MỤC LỤC
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của NHTM và mô hình nghiên cứu
Thực trạng thanh khoản và các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản các NHTM Việt Nam
Điều này cho thấy rằng, ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi ngân hàng có trong tay một lượng vốn khả dụng với quy mô hợp lý hoặc ngân hàng có thể nhanh chóng huy động vốn thông qua con đường vay nợ với chi phí phù hợp hay bán tài sản với giá cả hợp lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh. Cầu thanh khoản là các nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, bao gồm: Khách hàng rút tiền từ tài khoản; yêu cầu vay vốn từ khách hàng chất lượng cao; thanh toán các khoản vay phi tiền gửi; chi phí kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ; thanh toán cổ tức bằng tiền.
Các biến giải thích được chia thành bốn nhóm bao gồm các biến thuộc ngân hàng như tỷ lệ vốn, thu nhập lãi ròng, dự phòng tổn thất tín dụng, tài sản, loại hình sở hữu (trong nước, nước ngoài), quan hệ sở hữu (nhà nước, tư nhân); các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, biên độ lãi suất; các biến quốc gia như thay đổi tiền gửi, thay đổi lạm phát, khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ tín dụng trên GDP; các biến thuộc rủi ro đạo đức và an toàn hệ thống như tình trạng đôla hóa tiền gửi, dự trữ quốc gia, vai trò của NHNN. Cụ thể, tổng tài sản đo lường quy mô của ngân hàng, lãi suất cho vay và khủng hoảng tài chính có tác động ngược chiều đến thanh khoản, trong khi tỷ lệ vốn, các quy định về thanh khoản, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (đo lường tương đối nguồn cung của tài sản thanh khoản), tỷ lệ lạm phát và cơ chế tỷ giá (ngân hàng ở các quốc có cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn và neo chặt thì mức độ thanh khoản cao hơn cơ chế trung gian) được mong đợi có tác động cùng chiều đến thanh khoản.
Các biến độc lập bên trong ngân hàng bao gồm tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỉ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản được kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản, trong khi các biến nguồn tài trợ bên ngoài, tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản. INF Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm Cùng chiều (+) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Ngoài các nhân tố trên, hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu tác động rất lớn từ quy định của Chính phủ và NHNN như: quy định về vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ an toàn vốn, trần lãi suất, dự trữ bắt buộc, quy định kiểm soát lạm phát, cung.
Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng Trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động để phục vụ mục tiêu tăng trưởng (cho cả ngân hàng và nền kinh tế) nhưng thiếu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lí và bản thân ngân hàng đã để lại những hậu quả nặng nề đối với tình trạng khó khăn về thanh khoản và nợ xấu của toàn hệ thống những năm sau đó. Hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền xuất hiện khi doanh nghiệp không thể thanh toán nợ vay đúng hạn, lập tức bất ổn dồn ngược lại, khiến những ngân hàng này không thanh toán được nợ vay thanh khoản LNH đáo hạn, ngân hàng chủ nợ cũng bị đẩy vào tình trạng bị động cân đối nguồn vốn. Thông tư 01 đã giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN, từ đó giúp khơi thông dòng vốn cung cấp cho thị trường 1, tạo đà cho phục hồi kinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống.
Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013 Nhìn chung, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM được cải thiện trong những năm gần đây, đã đáp ứng theo quy định của NHNN nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực. Nhìn chung, tỷ lệ LDR từ năm 2011 trở về trước rất cao và đã được cải thiện kể từ năm 2012 nhưng vẫn còn cao hơn mức quy định 80%, điều này được minh chứng qua tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm trong khi nguồn vốn huy động tăng trong những năm gần đây. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng, nợ xấu tăng cao và chưa được giải quyết, cùng với sự sụt giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh đầu tư tài chính an toàn, hấp dẫn đã góp phần cải thiện tỷ lệ LDR của toàn hệ thống.
Nguồn: Theo tính toán của tác giả Kết quả ước lượng trong Bảng 2.10 cho thấy trong sáu nhân tố thì chỉ có LGR ảnh hưởng cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản trong cả hai mô hình FEM và REM, các nhân tố còn lại bao gồm SIZE, ETA, EFD, GDP và INF đều có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ tài sản thanh khoản (LAR) của ngân hàng, trong đó nhân tố INF không có ý nghĩa thống kê. Nguồn: Theo tính toán của tác giả Kết quả ước lượng ở cả hai mô hình cho thấy SIZE, EFD và GDP đều có ảnh hưởng ngược chiều đến LDR (hay ngược chiều với rủi ro thanh khoản), trong khi đó ETA và LGR ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. Đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM trong thời gian qua và mức độ tuân thủ các quy định về việc đảm bảo thanh khoản như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn và vấn đề xử lý nợ xấu.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. - TCTD phải thực hiện chấn chỉnh, cơ cấu tài chính, hoạt động và quản trị để bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm xử lý nợ xấu, cải thiện khả năng chi trả, giảm hệ số nợ và hệ số sử dụng vốn.
Bên cạnh các hoạt động bên phía tài sản, ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác nguồn vốn để vừa đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản: đa dạng các nguồn vốn, tăng cường huy động tiền gửi từ khu vực dân cư, tiền gửi doanh nghiệp, tránh phụ thuộc quá nhiều từ thị trường liên ngân hàng; đưa ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng loại vốn mà ngân hàng cần huy động,… Ngoài ra, ngân hàng cần nâng cao năng lực tài chính của mình để tạo niềm tin và thu hút khách hàng. Hiện nay, phương pháp thanh tra, giám sát chủ yếu là thanh tra và kiểm tra tính tuân thủ của các TCTD đối với các qui định pháp lý về hoạt động ngân hàng, chưa tập trung vào mô hình thanh tra hướng đến mục tiêu, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng như thanh tra đánh giá rủi ro thị trường, cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra do cơ chế điều hành có vấn đề hay do đầu tư cho vay vào những ngành và lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát còn nhiều hạn chế như: Thiếu thông tin, chưa có hệ thống xử lý thông tin tập trung; qui trình tiếp nhận thông tin BCTC của các TCTD còn nhiều bất cập; việc thu thập thông tin về TCTD trong quá trình thanh tra tại chỗ chưa được quản lý bằng một hệ thống thông tin, gây khó khăn trong việc tổng hợp và kiểm soát dữ liệu và thông tin.