểm tra, duy trì việc thực hiện chính sách; 5/ Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện chính sách”.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HềA NHẬP ĐỐI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa bàn nghiên cứu

Số lượng HSKT ở Bảng 3.1 mới là số trẻ được phát hiện và có giấy tờ xác nhận của địa phương là KT, tuy nhiên, theo nhiều cán bộ và GV tại các trường tiểu học, đây chưa phải là con số thực tế, bởi riêng đối với dạng KT tự kỉ và trí tuệ, vẫn còn không ít học sinh có biểu hiện của các dạng tật này, nhưng các cha mẹ hoặc gia đình trẻ vẫn chưa dám đối mặt, chưa thừa nhận. Theo đó, quận Thanh Xuân đã đi đầu về việc triển khai các biện pháp triển khai GDHN để thực hiện đề án của TP nhằm hỗ trợ HSKT học hoà nhập, như các biện pháp về thông tin tuyên truyền, tổ chức khám sàng lọc HSKT để xác định nội dung GD chuyên biệt đối với từng cá nhân ngoài giờ học hoà nhập trên lớp, phân bổ thời gian học hoà nhập hợp lý để HSKT vừa được học hoà nhập vừa được hỗ trợ giáo dục chuyên biệt….

Bảng 3.1. Số lượng học sinh KT cấp tiểu học học hoà nhập tại TP Hà Nội
Bảng 3.1. Số lượng học sinh KT cấp tiểu học học hoà nhập tại TP Hà Nội

Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập trên địa bàn thành phố Hà Nội

* Đối với sở giáo dục và đào tạo: Sở GDĐT chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân TP về quy mô, chất lượng GDHN trên địa bàn TP; Tham mưu UBND TP “phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển GDHNđáp ứng nhu cầu GDHN tại địa phương; Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định về giáo dục hòa nhập; xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về GDHN tại địa phương; Kiểm tra, giám sát hỗ trợ việc thực hiện GDHN tại các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trên địa bàn TP; Phối hợp với cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong việc hướng dẫn phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN thực hiện chính sách về GDHN tại địa phương; Hướng dẫn phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, các trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ GDHN tại địa phương”. Các trường tiểu học (cơ sở giáo dục) có vai trò “tuyên truyền, vận động NKT, gia đình NKT, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập; vận động NKT, gia đình NKT cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về khả năng và nhu cầu của NKT cho cơ sở giáo dục và hội đồng xác nhận mức độ KT cấp phường, thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của NKT; Cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về kết quả chăm sóc, can thiệp sớm và giáo dục NKT cho các bên liên quan khi NKT chuyển cấp, chuyển cơ sở giáo dục hoặc chuyển về gia đình; Bảo mật thông tin về tình trạng KT của cá nhân NKT và gia đình NKT; Chủ trì, phối hợp với NKT và gia đình NKT xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của NKT”.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về thực trạng lập kế hoạch hoạt động GDHN
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá về thực trạng lập kế hoạch hoạt động GDHN

Thực trạng thực hiện các hợp phần chính sách GDHN đối với TEKT 1. Thành tựu

Kết quả phỏng vấn sâu CBQL tại các trường học cho thấy, trong các cuộc họp về thực hiện nội dung và chương trình đào tạo đầu năm học, BGH các trường đều thảo luận, cân nhắc và quyết định về việc điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phự hợp với đặc thự của từng dạng KT của HS, và được thể hiện rừ trong kế hoạch giỏo dục cỏ nhõn của HSKT do GVCN lập nên. Đối với tập huấn về GD TKT, chúng tôi cũng chỉ cố gắng tiếp nhận những văn bản, chỉ đạo mới của cơ quan nhà nước, còn các kiến thức chuyên ngành thì thực sự rất khó để hiểu trong bối cảnh có quá nhiều việc cùng lúc” (PVS, nữ 42 tuổi, CBQL trường MĐ2).

Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT trên địa bàn TP Hà Nội 1. Thành tựu

Chất lượng của các chương trình tập huấn, bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ phụ trách tổ chức trong việc lập kế hoạch nội dung tập huấn, mời giảng viên có trình độ, chuẩn bị hậu cần đầy đủ… Đồng thời, chế độ hỗ trợ cho đội ngũ GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng về GDHN không có, GV vẫn phải tự thu xếp công việc giảng dạy của mình khi tham gia tập huấn, nên tình trạng GV bỏ hoặc tham gia không đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng vẫn còn rất nhiều. Về ngân sách đào tạo, bồi dưỡng, ngoài nguồn ngân sách bố trí hàng năm dành cho công tác bồi dưỡng GV của Sở (đây là nguồn ngân sách bồi dưỡng chung cho tất cả các GV chứ không chỉ riêng là ngân sách bồi dưỡng về GDHN), các trường chưa có cơ chế hoặc hoạt động nào để huy động nguồn lực xã hội hoá vào việc thực hiện chính sách GDHN.

