MỤC LỤC
Vai trò của nam giới và bình đẳng trong CSSKSS được thể hiện trong 5 nội dung cơ bản của SKSS: chăm sóc phụ nữ khi mang thai, chăm sóc bà mẹ và trẻ trong khi sinh và sau khi sinh; kể hoạch hóa gia đình; nạo hút thai an toàn; phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên [11],. Khi là người cha, nam giới thường là người quyết định cho con cái lấy chồng sớm hay muộn; khi là người chồng, người bạn tình, họ đóng vai trò chính trong việc quyết định áp dụng các biện pháp tránh thai, phòng tránh các bệnh LTQĐTD, quyết định số con, thời gian sinh con; khi là những nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách, người có uy tín trong cộng đồng, họ định hướng những quan điểm chung; sự ủng hộ của họ có thể sẽ tác động tích cực tới sự chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ [13], [14].
Nghiên cứu kiến thức của nam giới về chăm sóc trước sinh là rất ít, một nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy nam giới biết về lợi ích của chăm sóc trước sinh và tiêm phòng uốn ván như sau: có 53,7% nam giới nông thôn và 63,4% nam giới thành thị biết CSTS để kiểm tra sức khoẻ toàn diện, CSTS là tốt cho cả mẹ và con (26,7% nam giới nông thôn và 18,5% thành thị), CSTS để quyết định nơi sinh (13,9% nam giới nông thôn và 15,6% thành thị) và có khoảng 58% nam giới biết được tác dụng của tiêm phòng uốn ván là để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và con [36]. Việc trò chuyện trao đổi giữa hai vợ chồng về chủ đề sức khoẻ của bà mẹ là một bước tiến quan trọng quyết định việc tăng cường sự tham gia của nam giới trong CSSKSS và hỗ trợ đắc lực cho các hành động dự phòng của người chồng, nghiên cứu ở Morang, Nepal cho thấy có 58% cặp vợ chồng có trao đổi về chế độ nghỉ ngơi của vợ trong thời kỳ mang thai [39], nghiên cứu ở Katmandu, Nepal cho thây có 75% phụ nữ báo cáo là người chồng có trao đổi với họ trong thời gian mang thai [34], Những cặp vợ chồng có trao đổi về chủ đề sức khoẻ bà mẹ thì người.
Tương tự như vậy, theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai chỉ có 9% người chồng cho biết đang sử dụng BCS, mặc dù 100% ĐTNC có biết về biện pháp này và 41% cho rằng sử dụng BCS là một biện pháp dễ tìm kiếm nhất [12].
Kiến thức về chăm sóc trước sinh được đánh giá bằng sự hiểu biết của ĐTNC về chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động, khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sẳt trong thời gian người phụ nữ mang thai. - Trong quá trình thu thập số liệu một số đối tượng nghiên cứu đã có yêu cầu được tư vấn kiến thức về các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ phụ nữ có thai thì đó được nghiờn cứu viờn tư vấn và giải thớch rừ ràng. - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu đang trong độ tuổi lao động, thường xuyên đi làm ăn xa, hơn nữa thời gian thu thập số liệu lại đúng vào mùa vụ nên việc gặp gỡ ĐTNC gặp rất nhiều khó khăn.
- Hạn chế sai số do bản thân đối tượng nghiên cứu bằng cách tạo không khí thân mật, cởi mở khi tiếp xỳc với ĐTNC, trao đổi rừ về mục đớch nghiờn cứu và tớnh bảo mật thông tin để đối tượng thoải mái, cởi mở trong quá trình phỏng vẩn. - Tiến hành thử nghiệm bảng câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu bằng cách phỏng vấn thử với 2 -3 ĐTNC và tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi và điều chỉnh các nội dung khác liên quan đến việc dẫn dắt cuộc phỏng vấn sâu với đối tượng cho phù họp hơn.
Kiến thức về chăm sóc trước sinh được đánh giá qua sự hiểu biết của ĐTNC về chế độ ăn uống, lao động, khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt của các bà mẹ khi mang thai. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, phần lớn ĐTNC đã thể hiện thái độ tích cực đối với một số quan niệm về chăm sóc người phụ nữ có thai nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số định kiến và quan niệm truyền thống về sức khỏe như vấn đề lao động và sinh đẻ của người phụ nữ. “chồng là người quyết định cao nhất trong gia đình”, có 70,6% ĐTNC đồng ý và 1,8% rất đồng ý với quan niệm “nam giới là người lo kinh tế còn phụ nữ chăm sóc gia đình và con cái”, với quan niệm.
