MỤC LỤC
Chương 2: Thực trạng quy trình tác nghiệp kho hàng tại công ty TNHH Sản xuất Thương mại Auxpro. Chương 3: Định hướng kinh doanh và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tác nghiệp kho hàng tại công ty TNHH Sản xuất Thương mại Auxpro.
Yờu cầu của tỏc nghiệp này là phải xỏc định rừ trỏch nhiệm vật chất cụ thể giữa cỏc bộ phận công tác kế hoạch, chuẩn bị và giao hàng; Đảm bảo phát hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng theo hợp đồng và lệnh xuất kho; Giảm chi phí cho toàn bộ quá trình phát hàng. Trong hoạt động quản trị kho, các công ty thường phải đối đầu với nhiều ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, hoạt động quản trị kho tốt, xây dựng được quy trình tác nghiệp kho hiệu quả, tiên tiến sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, đem lại niềm tin nơi khách hàng và đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi công tác quản trị kho của doanh nghiệp cũng như quy trình tác nghiệp kho phải tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nền kinh tế phát triển và đầy triển vọng thì nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng, dẫn tới hoạt động quản trị kho được quan tâm phát triển nhiều hơn, quy trình tác nghiệp kho hàng cần được nâng cao và hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó.
Do đó, các doanh nghiệp cần sở hữu cho mình một nhà quản trị giỏi, am hiểu và nắm bắt chính sách mới của chính phủ trong lưu trữ hàng hóa cũng như điều kiện yêu cầu trong quản trị kho, để có thể xây dựng một quy trình tác nghiệp kho hàng tiến bộ, hoàn thiện, hiệu quả, tuân thủ Pháp luật.
Ngoài ra, với việc các cơ sở kinh doanh của Công ty đều lấy nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ từ kho đặt trong siêu thị, với SKP và TCT tại cơ sở Lê Văn Thiêm ở ngay cạnh siêu thị thì có thể lấy hàng bất cứ lúc nào, nhưng với TCT tại cơ sở Định Công, khoảng cách xa, đôi khi nhu cầu khách hàng biến thiên, thì quy trình tác nghiệp kho hàng của Công ty cần phải trôi chảy, nhanh chóng, chính xác để có thể đáp ứng nhu cầu từ TCT cơ sở Định Công. Các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến xung quanh khu vực của siêu thị như siêu thị Winmart, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K hay chuỗi cửa hàng Sói Biển Trung Thực,..Thông qua những đối thủ cạnh tranh này, là một công ty bước vào ngành siêu thị bán lẻ chưa được lâu, thì Công ty có thể tham khảo qua quy trình tác nghiệp kho hàng cơ bản của họ để hoàn thiện cho chính quy trình tác nghiệp kho hàng của Công ty nhưng vẫn giữ được những điểm tiến bộ hơn trong quy trình của mình. Đối với Công ty Auxpro, kho đóng vai trò đáp ứng hoạt động kinh doanh của siêu thị, giúp đảm bảo tính liên tục cho sản xuất và phân phối hàng hóa thông qua việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa cung cấp cho các hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu khách hàng tại các cơ sở kinh doanh khác cùng với lưu trữ, bảo quản các công cụ dụng cụ của công ty.
Do cơ sở vật chất còn ít cũng như chưa có điều kiện quá nhiều về kinh tế, nên việc kiểm tra và đánh giá chất lượng được thực hiện bằng phương pháp cảm quan như nhìn, ngửi, nếm,…Sau khi đã kiểm tra chất lượng, nếu như khối lượng hàng hóa giao nhiều, sẽ cân hàng hỏng, không đảm bảo chất lượng cùng với bì bên ngoài để ra số lượng thực nhận; còn đối với hàng hóa giao khối lượng ít, sẽ tiến hành cân, đo, đong, đếm lại hàng đạt chất lượng. Cụ thể, tầng 1 sẽ dành cho các mặt hàng như gạo, đường, muối, nước các loại, dầu ăn, nước mắm, giấm,…; tầng 2 dành cho sữa, đồ khô, gia vị các loại; tầng 3 và 4 để dự trữ bánh kẹo và các tầng còn lại sẽ cất các mặt hàng nhẹ như bim bim, mỳ tôm,…Các hàng hóa được sắp xếp khoa học, thuận tiện, dễ lấy, đảm bảo tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí và tận dụng sức chứa của kho. Chưa cú sự bàn giao hay chứng từ rừ ràng khi đưa hàng vào kho hay đưa hàng ra khỏi kho trong nội bộ, cũng như chưa được kiểm soát chặt chẽ, việc lấy hàng ra khỏi kho là hoàn toàn tự phát khi nhân viên bán hàng có nhu cầu bày tiếp hàng hóa đã hết, dẫn đến khi có sự cố hoặc sai sót, thất thoát xảy ra, việc truy cứu cách nhiệm lúc này trở nên khó khăn.
