Ứng dụng mô hình chi phí ngân hàng sử dụng phần mềm Eviews

MỤC LỤC

CHI PHÍ – CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG 1. Khái niệm chi phí

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của ngân hàng 1. Lãi xuất đi vay

Khi ngân hàng bị rơi vào tình trạng này, việc huy động thêm vốn trên thị trường liên ngân hàng, đi vay các tổ chức tín dụng khác là điều kiện bắt buộc nếu muốn duy trì sự tồn tại cũng như uy tín của ngân hàng không bị giảm sút. Vì khi các khoản cho vay tăng thêm thì ngân hàng phải làm việc thận trọng hơn, biểu hiện ở chỗ là ngân hàng sẽ phải tăng chi phí bảo quản vốn và dự phòng bảo hiểm tiền gửi và một số chi phí khác sao cho vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh khi món vay đó trong tương lai do một rủi ro nào đó có thể nằm trong diện nợ khó đòi, hay có nguy cơ mất trắng nợ gốc. Khi ngân hàng nhận lượng tiền gửi từ phía khách hàng thì số tiền đó không thể nằm mãi trong két sắt của ngân hàng mãi, mà số tiền đó phải được xử lý một cách hữu hiệu càng nhanh càng tốt, sao cho nó có thể sinh ra số tiền lãi nhiều nhất có thể, thời gian lưu kho đối với loại hàng hoá đặc biệt này phải ngắn nhất có thể.

MÔ HÌNH CHI PHÍ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Bài toán chung của các công ty

Các đường chi phí và hàm chi phí

Các đường chi phí, dựa trên lý thuyết kinh tế, đã được phát triển trong phần trước, các phương trình (14)-(20), và minh hoạ trong hình b). Nhiều loại đường chi phí, bao gồm các đường tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí biên, đã được ước lượng thực nghiệm đối với các ngành riêng. Một ví dụ đơn giản về đường chi phí thoả mãn đòi hỏi trong hình b) là đường chi phí bậc ba:. Chi phí trung bình gắn với đường chi phí bậc ba là:. Đối với các đường chi phí trung bình và chi phí biên hình chữ U, như minh hoạ trong hình b). Các nghiên cứu thực nghiệm về đường chi phí thường ước lượng một đường chi phí dài hạn bằng cách sử dụng số liệu chéo trên các công ty trong ngành, đặc biệt là các số liệu tổng chi phí, đầu ra và các biến thích hợp khác. Giả định rằng công nghệ như nhau áp dụng cho tất cả các công ty, rằng các đầu ra quan sát được gắn với các đầu ra theo kế hoạch, và các công ty phấn đấu cực tiểu chi phí tại mỗi mức đầu ra kế hoạch, nó kéo theo rằng đường chi phí ước lượng từ biểu đồ rải của các điểm chi phí – đầu ra biều thị ước lượng của chi phí dài hạn.

Đường đặc biệt ước lượng được thường là một đường chi phí trung bình và việc lấy tỷ số khi cần thiết trong một đường như vậy giảm bớt các vấn đề không đồng phương sai. Trong trường hợp dài hạn, a0 trong đường chi phí bậc ba (58), tức là chi phí cố định, bằng không, do đó chi phí trung bình trong trường hợp này là:. Đường chi phí trung bình dài hạn bậc hai này được nhiều tác giả nghiên cứu đối với nhiều ngành công nghiệp. Đường chi phí trung bình ước lượng được. Đối với rất nhiều ngành, bao gồm công nghiệp chế tác, khai mỏ phân phối, vận tải và thương mại, người ta thấy rằng các đường chi phí trung bình có chữ L chứ không phải chữ U. Như vậy, như minh hoạ hình c). Ví dụ, khi giả định đường chi phí áp dụng cho một nhà máy riêng, một công ty cực đại lợi nhuận sẽ xây dựng các nhà máy mới (đến khi đạt mức. chi phí trung bình tối thiểu) chứ không di chuyển lên phần tăng của đường chi phí trung bình đối với các nhà máy đang có. Như vậy, phần tăng của đường chi phí trung bình sẽ không quan sát thấy. Các đường chi phí ước lượng đã được sử dụng để nghiên cứu tính hiệu quả nhờ quy mô. Một thước đo cục bộ của tính hiệu quả kinh tế theo quy mô được cho bằng độ co giãn của chi phí ε, độ co giãn của đường chi phí theo đầu ra. Tính hiệu quả kinh tế >. Tính hiệu quả kinh tế theo quy mô cục bộ xảy ra nếu và chỉ nếu đường chi phí trung bình giảm, trong khi chi phí trung bình tăng là tương đương với tính phi kinh tế theo quy mô. Như vậy, trong bình c).

Một cách khác để ước lượng hàm sản xuất là ước lượng hàm chi phí C(w1,w2,…,wn,y), định nghĩa trong (57) như mức cực tiểu của chi phí thu được bằng việc lựa chọn các đầu vào đối với một tập các tiền trả cho các yếu tố đầu vào bất kỳ w1,w2,…,wn tại mức đầu ra y đã cho. Trong trường hợp khác quy mô như vậy, hàm sản xuất có thể được ước lượng trực tiếp bằng cách đầu tiên ước lượng hàm chi phí và rồi từ ước lượng của nó, khôi phục tất cả các tham số của hàm sản xuất liên quan. Các tham số của hàm sản xuất gốc có thể khôi phục từ ước lượng của hàm chi phí này, ở đây hệ số ước lượng được của lny là ước lượng của nghịch đảo của tổng các độ co giãn α +β.

Với phương pháp gián tiếp, hãy lấy vi phân lnC theo lnwi để thu được độ co giãn của chi phí theo giá của yếu tố bất kỳ và sau đó sử dụng bổ đề Shephard để thu được một phương trình đối với phần tỷ lệ bằng 1 và điều kiện đối xứng đối vớiγ ij để thu được các ràng buộc tham số của hàm sản xuất loga siêu việt.

Mô hình chi phí cho ngân hàng thương mại

Các điều kiện trên biểu hiện tính đối xứng giữa các số hạng lãi suất, tính đơn điệu của sản xuất và các giá nhân tố; tính thuần nhất tuyến tính các nhân tố giá và điều kiện đủ cho cực trị hàm chi phí. Thêm vào đó để đơn giản hóa việc ước lượng và duy trì bậc tự do trong ước lượng. Để sử dụng ước lượng với các ràng buộc trên chúng ta thực hiện vài phép biến đổi đơn giản để có phương trình ước lượng.

Tổng các độ co giãn theo quy mô của toàn bộ quá trình sản xuất được miêu tả bởi công thức sau cho hàm chi phí TC = C(ty1,ty2,p1,p2,p3), sẽ được dùng để đánh giá sự tồn tại kinh tế theo quy mô, nghĩa là kinh tế theo quy mô tồn tại nếu giá trị của công thức nhở hơn 1. Nghĩa là nếu giá trị của công thức trên nhỏ hơn 0 quanh giá trị trung bình thì tồn tại tính kinh tế theo quy mô.

SỰ TRỢ GIÚP CỦA PHẦN MỀM EVIEWS

MÔ HÌNH CHÍ PHÍ CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC ƯỚC LƯỢNG Mễ HèNH Cể SỰ TRỢ GIÚP CỦA CHƯƠNG

    Từ kết qủa ban đầu nhận được ở trên, ta thấy một số biến không có ý nghĩa trong mô hình vì giá trị Pvalue quá lớn với mức ý nghĩa 5% hoặc 10%. Ở cả hai mô hình trên các biến tổng chi tiêu lãi suất trên tổng nguồn vốn huy động và biến tổng chi tiêu cho trang thiết bị trên tổng tài sản cố định khi cho vào mô hình không có ý nghĩa về sự tồn tại của biến này. Biến số thứ nhất là biến LOG(CHI_HDV01), hệ số của biến này mang đấu dương khi chi phí huy động vốn tăng 1% thì làm tăng chi phí của ngân hàng lên 0.99%.

    Điều này là hoàn toàn hợp lý vì chi phí huy động vốn là một phần của tổng chi phí của ngân hàng, khi chi phí huy động vốn tăng mà các chi phí khác không đổi sẽ làm tăng tổng chi phí của ngân hàng. Điều này cũng hoàn toàn lợp lý, khi lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng tăng lên không phải tự nhiên, mà nó phải xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa. Ngân hàng phải có một chính sách hợp lý để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, một trong những chính sách đó là một lãi suất hấp dẫn và tạo được niềm tin của khách hàng.

    Đường biểu diễn chi phí huy động vốn đi gần sát với đường tổng chi phí điều đó thể hiện trong tổng chi phí chủ yếu là chi phí huy động vốn, và sự thay đổi của tổng chi phí theo sự thay đổi của chi phí huy động vốn. Biến số thứ hai có trong mô hình là biến LOG(CHI_DP01) – chí phí cho dự phòng và bảo đảm tiền gửi của ngân hàng cũng được giải thích tương tự như chi phí huy động vốn. Lượng tiền cho vay của ngân hàng được lấy từ lượng tiền gửi của khách hàng.Và khi ngân hàng tăng lượng tiền cho vay thì một trong những rủi ro có thể xảy ra đó là các khoản cho vay này trong tương lai được liệt vào các khoản nợ khó đòi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán.

    Nên khi tăng lượng tiền cho vay thì chi phí của của các khoản dự phòng tăng lên và điều này dẫn đến tổng chi phí của ngân hàng tăng lên.

    Đồ thị 1 dưới đõy thể hiện rừ hơn mối quan hệ của chi phớ huy động  vốn và tổng chi phí của ngân hàng
    Đồ thị 1 dưới đõy thể hiện rừ hơn mối quan hệ của chi phớ huy động vốn và tổng chi phí của ngân hàng