Trong các nội dung trao đổi của ĐTNC với vợ trong thời gian vợ mang thai thì tần suất trao đổi thường xuyên nhất là trao đổi về chế độ ăn uống (30,2%), sau đó đến chế độ lao động (22%), trao đổi về việc khám thai và dự kiến nơi sinh là 19%, tiêm phòng và uống viên sắt là 2%. Trong số bà mẹ không được đưa đến khám tại CSYT lý do chủ yếu mà ĐTNC đưa ra là việc đó không cần thiết (50%), 37% nói rằng thấy vợ bình thường, gần 11% cho rằng không có thời gian và hơn 2% nói rằng họ không có tiền. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã xác định được có các mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng (trình độ văn hóa, nghề nghiệp, .) với các yếu tố quyết định hành vi cá nhân (kiến thức, thái độ về CSTS và thái độ giới); có các mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự tham gia của ĐTNC trong CSTS; có các mối liên quan giữa các yếu tố quyết định hành vi cá nhân với sự tham gia của ĐTNC trong CSTS.
Những ĐTNC có thái độ bình đắng giới ở mức độ cao hơn thì khả năng giúp đỡ vợ các công việc gia đình cao gấp 4,9 lần những người có thái độ bình đẳng giới ở mức độ thấp.
Qua phân tích trên đã phản ánh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em mặc dù được triển khai rộng rãi, các chiến dịch truyền thông lồng ghép với các chương trình y tế nói chung và chăm sóc thai nghén nói riêng mới chỉ tác động đến đối tượng là các bà mẹ, thể hiện là kiến thức của nam giới về chăm sóc người phụ nữ khi có thai và kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian người phụ nữ có thai còn thấp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu ở một số nước, phụ nữ là người ít có tiếng nói quyết định trong những công việc lớn trong gia đình và họ là người có quyết định cao hơn trong việc ăn uống hàng ngày của gia đình, theo nghiên cứu của Britta c Mullany và cộng sự ở Kattmandu, Nepal thì người vợ quyết định chế độ ăn hàng ngày là 78%, chỉ có 4% là do người chồng quyết định và cả hai vợ chồng cùng quyết định là 18% [34],. Điều này phù hợp với đặc điểm của các vùng nông thôn Việt Nam, các cặp vợ chồng thường bắt đầu cuộc sống hôn nhân gia đình trong gia đình người chồng, việc ĐTNC ở chung thì không giúp đỡ vợ cao hơn có thể do họ ỷ lại vào các thành viên khác trong gia đình hoặc công việc gia đình đã có người khác làm giúp vợ rồi nên nam giới không tham gia nữa hoặc cũng có thể họ ngại sự chỉ trích, bình luận của các thành viên khác trong gia đình.
Điều này có thể do ĐTNC có thái độ bình đẳng giới thấp có những quan niệm, cách nhìn nhận chưa đúng về gánh nặng công việc đối với người phụ nữ đang mang thai, có thê họ ngại vì sự chỉ trích, bình luận của các thành viên gia đình hoặc hàng xóm/cộng đồng và định kiến giới từ xa xưa vẫn còn tồn tại cho rằng công việc nhà là của phụ nữ vì vậy họ không tham gia chia sẻ giúp đỡ công việc gia đinh đối với người vợ đang mang thai. Hâu hết các ĐTNC được phỏng vẩn đều có nhu cầu muốn biết thêm kiến thức về chăm sóc trước sinh (92,5%), chỉ có 7,5% ĐTNC là không có nhu cầu, số đôi tượng không có nhu cầu thông tin này chủ yếu là những người đã sinh từ 2 con trở lên, có the họ cho rằng họ không sinh thêm con nữa nên cũng chẳng có nhu cầu tìm hiếu thêm kiến thức về chăm sóc bà mẹ mang thai nữa, có thể họ cho rằng kiến thức đó không cần thiết đối với nam giới, phụ nữ cần những kiến thức đó hơn vì phụ nữ là người chịu trách nhiệm sinh đẻ.