Hạn chế một cách tối đa các sai sót, một số vấn đề như hàng không có trong đơn đặt hàng nhưng nhà cung cấp xuất trên hóa đơn, hàng thay đổi mã vạch, số lượng hàng giao đến bị vượt so với PO do quy cách của sản phẩm hay do lỗi của nhà cung cấp,…Nếu có các sai sót này, thông báo sớm với nhân viên kho để họ có các phương án xử lý luôn, tránh trường hợp hàng giao đến nhưng phải gọi điện thoại lại rất mất thời gian thực hiện. Chẳng hạn như thời gian Tết vừa rồi, hàng hóa về nhiều, nhân viên thu mua cũng không thông báo kế hoạch trước, nhiều nhà cung cấp giao hàng cùng lúc, dẫn đến hàng hóa dàn hàng ngoài siêu thị, Công ty phải huy động nhân viên để xử lý, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Công ty cũng như trải nghiệm của khách hàng. Do đó, sau khi nhận hàng xong, tuy mất thời gian hơn hiện tại một chút nhưng không mất quá nhiều, lại đảm bảo được trách nhiệm liên quan đến hàng hóa, hàng hóa sau khi về nên được đưa cả vào trong kho, sau đó nhân viên kho có thể điều phối nhân viên ngành hàng để sắp xếp hàng hóa vào đúng khu vực của hàng hóa đó còn những hàng hóa có thể bày lên kệ bên ngoài sàn luôn thì sẽ có sự bàn giao ở tác nghiệp phát hàng.
Trường hợp này ớt xảy ra nhưng chẳng hạn trong cùng 1 ngày, cùng 1 nhà cung cấp, cùng 1 mặt hàng công ty xuất trả 2 lần, nếu như theo phiếu trả hàng như hiện tại, nhiều người sẽ nghĩ đó chỉ là một phiếu, khi đó, Công ty sẽ phải chịu thiệt hại nếu không chứng minh được đó là 2 phiếu khác nhau, do đó, cần phải có số phiếu để phân định điều này. Công ty cũng đang gặp phải vấn đề trong quản trị kho hàng, các cửa hàng bán lẻ vật lý ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết như hàng tồn kho hết hạn, tốn nhiều thời gian thực hiện các tác nghiệp trong kho, hàng hỏng hóc, trầy xước do các tác nghiệp gây ra, thiếu đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đào tạo nhân lực kho ban đầu. Mong rằng những nghiên cứu và giải pháp được đưa ra trong bài nghiên cứu này có thể góp phần hoàn thiện quy trình tác nghiệp kho hàng tại Công ty Auxpro, qua đó, giúp Công ty nhanh chóng ổn định hoạt động kho hàng, để tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của Công ty, giúp Công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh, hoàn thành các mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra.
Lý thuyết hành vi hoạch định - TPB (Ajzen, 1991) lại cho rằng hành vi của một cá nhân có mối quan hệ với niềm tin của họ, gồm: niềm tin về hành vi tạo ra thái độ với hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung dẫn đến chuẩn chủ quan và niềm tin về sự tự chủ làm phát sinh nhận thức kiểm soát hành vi. Kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đưa ra 6 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn DN logistics như sau: Yếu tố giá cả (GC), Yếu tố tin cậy (TC),Yếu tố đáp ứng (DU),Yếu tố đảm bảo (DB),Yếu tố hữu hình(HH), Yếu tố xu hướng lựa chọn (XH) Kết quả nghiên cứu. - Yếu tố Đảm bảo: Ở yếu tố “Đảm bảo”, các khía cạnh đều có mức độ đồng tình cao nhưng “Bảo mật thông tin khách hàng” và “Hàng hóa không bị hư hại trong quá trình vận chuyển” là 2 khía cạnh được KHCN chú trọng nhất với mức độ “Hoàn toàn đồng ý” lần lượt là 34% và 32,8%.
Tiêu chí về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của nhân viên không được khách hàng đánh giá cao, chỉ 21,9% đối tượng “Hoàn toàn đồng ý”, trong khi đó số người “Trung lập” và “Hoàn toàn không đồng ý” lần lượt là 28,7% và 4,5% - khá cao so với các tiêu chí khác.