Nhu cầu của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách đối với việc thực hiện chính sách GDHN

    Nhận thức này của cha mẹ là thuận lợi rất lớn trong việc triển khai chính sách GDHN tại các trường học, giúp các gia đình có TKT chủ động hơn trong việc tiếp cận chính sách và là động lực cho các gia đình có TKT khác cho con em mình đi đánh giá KT để có giấy xác nhận chính thức từ chính quyền địa phương nhằm hưởng các lợi ích do chính sách mang lại. Số liệu tại Bảng 3.9 cho thấy, tất cả các CBQL, GV, NV tại trường học đều có mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn GDHN; được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp khi tham gia dạy hoà nhập và mong muốn nhà nước đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo việc triển khai GDHN tại trường học.

    Bảng 3.8. Lý do CBQL và GV, NV không đồng ý phương thức GDHN
    Bảng 3.8. Lý do CBQL và GV, NV không đồng ý phương thức GDHN

    Nhu cầu của đối tượng tham gia thực hiện chính sách đối với các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN

    Đối với nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách, một tỉ lệ khá cao số người được điều tra khẳng định việc quy định trách nhiệm của cơ quan phối hợp thực hiện chính sách và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách là Rất cần thiết với tỉ lệ tương ứng là 43,4% và 54,1%. Tóm lại, qua việc tìm hiểu, điều tra nhận thức và nhu cầu của gia đình HSKT, phụ huynh HS không KT; đội ngũ GV tại trường học và các cán bộ công chức phụ trách việc thực hiện chính sách GDHN, kết quả cho thấy tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều đánh giá rất cao về sự cần thiết và tính khả thi của chính sách GDHN, việc thực hiện chính sách cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách này.

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GDHNĐỐI VỚI TKT TẠI

    Quan điểm thực hiện chính sách GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội đến năm 2030

    Mở rộng hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao cho TKT, tạo điệu kiện để TKT có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, thúc đẩy hòa nhập cộng đồng. Bảy là, tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức trong khu vực và thế giới trong các hoạt động trợ giúp TKT; tích cực hưởng ứng thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trợ giúp NKT, TEKT theo khuyến cáo Biwako; Công ước quốc tế về quyền của NKT, Công ước quốc tế về quyền của TEKT, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo cán bộ làm việc cùng NKT, TEKT.

    Mục tiêu thực hiện chính GDHN đối với TEKT tại TP Hà Nội đến năm 2030

    - Phấn đấu 90% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến TEKT, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp TEKT được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TEKT. - 50% NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% NKT tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 40%.

    Yêu cầu trong thực hiện chính sách GDHN

    Bởi vậy tính khoa học của quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải thể hiện được vai trò của chính sách trong việc giải quyết các vấn đề đang còn tồn tại trong lĩnh vực GDHN đối với TKT, mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của Hà Nội trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức, khả năng và nguồn lực của toàn TP nói chung và từng quận, huyện nói riêng. Để giải quyết được vấn đề của chính sách, nhất thiết trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các cơ quan nhà nước từ TP cho đến tận xã, phường, thị trấn phải huy động, bố trí các nguồn lực hiện có của địa phương mình để phục vụ cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách trên cơ sở thiết lập và thực hiện một mô hình thực hiện chính sách phù hợp và huy động sự tham gia của các đối tượng chính sách trong đó có đối tượng thụ hưởng lợi ích của chính sách.

    Đề xuất giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách GDHN tại TP Hà Nội đến năm 2030 1. Nhóm những giải pháp cụ thể áp dụng cho các bước trong quy trình thực hiện chính sách

    Mặt khác, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và đối tượng chính sách trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cấp chính quyền có thể tìm kiếm được những biện pháp, cơ chế thực hiện chính sách phù hợp hơn với những điều kiện cụ thể của địa phương mình, ngành mình, bởi hơn ai hết, chính đối tượng chính sách mới biết được họ đang cần gì ở nhà nước và những biện pháp tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương có phù hợp với hoàn cảnh thực tế của họ không để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDHN đối với TKT trên địa bàn TP Hà Nội, các khuyến nghị cũng được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trên địa bàn cả nước, trong đó tập trung vào việc truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách GDHN, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách, quy định nội dung GDHN như là một nội dung cần được đào tạo trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm, phát triển mô hình CLB HSKT học hoà nhập và mô hình Vòng bè bạn tại các trường học trên toàn quốc.