MỤC LỤC
Đường lối và chiến lược kinh tế của Đảng ta được hình thành trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp thu tinh hoa trí tuệ và kinh nghiệm quý báu của nhiều nước phát triển đi trước. “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo"': Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược đó, Đảng ta đề ra ba chương trình kinh tế lớn là sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xem đó là mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 (thông qua tại Đại hội lần thứ XI), Đảng ta xác định: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhõn dõn được nõng lờn rừ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững ;". Mục tiêu cụ thể là :Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Một trong những mâu thuẫn đang làm hạn chế sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay là nền kinh tế đã chuyển mạnh theo hướng thị trường, nhưng xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền. Trong các thành phần kinh tế tư nhân, vai trò của hội đồng quản trị đồng nhất với vai trò của chủ sở hữu, nhưng trong thành phần kinh tế nhà nước, hội đồng quản trị chưa đủ điều kiện đại diện chủ sở hữu tài sản doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan hành pháp từ Trung ương đến cơ sở, Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thông các cơ quan này trong sạch, vững mạnh theo hướng làm tốt chức năng: chấp hành, soạn thảo dự án luật, quản lý đất nước bằng luật pháp. Tiến hành cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia, bao gồm cải cách bộ máy, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy công chức hoạt động trong bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới.
Đối với các cơ quan tư pháp, Đảng lãnh đạo các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và tiến hành các hoạt động tố tụng tuân theo pháp luật, bảo đảm cho các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp đấu tranh với nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí liên quan đến các hoạt động kinh tế nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và truy thu những thất thoát do tham nhũng, lãng phí gây nên. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khúa VIII nờu rừ: “Kinh nghiệm vô giá mà chúng ta khái quát được trong lịch sử lâu dài và đầy khắc nghiệt của dân tộc ta là: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt.
Những quan điểm này đánh dấu sự chuyển hướng từ nhận thức có tính chất lý luận về vị trí, vai trò của nhân tố con người và nguồn nhân lực đến coi phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2011 - 2020. “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành”.
Từ đường lối kinh tế, Đảng xác định mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thế, nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế, định hướng các chính sách kinh tế, trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước xây dựng luật pháp, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước. Đảng không thể lãnh đạo trực tiếp các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, mà đường lối nghị quyết ấy phải thông qua bộ máy nhà nước thể chế hóa thành luật pháp và chính sách để nhân dân thực hiện. Bộ Chính trị căn cứ vào nghị quyết của đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Chính phủ soạn thảo, ban hành các luật, pháp lệnh, văn bản pháp quy, các kế hoạch thực hiện đường lối kinh tế của Đảng.
Tuy Đảng không trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, không quyết định các chính sách kinh tế thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước, không lập kế hoạch và điều hành các kế hoạch kinh tế. Đảng tiến hành công tác kiếm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các thành phần kinh tế chấp hành quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nền kinh tế của ta bao gồm nhiều thành phần, nhiều chủ sở hữu vì vậy cần xác lập và bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, không phân biệt chủ thể kinh doanh đó thuộc thành phần kinh tế nào, dù là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài hay không có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhà nước sở hữu 100% vốn (chỉ cần cho rất ít ngành, lĩnh vực); hoặc doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối, dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (cần thiết kinh doanh trong ngành, lĩnh vực nào?) cũng phải có định hướng của Đảng và nhất thiết phải được thể hiện bằng các quy định dưới hình thức văn bản của Đảng và bằng các quy phạm pháp luật. Luật pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm nguyên tắc: đối với các cơ quan trong hệ thống chính trị, tổ chức đảng, cá nhân đảng viên; nhà nước, cán bộ, công chức… “chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”; đối với các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, pháp luật điều chỉnh theo nguyên tắc “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, có như vậy thì quyền hiến định của công dân “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013) mới trở thành hiện thực.
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật quốc gia ngày càng phải được hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao trên lãnh thổ Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo môi trường pháp lý cho các quan hệ thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ quyền quốc gia. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh tác động của “bàn tay vô hình” nhất thiết phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để điều tiết các quan hệ kinh tế nhằm giải quyết những vấn đề dân sinh, phúc lợi xã hội, bảo đảm các nguồn lực được huy động cho phát triển một cách hợp lý, minh bạch, để hiện thực hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.