MỤC LỤC
Tại thị trường Việt Nam, The Body Shop đã tìm kiếm các cơ hội hợp tác và hỗ trợ các hoạt động ủng hộ bảo vệ môi trường, tham gia nhiều chiến dịch của các tổ chức phi chính phủ trong nước lẫn quốc tế như Mekong Plus, Traffic Đông Nam Á, World Land Trust, International Coastal Cleanup,… Năm 2016, thương hiệu The Body Shop bắt đầu tiến hành gây quỹ Cầu Sinh Học – Bio Bridges, kêu gọi xây dựng hành lang phục hồi môi trường hoang dã, bảo vệ điều kiện sinh thái và động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và tái tạo rừng mưa nhiệt đới. Riêng về dưỡng da, The Body Shop khá nổi tiếng với dòng sản phẩm dành cho da dầu mụn chiết xuất từ tràm trà, dòng vitamin E dành cho da khô, tảo biển dành cho da dầu, vitamin C làm sáng da… Có thể nói rằng, The Body Shop rất được lòng phái nữ Việt Nam, hình ảnh thương hiệu của The Body Shop trong tâm trí những người sử dụng mỹ phẩm rất sáng, sự liên kết thương hiệu của The Body Shop khá cao, nó là một thương hiệu khá nổi và được nhiều người biết đến. The Body Shop mang đến một hình ảnh thương hiệu lành mạnh trong mắt người tiêu dùng và là một doanh nghiệp đề cao đạo đức trong kinh doanh, quyền con người, bảo vệ hành tinh, và nhất là chống thử nghiệm trên động vật, trong suốt quá trình phát triển công ty đã không ngừng đầu tư về tài chính cũng như nỗ lực để tổ chức phối hợp triển khai các chiến dịch về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thiết lập các quỹ hỗ trợ cộng đồng, quyên góp từ thiện, bảo vệ môi trường.
Klairs (tên đầy đủ: Dear, Klairs) là thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc được thành lập vào năm 2010, trực thuộc Wish Company - công ty gồm nhiều thương hiệu mỹ phẩm nội địa nổi tiếng như: By Wishtrend, I’m From, Jungle Botanics… trong đó Klairs là thương hiệu mỹ phẩm phát triển hơn cả và là thương hiệu đại diện cho cả công ty.
–Sự tiện lợi: Sản phẩm phải là một giải pháp tiện lợi để đáp ứng được các vấn đề của khách hàng. –Sự tin cậy: Sản phẩm cần đáp ứng được các mong đợi của khách hàng khi họ tưởng tượng thông qua các thông điệp quảng cáo của hãng. –Sản phẩm cần hoạt động chính xác như những gì khách hàng mong đợi; xử lý hiệu quả các vấn đề về da mà khách hàng gặp phải.
–Compatibility: Khách hàng có nhu cầu về sự tương thích giữa sản phẩm Cocoon với các sản phẩm mà họ đang sử dụng.
–Sự trải nghiệm: Trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm phải thuận tiện, đơn giản.
–Thiết kế lọ của các sản phẩm của Cocoon chưa có sự tách biệt giữa các dòng sản phẩm cùng thành phần nguyên liệu chính, có thể khiến khách hàng nhầm lẫn giữa các dòng, ví dụ như gel rửa mặt bí đao và toner bí đao. –Poster chính thức để quảng bá thương hiệu hay quảng bá vào các đợt tri ân, khuyến mãi không đủ gây chú ý trong việc quảng bá, điều này gây khó khăn cho khách hàng trong việc nhận thức thương hiệu, việc nhận thông báo cũng như bỏ lỡ cơ hội mua hàng. –Việc tái chế nhựa PET không thực sự tốt đối với sản phẩm bên trong do loại nhựa này dễ tích tụ bụi bẩn và không tạo cảm giác đặc biệt, với loại nhựa này câu chuyện tái chế sẽ chỉ là phương thức marketing, không có hiệu quả thực sự mà hãng luôn luôn nhắc tới, đó là “bảo vệ môi trường”.
Tuy nhiên, tác dụng đến từ các mỹ phẩm Cocoon nói riêng và mỹ phẩm thuần chay núi chung là khỏ chậm, cần sử dụng thời gian lõu dài mới thấy rừ cụng dụng, nếu không có sản phẩm đặc biệt nổi bật thì sẽ dễ bị chiếm mất vị trí.
Không sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường thấy trong mỹ phẩm như: mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu, dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm…Thương hiệu liên tục ra mắt các sản phẩm 100% thuần chay lấy lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên Việt Nam như: bí đao, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng. –Không chỉ viết nên một câu chuyện mới về mỹ phẩm thuần chay “made in Vietnam” từ những hành động thực tế, Cocoon còn xây dựng được nhiều thiện cảm với người dùng bằng các “cam kết xanh” như: nói không với hạt vi hạt nhựa trong các sản phẩm tắm gội; bao bì được làm bằng giấy thân thiện, không cán màng nhựa; chai lọ đựng sản phẩm có khả năng tái chế. Đặc biệt, Cocoon còn khéo léo đưa văn hóa tranh khắc gỗ Việt Nam vào logo của các nguyên liệu như: bí đao, cà phê, sa-chi, bưởi…Thời gian qua, thương hiệu không chỉ chinh phục người dùng bằng những sản phẩm chất lượng, bao bì ấn tượng mà còn truyền cảm hứng và lan tỏa những thông điệp tích cực qua nhiều chương trình ý nghĩa hướng đến môi trường.
