Quan Điểm Về Tôn Giáo Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin Và Thực Trạng Phát Triển Tôn Giáo Ở Việt Nam Hiện Nay

MỤC LỤC

Các nguyên tắc giải quyết tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin

Việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của mỗi người dân không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo hội. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ. Nguyên tắc này khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo.

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn giáo, Có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề tôn giáo. Sự phân biệt này trong thực tế không đơn giản, bởi lẽ, trong đời sống xã hội, hiện tượng nhiều khi phản ánh sai lệch bản chất, mà vấn đề chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thường đan xen vào nhau. Mặt khác, trong xã hội có đối kháng giai cấp, tôn giáo thường bị yếu tố chính trị chi phối rất sâu sắc nên khó nhận biết vấn đề chính trị hay tư tưởng thuần túy trong tôn giáo.

Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại nó luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Hệ thống chính sách mới đã làm chuyển đổi nhận thức của xã hội về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều vướng mắc trong quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo được tháo gỡ và ngày càng đạt đến sự đồng thuận; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được đảm bảo, tiếp tục mở rộng; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trở nên sinh động hơn trong con mắt bạn bè quốc tế. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật diễn ra không những góp phần tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo phát huy được tính tích cực trong cộng đồng các dân tộc, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn giúp các tôn giáo chủ động đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. - Quán triệt Nghị quyết 25-NQ/TW, nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong quần chúng chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ cú bước chuyển biến rừ rệt nhằm phỏt huy cỏc giỏ trị đạo đức tốt đẹp của cỏc tụn giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trong những năm qua các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương, đóng góp sức người, sức của chung tay cùng nhân dân cả nước làm cho đời sống của người dân, bộ mặt nụng thụn cú nhiều thay đổi: hệ thống ngừ xúm, kờnh mương từng bước được bê tông hóa, nhiều cây cầu bê tông được xây dựng, an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm. “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “xây dựng nhà tình thương”, các cuộc vận động từ thiện, nhân đạo… Nhiều địa phương có những mô hình vận động hiệu quả như “hiến đất làm đường mở hẻm”, “tình nguyện vì cộng đồng”, mô hình “vận động giải quyết việc khiếu kiện đông người”; vận động “phát huy giá trị đạo đức tôn giáo vào thực tiễn xây dựng khu dân cư”, “xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh”; mô hình xây dựng “chùa cảnh tinh tiến”, “Chùa Khơ - me văn hoá”, các mô hình làng, xã văn hóa “sống tốt đời đẹp đạo”, “xứ họ đạo bình yên, gia đình công giáo gương mẫu”vận động “đóng góp xây dựng đường liên thôn, liên sóc, xoá cầu khỉ”;. Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc đã tích cực hợp tác, vận động gia đình tín đồ chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy ước, hương ước của địa phương, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, rèn luyện thể dục, thể thao, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất, trong khó khăn hoạn nạn, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đặc biệt là các quy định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực tham gia phòng, chống ma tuý, tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, kiên quyết đấu tranh làm thất bại các âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    Đặc biệt, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19, dịch viêm đường hô hấp cấp xảy ra vào tháng 3/2020, với tinh thần, trách nhiệm cao với đất nước, phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo” tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh với nhiều hoạt động thiết thực và cụ thể, hủy hoặc tạm dừng các hoạt động lễ hội, các buổi họp, thuyết giảng, khóa tu tập trung đông người và nhiều sinh hoạt , hoạt động tôn giáo ở cộng đồng và cơ sở tôn giáo, góp phần cùng cả nước chống dịch. Thực hiện lời kêu gọi của tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid – 19, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, vận động các tổ chức tôn giáo tham gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp với tinh thần chủ động, sáng tạo, có nhiều hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của mỗi tôn giáo. Ngược lại, những tín đồ tôn giáo – là những người đóng vai trò chủ nhân của những hoạt động này cũng được thỏa mãn, bởi đã được thực hành những giá trị tốt đẹp của tôn giáo mình, họ đã được “cứu vớt” về mặt linh hồn trong những hành động thực tế này, từ đó kích thích họ hơn trong những việc “hành thiện” tiếp theo của mình trong đời sống giác ngộ đức tin tôn giáo.

    Tỡnh trạng cỏc cấp hành chớnh Nhà nước từ chối cấp phép hoạt động hoặc công nhận cho các hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo là khá phổ biến, bởi thực tế chưa có quy chế pháp lý và cán bộ đủ năng lực để có thể phân biệt rạch ròi đâu là tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, đâu là tổ chức, hoạt động mê tín, dị đoan. Theo quy định của pháp luật, tổ chức tôn giáo có số lượng tín đồ đông, địa bàn hoạt động khó quản lý thì được phép nộp hồ sơ xin chia tách, nhưng lại chưa có hướng dẫn cụ thể về số lượng tín đồ, và địa bàn hoạt động khó quản lý; đồng thời pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về chủ thể nào của tổ chức tôn giáo sẽ chịu trách nhiệm trong. Chẳng hạn có địa phương yêu cầu tổ chức tôn giáo hoặc dòng tu cấp cơ sở phải đăng ký hoạt động trước với chính quyển từng địa phương nơi tổ chức tôn giáo cơ sở hoặc các cơ sở của dòng đó hoạt động, sau đó mới đến tổ chức tôn giáo cấp toàn đạo hay toàn dòng đăng ký hoạt động tôn giáo và xin công nhận về mặt tổ chức.