Ảnh hưởng Kép của Bất định Kinh tế Vĩ mô và Các Yếu tố Nội hàm Đối với Việc Nắm giữ Tiền của Doanh nghiệp Phi tài chính tại Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

  • Mục tiêu nghiên cứu

    HCM của Phạm Thanh Tú (2017), nghiên cứu cùng đề tài trong phạm vi các doanh nghiệp sản xuất vật liệu (Trần Huệ Chi và Phan Trần Trung Dũng 2021), tuy nhiên những nghiên cứu kể trên chỉ xem xét các nhân tố nội hàm ảnh hưởng đến dữ trữ tiền của doanh nghiệp, trong khi rủi ro kinh tế vĩ mô cũng là một yếu tố then chốt cần được nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của bất định chính sách kinh tế toàn cầu và Việt Nam cùng các yếu tố nội hàm doanh nghiệp bao gồm tỷ suất sinh lời, chính sách cổ tức, cấu trúc nợ trên tổng tài sản, lưu chuyển tiền ròng, vốn lưu động phi tiền và. Khóa luận thực hiện nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất dữ liệu bảng (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) xem xét tác động của các yếu tố đến nắm giữ tiền trong doanh nghiệp.

    GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

    HCM (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thị trường những công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) được lựa chọn có mục đích từ bộ dữ liệu kinh tế – tài chính do Fiinpro cung cấp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả bổ sung thêm bằng chứng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền của những công ty phi tài chính có chứng khoán được giao dịch tại HOSE, HNX và UPCOM. Với việc bổ sung thêm một nhân tố kinh tế vĩ mô mới, nghiên cứu sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều cho nhà quản trị doanh nghiệp đồng thời làm cơ sở tham khảo hỗ trợ tiến trình hoạch định chính sách tài chính phù hợp.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Chương này cho người đọc cái nhìn tổng quát về đề tài được nghiên cứu, qua đó làm bước đệm để tìm hiểu sâu hơn các chương tiếp theo.

    MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

    • Mô hình nghiên cứu
      • Quy mô doanh nghiệp

        Các nghiên cứu về nắm giữ tiền trên toàn thế giới sử dụng nhiều phương pháp đo lường tỷ lệ nắm giữ tiền khác nhau (1) Ferreira và Vilela (2004) lựa chọn tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền chia tổng tài sản, (2) tỷ lệ tiền và chứng khoán khả mại trên tổng tài sản là cách thức được Kim và ctg (1998) sử dụng, trong khi đó (3) Ozkan và Ozkan (2004) đồng thuận với quan điểm của Opler và ctg (1999) sử dụng tỷ lệ tiền trên tổng tài sản. Ferreira và Vilela (2004), lưu chuyển tiền tệ được sử dụng cho nghiên cứu đánh giá tác động đến việc nắm giữ tiền là dòng tiền ròng của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài trợ. Khái niệm ma sát tài chính được đặt ra bởi Baum và ctg (2012) đề cập đến việc dòng tiền doanh nghiệp đối mặt với rủi ro ngày càng lớn, do đó tồn tại một động lực phòng ngừa rủi ro thúc đẩy doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền hơn.

        Đồng quan điểm trên, Gulen và Ion (2013) khẳng định các công ty sẽ gia tăng dự trữ tiền nhằm mục đích giảm chi phí huy động vốn cho hoạt động đầu tư khi bất định chính sách gia tăng, đặc biệt đối với các công ty bị hạn chế tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers 1984) khẳng định mối quan hệ đồng biến giữa khả năng sinh lời, đồng tình với quan điểm trên có thể kể đến Opler và ctg (1999) cho rằng tính thanh khoản của doanh nghiệp được xây dựng từ lợi nhuận vì vậy họ muốn nắm giữ nhiều tiền hơn; Fereira và Vilela (2004) đã chứng minh được sự gia tăng của lợi nhuận tương ứng với lượng tiền nắm giữ. Giả thuyết H3: Chính sách cổ tức tác động ngược chiều (–) đến nắm giữ tiền Trên phương diện tác động của chính sách cổ tức đến nắm giữ tiền, Opler và ctg (1999) và Ferreira và Vilela (2004) đều cùng cho rằng tồn tại mối quan hệ.

        Các công ty có xu hướng giữ lại một phần thu nhập để thực hiện các hoạt động đầu tư và dự phòng cho những thời điểm khó khăn, vì vậy dòng tiền tích cực sẽ gia tăng lượng tiền doanh nghiệp giữ lại (Opler và ctg 1999). Cụ thể, Ferreira và Vilela (2004) chứng minh tính thanh khoản của vốn lưu động phi tiền là tài sản thay thế tiền hoàn hảo vì vậy doanh nghiệp không nhất thiết nắm giữ nhiều tiền nếu sở hữu nguồn vốn lưu động dồi dào. Như vậy, chương 3 đã thực hiện việc thiết kế mô hình bắt đầu từ lựa chọn các nhân tố và các tham số đại diện đưa vào mô hình, thu thập xử lý dữ liệu, lựa chọn phương pháp và mô hình hồi quy cũng như đặt giả thuyết về dấu của mô hình.

