Ứng dụng chụp cắt lớp quang học Visante OCT đánh giá tổn thương phần trước nhãn cầu trong chấn thương mắt do vật cùn đụng dập

MỤC LỤC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian đến bệnh viện sau chấn thương. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian đến bệnh viện sau chấn thương. Biểu đồ cột thể hiện các tác nhân gây chấn thương Qua biểu đồ này, ta thấy nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn cho mắt là các hoạt động hàng ngày của con người trong cuộc sống (sinh hoạt, thể thao) 35/51 (68,63%), còn các nguyên nhân ít gặp hơn như lao động công nghiệp, lao động công nghiệp và giao thông chiếm tỷ lệ như nhau 2/51 (3,92%).

    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo mắt chấn thương Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ mắt phải bị tổn thương là 41,18 % và tỷ lệ mắt trái bị chấn thương là 58,82%, khá là tương đương nhau. Trong nghiên cứu này cũng gặp nhiều mắt có cả tổn thương phần sau (từ xuất huyết dịch kính, phù võng mạc, tổ chức liên kết dịch kính, bong võng mạc-hắc mạc) chiếm tới 60,78%.

    Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo các thương tổn
    Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu theo các thương tổn

    BÀN LUẬN

    • ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIẾN ĐỔI PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU TRấN VISANTE OCT Ở MẮT Cể CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP
      • MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ BIẾN ĐỔI PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU TRONG CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP

        Ở giai đoạn sớm sau chấn thương, các tác giả đều cho rằng có các yếu tố: thể mi tăng tiết thủy dịch, sự thay đổi thành phần thủy dịch và sự xuất hiện của các Prostaglandine, sa lệch thể thủy tinh nhất là thể thủy tinh ra tiền phòng hay nghẽn ở bờ đồng tử, xuất huyết tiền phòng. Trên OCT hình ảnh xuất huyết tiền phòng ở mức độ 0 đến III không có máu đông được thể hiện bằng những điểm tăng sáng không đồng nhất với mức độ khác nhau xen những khoảng tối kích thước hẹp khác nhau. Boudet (1979) đều đưa ra nhận định sau chấn thương, dù sớm hay muộn, chiều sâu tiền phòng đều có thay đổi do sự di chuyển của mống mắt hay sự thay đổi vị trí kích thước thể thủy tinh [55, 57].

        Kết quả này phù hợp với nhận định chiều sâu tiền phòng có thể thay đổi cho dù các thành phần khác của tiền phòng không có biểu hiện thay đổi rõ ràng nào trong chấn thương đụng dập của Kashiwagi K. Qua bảng 3.13 cũng cho ta thấy độ sâu tiền phòng tăng lên khi thể thủy tinh có xu hướng lệch ngả sau và, khi TTT lệch phía trước nhất là khi TTT sa tiền phòng chiều sâu tiền phòng giảm nhiều có thể rất gần 0 (có ý nghĩa thống kê với p = 0,001). Đồng thời với các thông tin khác về lâm sàng được lưu trữ thì việc làm OCT để lưu lại số đo tiền phòng một cách khách quan là cần thiết đối với bệnh nhân chấn thương nhất là cho bệnh nhân có sa lệch TTT để có chế độ theo dõi chăm sóc và đưa ra quyết định xử lý đúng thời điểm, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng Visante OCT để kiểm tra chiều sâu TP khi mắt không còn XHTP nặng (Xuất huyết tiền phòng độ IV không cho phép xác định chính xác chiều sâu tiền phòng bằng Visante OCT).

        TTT lệch ngả sau (BN Quách Văn M., nam 27 tuổi) Trong nghiên cứu trên Visante OCT chúng tôi gặp 35 mắt (69,63%) có biểu hiện lệch TTT với nhiều hình thái, trong số đó nhiều nhất là hình thái lệch ít 18 mắt (35,3%) trên lâm sàng có thể chỉ thể hiện rung rinh mống mắt hay dịch kính tiền phòng. Qua đây chúng tôi nhận thấy Visante OCT thật sự có giá trị ở chỗ nó lưu trữ hình ảnh TTT một cách khách quan cho công tác theo dõi chăm sóc điều trị, đặc biệt là pháp y, nhất là cho những mắt sau chấn thương có lệch TTT mà không phát hiện rõ khi khám bằng sinh hiển vi. Nhìn chung, Visante OCT cho phép đánh giá vị trí TTT rõ ràng hơn trên lâm sàng ở hình thái lệch ít với điều kiện máu tiền phòng ở mức độ vừa và thể hiện rõ mức độ đóng góc khi thể thủy tinh sa tiền phòng.

        Trong nghiên cứu, chúng tôi không gặp mắt ngấm máu giác mạc nào, có thể do những mắt có nguy cơ ngấm máu giác mạc là những mắt xuất huyết tiền phòng nặng hay kèm tăng nhãn áp thường có triệu chứng cơ năng rầm rộ đòi hỏi bệnh nhân phải đến viện sớm, và đã được xử lý đúng và kịp thời, nên vào thời điểm nghiên cứu của mình chúng tôi không gặp trường hợp nào. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi nhận định về góc, tuy Visante OCT chỉ đưa ra được chỉ số đo độ mở của góc không có khả năng đánh giá tình trạng thể mi, cấu trúc góc tiền phòng, nhưng Visante OCT có khả năng các định góc động một các đinh lượng rõ ràng. Mối liên quan giữa độ sâu tiền phòng và độ mở góc tiền phòng Trong chấn thương đụng dập độ sâu tiền phòng luôn là một yếu tố bị biến đổi, qua nghiên cứu chúng tôi khẳng định chiều sâu tiền phòng và độ mở.

        Nhận định đúng mức mối liên quan chiều sâu tiền phòng với độ mở góc cũng giúp chúng ta có hướng giải quyết đúng và kịp thời những trường hợp giảm chiều sâu tiền phòng trong chấn thương đụng dập. Như trong nghiên cứu này, ở những mắt được phát hiện có độ mở góc > 70º thì vừa phát hiện có bong thể mi + nhãn áp thấp và cũng vừa thấy có 2 mắt khác có nhãn áp hoàn toàn bình thường, đồng thời vẫn có những mắt góc tiền phòng > 45º mà nhãn áp vẫn cao. Như vậy với một mắt có phù giác mạc do chấn thương (được thể hiện là tăng chiều dầy giác mạc) có thể liên quan trực tiếp bởi tác động của chính chấn thương vào giác mạc gây phù lớp đệm thực sự do chấn thương và tác động làm rách đứt màng Descemet gây phù tăng thêm (tăng thêm chiều dầy giác mạc) còn tăng nhãn áp cũng có thể làm giác mạc phù thêm nhưng chỉ là một yếu tố nhỏ.

        Hình 4.2. Xuất huyết tiền phòng, máu đông tiền phòng  (BN Hồ Huy H., nam, 20 tuổi)
        Hình 4.2. Xuất huyết tiền phòng, máu đông tiền phòng (BN Hồ Huy H., nam, 20 tuổi)

        TÀI LIỆU THAM KHẢO

        TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

        Hoàng Việt Nga (1999), Nghiên cứu về tăng nhãn áp sau sa lệch thể thủy tinh do chấn thương đụng dập và các biện pháp điều trị, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Khúc Thị Nhụn (1984), Bán kính độ cong giác mạc và độ sâu tiền phòng trên mắt bình thường và glocom góc đóng ở người Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp nội trú, Đại học Y Hà Nội,. Nguyễn Cảnh Thắng (2005), Nghiên cứu hình ảnh tổn thương của màng trước vừng mạc bằng chụp cắt lớp vừng mạc, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

        Nguyễn Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu sự tương quan giữa độ sâu tiền phòng, bề dày thể thủy tinh, chiều dài trục nhãn cầu trên mắt glocom góc đóng nguyên phát và mắt bình thường ở người Việt Nam trưởng thành, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Quốc Vượng (2005), Nghiên cứu tổn thương đầu dây thần kinh thị giác trên bệnh nhân glocom bằng phương pháp chụp cắt lớp vừng mạc, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

        TÀI LIỆU TIẾNG ANH

        (2007), "Applying OCT to Corneal Refractive Surgery - Unprecedented detail provides improved safety and accuracy", Ophthalmology management,June. (2007), "Detection of primary angle closure using anterior segment optical coherence tomography in Asian eyes", Ophthalmology, 114,1, p. (2005), "Comparison of optical coherence tomography and ultrasound biomicroscopy for detection of narrow anterior chamber angles", Arch Ophthalmol, 123,8, p.

        (2010), "Comparison of Visante and slit-lamp anterior segment optical coherence tomography in imaging the anterior chamber angle", Eye (Lond), 24,4, p. Tanuj Dada and Ritu Gadia Ramanjit Sihota, Anand Aggarwal, Subrata Mandal , Viney Gupta (2007), "Comparison of anterior segment optical coherence tomography and ultrasound biomicroscopy for assessment of the anterior segment", J Cataract Refract Surg, 33,5, p. (2006), "Comparison of corneal thickness measured with optical coherence tomography, ultrasonic pachymetry, and a scanning slit method", J Refract Surg, 22,7, p.

        (2002), "Relation between optical coherence tomography and optical pachymetry measurements of corneal swelling induced by hypoxia", Am J Ophthalmol, 134,1, p. (2009), "Anterior segment imaging: Fourier-domain optical coherence tomography versus time-domain optical coherence tomography", J Cataract Refract Surg, 35,8, p.