Ý nghĩa của quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự đối với người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự

MỤC LỤC

Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện

Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng ưong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Theo Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của người đại diện của những người đó yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu, tức giao dịch đó chỉ bị vô hiệu khi có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Theo đó, các đối tượng không đảm bảo năng lực hành vi giao kết hợp đồng bao gồm người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Căn cứ vào đó, để quy định được thực thi và tạo sự thuận lợi, thống nhất trong quá trình áp dụng, kiến nghị cần bổ sung quy định cụ thể về trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực pháp luật dân sự của chủ thể. Tuy nhiên, có một quan điểm về chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật6. Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế.Ngành luật hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân… Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định.

THỰC TIỄN TRANH CHẤP VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ DO NHểM NGƯỜI YẾU THẾ XÁC LẬP, THỰC HIỆN

Quan điểm của các cấp Tòa án liên quan đến vụ việc

[1] Về thủ tục tố tụng: Tòa đã đề cập đến những người có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến vụ án như bị đơn (ông Thô Sa M, bà Chang T), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (bà Dương Thị H, bà Lâm N), nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt nên Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự nên tòa án tiến hành xét xử vắng mặt ông Thô Sa M, bà Chang T, bà H và bà N.7. Nhưng hội đồng xét xử thấy rằng: “Tại thời điểm năm 2007, Quỹ tín dụng khi tiến hành thủ tục cho khách hàng vay vốn đã thực hiện không đúng theo Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐHĐQT, ngày 23-02-2005 của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T như. “Người trực tiếp giao dịch với khách hàng khi làm thủ tục vay không phải là cán bộ tín dụng của Quỹ tín dụng; không xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng, nên số tiền vay trong hợp đồng và số tiền khách hàng thực nhận khác nhau, do không biết chữ, nhưng trước khi lăn dấu vân tay vào hợp đồng không được ai đọc lại nội dung; người không vay tiền nhưng được nhận tiền tại kho quỹ của Quỹ tín dụng, còn khách hàng nhận tiền vay tại nhà bà Lâm N và bà Dương Thị H; các hợp đồng tín dụng đều có mức tiền vay từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, nhưng không có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh v.v” kèm theo Kết luận Thanh tra số 36/KL-TNI5 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh: “Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T thực hiện cho vay 03 đợt đối với 31 hộ dân tộc Khmer không đúng quy trình cho vay, thông qua người môi giới để người môi giới chiếm dụng vốn vay của khách.

Do các hộ vay không biết chữ và không nói thông thạo tiếng Việt nên thông qua 02 người môi giới (phiên dịch) tạo điều kiện cho 02 người môi giới lợi dụng chiếm dụng vốn vay của các hộ dân tộc 504.000.000 đồng, các văn bản khác cũng cho thấy vợ chồng ông Sa M bị chiếm dụng số tiền vay…”. => Do đó, theo Kết luận Thanh tra chỉ ra các sai phạm trong quản lý như: Chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ làm sai quy định, không báo cáo kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh, che dấu các tồn tại, sai sót. Do đó giao dịch giữa Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T với ông Thô Sa M, bà Chang T là bị vô hiệu ngay từ khi xác lập hợp đồng là ngày 21-3-2007 nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, khôi phục lại tình trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành

Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy. c) Các giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật và trái với cái quy chuẩn đạo đức và xã hội. • Theo nhóm thấy ở các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và vô hiệu điều không hề đề cập đến vấn đề chủ thể xác lập giao dịch dân sự nói chung hay hợp đồng tín dụng nói riêng là người yếu thế bởi vì vậy khi những người yếu thế xác lập các giao dịch dân sự thì sẽ có thể gặp rất nhiều bất lợi đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp và hợp đồng tín dụng thường phát sinh ra nhiều tranh chấp hơn hẳn so với các loại hợp đồng khác. Xác định quy trình và thủ tục cho vay của Quỹ tính dụng nhân dân công ty T và khách hàng là ông Thô Sa M và bà Chang T: Tại thời điểm năm 2007, Quỹ tín dụng khi tiến hành thủ tục cho khách hàng vay vốn đã thực hiện không đúng theo Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 13/QĐHĐQT, ngày 23-02-2005 của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T như.

“Người trực tiếp giao dịch với khách hàng khi làm thủ tục vay không phải là cán bộ tín dụng của Quỹ tín dụng; không xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng, nên số tiền vay trong hợp đồng và số tiền khách hàng thực nhận khác nhau, do không biết chữ, nhưng trước khi lăn dấu vân tay vào hợp đồng không được ai đọc lại nội dung; người không vay tiền nhưng được nhận tiền tại kho quỹ của Quỹ tín dụng, còn khách hàng nhận tiền vay tại nhà bà Lâm N và bà Dương Thị H; các hợp đồng tín dụng đều có mức tiền vay từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, nhưng không có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh v.v”. Làm rừ cỏc bước trung gian vay và trả tiền từ khỏch hàng là ụng Thụ Sa M và bà Chang T đến Quỹ tính dụng nhân nhân T: ông Thô Sa M và bà Chang T là khách hàng vay tiền nhưng không được nhận trực tiếp tiền từ Quỹ tín dụng nhân dân công ty T và số tiền thực nhận khác với số tiền trên hợp đồng mà ông Thô Sa M và bà Chang T đã xác lập cùng với Quỹ tín dụng nhân dân công ty, ngược lại bên môi giới tuy không trực tiếp vay tiền nhưng lại được nhận trực tiếp số tiền từ Quỹ tín dụng nhân dân công ty T. Căn cứ vào các trường hợp có hiệu lực và vô hiệu của các giao dịch dân sự để xem xét hợp đồng giao dịch giữa ông Thô Sa M và bà Chang T với Quỹ tính dụng nhân dân công ty T: trường hợp này, giao dịch dân sự bị vô hiệu do không đảm bảo điều kiện về ý chí của các bên trong giao dịch, ông Thô Sa M và bà Chang T bị lừa dối trong quá trình xác lập hợp đồng tín dụng.

Tưởng Duy Lượng, Bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế trong quan hệ hợp đồng, [http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210429/Bao-dam-quyen-loi- cho-nguoi-yeu-the-trong-quan-he-hop-dong.html#:~:text=%2D%20B%E1%BB. Các đặc điểm, thuộc tính của chế định pháp luật?, [https://luatduonggia.vn/che-dinh-phap-luat-la-gi-cac- dac-diem-thuoc-tinh-cua-che-dinh-phap-luat/], 28/9/2022.