Ra đời từ năm 2013, từng được khá nhiều người tiêu dùng biết đến với những sản phẩm thiên nhiên lành tính, 3 năm trở lại đây, cái tên Cocoon bất ngờ gây chú ý trở lại trên thị trường làm đẹp nội địa, không chỉ bởi bao bì được đổi mới hết sức đẹp mắt, chỉn chu, mà còn bởi những thụng điệp nhõn văn được khắc họa ngày một rừ nột.
Với Cocoon, không chỉ những loài động vật được con người nuôi dưỡng trong nhà được nâng niu, chiều chuộng gọi là “pet yêu”, “thú cưng”, “boss” cần được bảo vệ và tôn trọng sự sống mà những tất cả những động vật trên thế giới cần phải được yêu thương như nhau. Cocoon sẽ luôn luôn đấu tranh vì quyền lợi của động vật, sẽ không có một loài động vật nào bị mang ra làm thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm, và không có một nguyên liệu nào từ động vật xuất hiện trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Cocoon vinh dự là thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đầu tiên được chấp thuận trong cam kết không thử nghiệm trên động vật bởi chương trình Leaping Bunny của tổ chức Cruelty Free International và mong muốn lan tỏa những giá trị nhân đạo dành cho các loài động vật, Cocoon quyết định phát động minigame “VÌ ĐỘNG VẬT CẦN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG” đến tất cả các bạn trên khắp mọi miền đất nước.
Bước 3: Chia sẻ bài dự thi của bạn về facebook cá nhân để bạn bè trong friendlist có thể thấy và bình chọn cho hình ảnh của bạn tại album "Vì động vật cần được yêu thương".
Bước 1: Chụp lại hình ảnh các khoảnh khắc của bạn với các “boss” theo phong cách yêu thích và ghi lại câu chuyện mà bạn đã trải qua với những người bạn nhỏ này. Bước 2: Gửi 1 hình ảnh đẹp nhất và bài viết của bạn về fanpage Cocoon Vietnam bằng cách bình luận vào bài viết này hoặc gửi qua inbox. Cocoon sẽ tổng hợp và đăng tải các bài dự thi này tại album “Minigame – Vì động vật cần được yêu thương” để mọi người cùng bình chọn từ 11/12 đến hết 16/12.
Đây là một phần quan trọng của quá trình truyền thông cho thương hiệu, bởi vì sự thiếu nhất quán giữa những thông điệp nội bộ và ngoài công ty có thể là cơ sở cho những tranh chấp, khiếu nại từ phía khách hàng sau này và có thể thậm chí dẫn tới những tổn thất khôn lường hay truy tố trước pháp luật. Những thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải còn gây nhiều mâu thuẫn như sản phẩm “thuần chay”, tính thực tế chưa được đảm bảo “không thử nghiệm trên động vật” sẽ đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp xây dựng. “QUEEN” CHẤT với thông điệp “Luôn có một nữ hoàng hiện diện trong bạn”, nhưng đây cũng là một bước đi khá mạo hiểm của Cocoon, đi ngược lại với ý nghĩa thương hiệu mà từ đầu doanh nghiệp đã đặt ra - sự giản dị, mộc mạc, đậm nét thuần Việt.
Tâm lý khách hàng, thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi và phát triển nhanh chóng, những sản phẩm mới ra đời sẽ khiến người tiêu dùng có tâm lý chuyển sang dùng sản phẩm mới với kỳ vọng sản phẩm mới tốt hơn khiến những sản phẩm cũ bị thoái hóa.
Nhiều khi doanh nghiệp chỉ chú ý đến sự nổi tiếng của nhân vật được chọn làm đại sứ thương hiệu thay vì quan tâm sâu hơn đến giá trị nhân vật đó có phù hợp với thuộc tính của sản phẩm, thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng hay không. Đối với Cocoon, khi định vị trở thành thành thương hiệu mỹ phẩm thuần chay, Cocoon cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ đại sứ thương hiệu của mình (chủ yếu là nữ), chú trọng về tầm ảnh hưởng của họ, không nhất thiết phải là ngôi sao hạng A, quá nổi tiếng vì giá trị hợp đồng sẽ rất lớn, tạo nên gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Cocoon cần xây dựng các đội nhóm chiến lược nghiên cứu đến sự thay đổi của thị trường mỹ phẩm, cũng như nghiên cứu thị hiếu của khách hàng mục tiêu, từ đó có thể có các phương án tiếp nhận, phòng tránh các tác động hoặc điều chỉnh chiến lược phù hợp với mục tiêu thương hiệu.
Ngày nay, nhân viên không chỉ đơn giản là người làm thuê cho công ty, họ còn là những người đóng góp xây dựng thương hiệu, là bộ mặt của thương hiệu và cũng là một kênh truyền thông hiệu quả cho thương hiệu vì nhân viên luôn tiếp xúc với khách hàng, là sợi dây gắn kết.