MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢNTRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
+ Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay. Phương pháp này yêu cầu nhà quản trị thanh khoản cần phải duy trì tỷ lệ hợp lý, đó là tỷ lệ giữa số tiền dự trữ tại ngân hàng đáp ứng các yêu cầu rút tiền mặt tức thời hay nhu cầu thanh toán theo định kì của các khoản tiền gửi của khách hàng, các khoản tiền vay đến hạn trả, và giữa lượng tiền phục vụ cho các kinh doanh của ngân hàng như hoạt động tín dụng và các hoạt động đầu tư khác.
Trong ngày NHNN tiếp tục hổ trợ cho ngân hàng ACB 450 tỷ đồng, ngân hàng Vietcombank TP HCM đã cho ngân hàng ACB vay 3,5 triệu USD, các ngân hàng Sài Gòn Thuong Tín, Đông Á, Eximbank, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại TP HCM cũng tích cực hỗ trợ cho ngân hàng ACB. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng ACB năm 2012 có nguyên nhân sâu xa từ việc quản trị, giám sát hoạt động của ngân hàng không chặt chẽ và được kích nổ sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh nhân được xếp vào nhóm giàu nhất Việt Nam, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngân hàng - bị bắt tạm giam điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế.
Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM ( HDBank ) do Đại hội đồng cổ đông đứng đầu được đại diện thông qua Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông; với Tổng giám đốc, Phòng Kiểm toán nội bộ và các Ủy ban: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban tín dụng, Ủy ban nhân sự, Ủy ban công nghệ, Hội đồng đầu tư, Hội đồng sản phẩm, Alco, Văn phòng lãnh đạo trực thuộc Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các Khối: Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối KHDN lớn và ĐCTC, Khối KHDN, Khối KHCN, Trung tâm dịch vụ khách hàng, Trung tâm thẻ, Phòng Marketing, Khối vận hạnh, Trung tâm công nghệ thông tin, Khối quản trị rủi ro, Ban pháp chế và Kiểm soát tuân thủ, Khối tài chính và kế hoạch ( CFO), Khối nhân sự. Nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá- nợ xấu, phòng xử lý nợ thường xuyờn phối hợp với cỏc đơn vị kinh doanh để nắm bắt theo dừi tỡnh hỡnh của khỏch hàng và hỗ trợ các đơn vị xuống làm việc trực tiếp với khác hàng để đánh giá khả năng trả nợ, tớnh rủi ro của cỏc khoản nợ, theo dừi tỡnh trạng tài sản đảm bảo…nhằm tìm biện pháp xử lý kịp thời đồng thời tiếp tục làm việc với tòa án, các cơ quan thi hành án để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, nhất là đối với các khoản nợ xấu.
Chuẩn mực vốn Basel III được đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong những năm 2007 - 2010 để bổ sung cho Basel II khắc phục những hạn chế, chủ yếu về quản lý thanh khoản, yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn… với khuyến nghị lộ trình thực hiện vào năm 2015 - 2018 tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Về tỷ lệ an toàn vốn, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, thông tư yêu cầu các TCTD duy trì duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất, tỷ lệ này được điều chỉnh lên 9%, tăng 1% so với mức 8% của Quyết định 457. Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát Triển TP HCM ban hành Quyết định số 65/ QĐ-HĐQT ngày 29/7/2008 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản Tài sản và Nợ.Hội đồng là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc, có quyền quyết định các vấn đề phân bổ tài sản và Nợ trên bảng cân đối kế toán nhằm triển khai chiến lược kinh doanh chung của HDBank, phân bổ hạn mức rủi ro cụ thể và quyết định chính sách quản lý rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân là do các khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng ở hai khoản kỳ hạn này quá lớn, chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động ( tiền gửi của khách hàng đến hạn trong thời gian 1 tháng tới chiếm 35.48 %, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng chiếm 36.09% trong tổng nguồn vốn huy động) trong khi các khoản cho vay ở các kỳ hạn này chưa thể thu hồi về kịp để bù đắp cho các khoản đến hạn này. Trong thời gian qua nhằm đảm bảo tăng trưởng hiệu quả an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, HDBank cũng đã từng bước thực hiện hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro NH như: Quy định tỷ lệ vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng…Tuy nhiên, NH chỉ mới dừng lại ở việc áp dụng Basel I, chưa áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định của trụ cột 1 trong Basel II.
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
Ngân hàng cần tích cực chủ động xây dựng một cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cũng như thống kê về xác suất, mức độ thiệt hại và giá trị hoạt động tại mỗi mức rủi ro có liên quan .Bởi vì không thể nào phương pháp chuẩn nếu khả năng phân tích và ước lượng xác suất xảy ra tổn thất của ngân hàng còn yếu kém, cũng như ngân hàng không thu thập được đầy đủ số liệu lịch sử về mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. + Ủy ban ALCO cần có trách nhiệm dự phòng các nguồn cung cấp thanh khoản theo thứ tự ưu tiên nhất định: các tài sản có thể chuyển thành tiền ngay, các nguồn vay mượn và hạn mức tương đương có thể thực hiện, đồng thời duy trì một tỷ lệ tồn quỹ tiền mặt thích hợp tương ứng với thời gian đáo hạn của từng loại tài sản nợ và từng loại tài sản có. Trong thời gian sắp tới ngân hàng cần có các biện pháp đa dạng hóa tài sản “Co” và duy trì tỷ lệ tín dung như trên, tăng cường các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tài chính thay vì chú trọng vào hoạt động tín dung,đồng thời cũng cần quan tâm đó là duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở một mức hợp lý.
Do đó, việc liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại trong việc chia sẽ thông tin và tài trợ vốn là hết sức cần thiết.Việc chia sẽ thông tin không chỉ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng mà còn giúp hạn chế các thông tin khong chính xác gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng và sự hoạt động ổn định của hệ thống. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động quản trị thanh khoản của ngân hàng nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung, các nhà quản lý kinh tế đã đưa ra không ít các biện pháp như:quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các chỉ tiêu an toàn tài chính, quy định về thực hiện bảo hiểm tiền gửi..Tuy nhiên, để đảm bảo sự thực hiện nghiem túc của các NHTM thì cần thiết phải có sự kiểm tra thường xuyên của các NHNN về hoạt động quản trị thanh khoản thực tế tại các ngân hàng. - Tỷ lệ điều chỉnh: theo quy định của ALCO nhưng tối đa băng mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (hiện theo Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc các Tổ chức tín dụng sử dụng một số trái phiếu trong giao dịch tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước mua, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố, chiết khấu, thấu chi và cho vay qua đêm tối đa bằng 80% giá trị trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển.