Hoàn thiện Hệ Thống Kênh Phân Phối Phù Hợp Thị Trường Nông Thôn Của Công Ty TNHH Duy Thịnh

MỤC LỤC

Kết quả hoạt động kinh doanh

Tỷ trọng tài sản lưu động cao, đặc biệt là hàng tồn kho điều này cho ta thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp là lớn, khả năng đáp ứng cho các đơn đặt hàng và các nhu cầu bất thường là tốt, tuy nhiên với tỷ lệ cao thì doanh nghiệp cũng gặp phải một vấn đề đó là chi phí của doanh nghiệp tăng cao do phải. Mỗi sản phẩm có đặc tính khác nhau thì đòi hỏi một cách thức phân phối khác nhau và chính từ đặc tính riêng biệt như vậy nó đòi hỏi hệ thống kênh phân của doanh nghiệp phải có những thay đổi để làm sao cho phù hợp nhất trong quá trình phân phối và nhằm tạo ra hiệu quả một cách cao nhất. Đối với Công ty TNHH Duy Thịnh cũng vậy trước cơ hội đó thì Công ty đã xác định thị trường mục tiêu của mình là khu vực nông thôn, nơi mà người dân có mức thu nhập trung bình và thấp.Chính đây cũng là khu vực thị trường năng và được đánh giá là chiếm tới 70% nhu cầu về xe máy tại Việt Nam.

Hiện tại, sản phẩm của công ty là sản xuất các loại xe máy có mức giá tương đối rẻ khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng với các kiểu dáng như: Wave, Dream, Jupiter, Neo, Revo, RS, Si, Win, anpha….Với đặc tính sản phẩm xe máy của Công ty là các sản phẩm có chất lượng ở mức độ trung bình và khu vực thị trường là khu vực nông thôn, sự nhạy cảm về giá cả là khá cao trong khi đó mức độ đòi hỏi về chất lượng chưa thực sự cao. Nhân viên thị trường luôn là cầu nối giữa các đại lý và doanh nghiệp, họ là kênh thu thập thông tin chủ yếu của công ty về nhu cầu sản phẩm và những đòi hỏi của người tiêu dùng do đó só lượng và chất lượng của đội ngũ này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hệ thống phân phối của công ty. Vào giữa năm 2007 khi hai hãng sản xuất xe máy lớn nhất tại thị trường Việt Nam đó là HONDA và YAMAHA công bố xây dựng thêm hai nhà máy sản xuất xe máy nữa tại việt nam và công bố các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2008 và đưa công suấ cảu mỗi hãng lên tới 1.5 tr xe mỗi năm thì việc cạnh tranh của thị trường xe máy ngày càng trở lên khốc liệt.

Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra các biện pháp hỗ trợ và phát triển các đại lý của họ như: chớnh sỏch khuyến khớch, hừ trợ cỏc đại lý về vốn, quảng cỏo, trưng bày, đào tạo và các dịch vụ bảo dưỡng sau mua xe sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu kênh phân phối của công ty. Trong năm qua thì chúng ta thấy với sự phát triển của các hệ thống đại lý của 4 công ty lớn đó là HONDA, YAMAHA, SYM, SUZUKI xây dựng các trung tâm bảo hành tại các đại lý và mở rộng các đại lý uỷ quyền về tận các vùng nông thôn để chiếm lĩnh thị trường, cho ra đời một loạt các mẫu xe gia rẻ đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống phân phối của các doanh nghiệp xe máy nói chung và bản thân Công ty TNHH Duy Thịnh nói riêng.

Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sản suất kinh doanh của công ty
Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sản suất kinh doanh của công ty

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH DUY THỊNH

Đánh giá hiệu quả hoạt của kênh phân phối

Ta thấy trong những năm vừa qua thì hệ thống kênh phân phối của Công ty đạt được một số thành công nhất định trong việc phân phối sản phẩm của Công ty ra thị trường. Điều này được thể hiện qua chỉ số doanh thu của công ty liên tục tăng trong 3 năm vừa qua và tiếp tục có xu hướng tăng trong những năm tới. (Nguồn: phòng kinh doanh) Mặt khác chính hệ thống phân phối của Công ty cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty và nâng cao hình ảnh của Công ty trong mắt người tiêu dùng.

Luồng thông tin từ các địa lý và các trung gian được phản ánh trực tiếp qua các nhân viên kinh doanh của công ty và các nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các đại lý phân tích, tổng hợp và xử lý chúng để nên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thu thập thông tin còn nhiều hạn chế các đại lý đôi khi còn không cung cấp đầy đủ thông tin và chủ động báo cáo thông tin về công ty đây cũng là một điều hạn chế trong kênh trong quá trình quản lý thông tin. Chúng ta thấy trong vòng ba năm vừa qua thì số lượng các đại lý của công ty liên tục tăng, tuy nhiên trong quá trình quản lý các đại lý thì cũng có một số đại lý rời bỏ Công ty nhưng nhìn trung là các đại lý có sự trung thành.

Còn với các cửa hàng bán lẻ thì trong một số năm gần đây do sự chú trọng của công ty về những giàng buộc và sự hỗ trợ với các cửa hàng nên hầu như không có cửa hàng nào rời bỏ hệ thống.