        Các biến phụ thuộc được lựa chọn ban đầu gồm: Bất định chính sách kinh tế – WUI GLOBAL và WUI VN, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA, chi trả cổ tức – DIV, tỷ số nợ trên tông tài sản – LEV, lưu chuyển tiền tệ – CF, vốn lưu động phi tiền – NWC và quy mô doanh nghiệp – SIZE.

        Hình 3.1: Sơ đồ các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền của doanh nghiệp tại Việt Nam
        Hình 3.1: Sơ đồ các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền của doanh nghiệp tại Việt Nam

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan dữ liệu tiền nghiên cứu

        • Kết quả nghiên cứu và các kiểm định
          • Kiểm định tự tương quan
            • Kiểm định khuyết tật mô hình REM

              Nguồn: Vẽ minh họa từ phần mềm Stata17 Hình 4.2 thể hiện các giá trị tương ứng biến ước lượng trong mô hình, tuy nhiên các điểm giá trị tương đối phân tán so với đường trung bình và tồn tại nhiều sai số có vị trí bất cân xứng chiều theo trục toạ độ là đường trung bình màu đỏ. Phương pháp Wooldrige được sử dụng để kiểm định tự tương quan cho kết quả p – value = 0,0009 < 0,05, như vậy bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận mô hình có hiện tượng tự tương quan và nhiều khả năng xảy ra hồi quy giả mạo đối với mô hình Pooled OLS. Với số lượng biến phụ thuộc (CASH) và độc lập (WUI GLOBAL, WUI VN, ROA, DIV, LEV, CF, NWC, SIZE) tương ứng với mô hình quy dữ liệu bảng Pooled OLS, thực hiện hồi quy theo mô hình FEM và REM, đồng thời kiểm định tính phù hợp ba bên để chọn ra mô hình hiệu quả nhất.

              Hệ số P – value của kiểm định Breusch & Pagan Lagrangian = 0,0000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết H0: phương sai các sai số là không đổi, tương đương chấp nhận H1: phương sai các sai số biến đổi, kết luận mô hình REM có hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1: Bất định chính sách kinh tế tác động cùng chiều (+) đến nắm giữ tiền, đồng tình với những giả thuyết của Baum và ctg (2012), Gulen và Ion (2013) rằng khi bất định chính sách kinh tế gia tăng, các doanh nghiệp có xu hướng nắm giữa nhiều tiền hơn để phòng ngừa rủi ro cũng như giảm chi phí huy động vốn khi cần thiết. Lý giải thực tế của kết quả này là việc doanh nghiệp cần dự trữ tiền để hoàn thành nghĩa vụ chi trả cổ tức đối với cổ đông, tương đối khác biệt với các nghiên cứu cho rằng chi trả cổ tức tác động ngược chiều (–) đến nắm giữ tiền của Opler và ctg (1999), Ferreira và Vilela (2004).

              Việc sử dụng đòn bẩy tài chính (hay tỷ số nợ trên tổng tài sản) được ghi nhận tương quan dấu âm (–) với việc nắm giữ tiền tại mức ý nghĩa 1%, đồng nghĩa với việc mỗi đồng tài sản có nguồn hình thành từ nợ vay tăng lên, các công ty phi tài chính tại Việt Nam sẽ giảm lượng tiền nắm giữ. Luận điểm giải thích kết quả này là thực trạng lượng tiền thiếu hụt được bù đắp nhanh chóng nhờ các khoản vay được đề cập trong các nghiên cứu về tác động giữa việc sử dụng đòn bảy tài chính và nắm giữ tiền trong doanh nghiệp của Kim và ctg (1998), Opler và ctg (1999), Ferreira và Vilela (2004) và cả những nghiên cứu thực nghiệm của Baskin (1987) và John (1993). Kết quả hồi quy hoàn toàn tương đồng với luận điểm của Opler và ctg (1999), Ozkan và Ozkan (2004), Ferreira và Vilela (2004) các công ty sẽ giữ lại một phần thu nhập để thực hiện đầu tư và dự phòng theo tỷ lệ nhất định từ dòng tiền thuần hàng năm, do đó dòng tiền tăng trưởng tốt sẽ làm gia tăng lượng tiền nắm giữ trong.

              Tính thanh khoản tốt và mối quan hệ thay thế hoàn hảo giữa tiền và vốn lưu động phi tiền là lý do giải thích tác động ngược chiều (–) của vốn lưu động phi tiền lên tỷ lệ tiền nắm giữ của các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2021. Các nghiên cứu tại Hàn Quốc (Kim và ctg, 1998) và một số nơi khác trên thế giới (Miller và Orr 1966) đồng thuận về tác động ngược chiều (–) của quy mô doanh nghiệp đến tỷ lệ nắm giữ tiền vì những công ty lớn rất dễ dàng tiếp cận các khoản vay để bù đắp thanh khoản và kết quả thực nghiệm các công ty phi tài chính tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 cũng đã chứng minh điều tương tự. Dấu tương quan tác động giữa tổng tài sản SIZE (đại diện cho quy mô doanh nghiệp) và CASH là dấu âm (–) củng cố quan điểm của Miller và Orr (1966) đề xuất khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng của các công ty lớn vì vậy việc nắm giữ nhiều tiền là không cần thiết.

              Hình 4.1: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
              Hình 4.1: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình