Các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh dựa trên tiềm lực vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Láng Hạ

MỤC LỤC

Tiềm lực vốn của ngân hàng

Nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng không phải là vô hạn, bởi lẽ việc huy động vốn của Ngân hàng bị giới hạn trực tiếp bởi tiềm lực vốn, điều này có liên quan trực tiếp đến độ an toàn tiền gửi của dân cư. Hơn thế, với tiềm lực vốn lớn các Ngân hàng có điều kiện hiện đại hoá Ngân hàng đó cũng là điều kiện để mở rộng hoạt động của Ngân hàng, thu hút đông đảo khách hàng đến với Ngân hàng. Khách hàng thường nhìn vào các Ngân hàng lớn (cả về vốn kinh doanh và cơ sở vật chất cố định) để đầu tư vốn hay thực hiện các quan hệ làm ăn với Ngân hàng, nhiều vốn Ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng, điều đó trở lại càng làm tăng thêm uy tín của Ngân hàng.

Dịch vụ ngân hàng có thể hiểu chung nhất đó là các công việc trung gian về tiền tệ của các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sinh lời, đầu tư, giữ hộ hay bảo đảm an toàn, đem lại nguồn thu phí cho tổ chức cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên với quá trình kinh doanh lâu năm, cũng như tính dễ bắt chước, các dịch vụ của Ngân hàng trên thương trường đề đã "cũ" cả về nội dung lẫn kỹ thuật nghiệp vụ. Những dịch vụ "mới" của ngân hàng không có nghĩa là trước đó chưa có ngân hàng nào cũng cấp mà là dịch vụ mà Ngân hàng đó có thể lựa chọn đưa ra thị trường trước các đối thủ cạnh tranh.

Giá cả bán quyền sử dụng của tiền liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng chúng, chính vì vậy yếu tố thời gian thực sự là yếu tố vật chất gắn liền với việc thực hiện giá trị dịch vụ của Ngân hàng. 9 Mục này được tham khảo từ: Một số ý kiến về phát triển dịch vụ ngân hàng trong xu hướng hội nhập quốc tế, Trần Hoàng Vũ - Sở kinh doanh hối đoái Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 19, 10/2006, tr.

Về nghiệp vụ và kỹ thuật nghiệp vụ

+ Khung cảnh giao dịch ấn tượng tạo ra cho khách hàng cảm giác thoải mái, không khí chia sẻ.

Quản lý rủi ro

Cạnh tranh diễn ra ngày càng mãnh liệt đòi hỏi đối mới công nghệ, kỹ thuật nghiệp vụ đa năng, liên tục và hoạt động quản trị marketing cũng phải theo kịp với những đòi hỏi đó. Đồng thời qua quá trình lịch sử phát triển của ngân hàng, khi theo đuổi những yêu cầu khắt khe của thị trường, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được xem xét dưới những chuẩn mực mang tính hệ thống. 11 Mục này được tham khảo từ: Đôi điều bàn luận về việc xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt nam trong tiến trình hội nhập, Lê Thị Huyền Diệu - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, 9/2006, tr.

Đó là không chỉ là những mắt xích trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng đến tay khách hàng, mà còn là kênh cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, việc đa dạng hoá kênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố giảm chi phí, làm nên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Sự xuất hiện của ATM - hệ thống máy rút tiền tự động - sau đó mạng lưới ATM đã nhanh chóng lan rộng, tiếp đến là Phone Banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, và sự ra đời của Internet Banking, trong những năm tới sẽ là sự bùng nổ của Mobile Banking tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang ngày càng chứng tỏ vai trò hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng.

Đa dạng hoá kênh phân phối là việc lựa chọn một hoặc một số kênh phân phối nhằm tạo ra một hệ thống kênh phân phối hỗn hợp, bổ khuyết lẫn nhau trong hoạt động, nhằm tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng quan tâm tới từng khách hàng, giảm mức phí và giảm bớt công việc cho nhân viên tại hệ thống chi nhánh. Hơn nữa, việc thiết lập và gắn kết các kênh phân phối mới sẽ tạo ra khả năng cho các chi nhánh bán lẻ đem lại nhiều lợi nhuận và nâng cao khả năng chuyển tải các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân đã được cá nhân hoá tới khách hàng.

THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ

    Sự ra đời của Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNO và PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với qui luật phát triển của hệ thống NHNO và PTNT Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống NHNO và PTNT trên địa bàn Thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới. Nguồn vốn tăng trưởng không cao là do thị trường biến động khiến mặt bằng lãi suất tăng cao gây khó khăn cho việc thu hút khách hàng, có sự thay đổi về tổ chức tách Chi nhánh cấp hai Bà Triệu sang NHNo khác, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống nên một số khách hàng lớn chuyển sang hoạt động tại NHNo khác.

    Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hơn với việc tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, giảm tiền gửi từ tổ chức tín dụng, thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ. Việc chuyển dịch cơ cấu này sẽ giúp Chi nhánh tăng thu nhập do cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng cầm cố thường có lãi suất cao song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi công tác thẩm định, kiểm soát cho vay phải chặt chẽ đảm bảo chất lượng khoản vay. + Trong kế hoạch phát triển 2006-2010 của chi nhánh phần phát triển về dịch vụ khụng đề cập rừ chiếm tỷ lệ bao nhiờu phần trăm trong tổng thu từ kinh doanh mà chủ yếu đề cập đến tốc độ tăng trưởng công tác thanh toán quốc tế (10%/năm) và tăng trưởng của hoạt động thẻ ATM (mỗi năm tăng 10,000 thẻ).

    Điểm lại tất cả các dịch vụ mà ngân hàng thương mại khác đang làm là: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc và đại lý phát hành thẻ tín dụng, séc du lịch, dịch vụ kiều hối, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ giữ hộ tài sản. + Trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đồng tiền giao dịch còn đơn điệu, chủ yếu là DOLAR Mỹ, các đồng tiền khác chưa được chú trọng kinh doanh, chủ yếu là mua hộ khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế và vì vậy đã bỏ qua cơ hội thu lợi nhuận. Tính chủ động của các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch còn thấp đối với một số dịch vụ như dịch vụ thẻ phát hành ATM (sau khi đăng ký khách hàng phải lên hội sở chính lấy thẻ), độ linh hoạt trong chi phí cho các hoạt động marketing cũng cần được điều chỉnh sao cho hiệu quả.

    + Loại hình kênh phân phối sản phẩm dịch vụ chủ yếu vẫn là hệ thống chi nhánh, các hình thức kênh phân phối khác như phone-banking, internet- banking, ATM, home banking chưa được chú trọng đồng bộ gây ra những hạn chế trong việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tư vấn hỗ trợ khách hàng và điều tra thị trường.

    Đồ thị 2.1: Kế hoạch huy động nguồn vốn giai đoạn 2006-2010
    Đồ thị 2.1: Kế hoạch huy động nguồn vốn giai đoạn 2006-2010