Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Hưng

MỤC LỤC

Quản lý chi phí sản xuất của Công ty

Công ty lập kế hoach định mức cho từng công trình cụ thể, tiêu chuẩn kỹ thuật, từ đó có sự thống nhất chung trong sản xuất đảm bảo chất lượng cho công trình đồng thời quản lý vật tư tại công ty chặt chẽ hơn. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, Công ty đã không ngừng đổi mới, hiện đại hoá các máy móc trang thiết bị góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chu kỳ sản xuất kéo dài, dễ gặp những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như hao mòn vô hình, thiên tai…Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là điều kiện quan trọng để tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh.

Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các thiệt hại do ngừng sản xuất hay do phải phá đi, làm lại, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ, phù hợp sao cho có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. - Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẮC HƯNG

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty CP xây dựng Bắc Hưng

Đối với chi phí nhân công trực tiếp, hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian dựa trên số ngày làm việc thực tế của công nhân căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá lương khoán của một công nhân, ngoài ra công nhân còn được tính lương theo số sản phẩm làm thêm trong tháng. + Hiện nay, lực lượng lao động ở Công ty gồm hai loại: CNVC trong danh sách (còn gọi là trong biên chế) và CNVC ngoài danh sách (CN thuê ngoài). - CNVC trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, còn lại là số lao động hợp đồng.

- Bộ phận CNVC trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính). + Đối với lao động gián tiếp: Công ty trả lương khoán theo công việc của từng người (có quy chế trả lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của từng người. + Đối với bộ phận CNVC ngoài danh sách, Công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN theo tháng mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn khoản KPCĐ, Công ty vẫn trích như CNVC trong danh sách.

+ Dựa vào chi phí quản lý, quy chế trả lương gián tiếp, ca máy phục vụ trong tháng và khối lượng công việc hoàn thành của các đội thi công. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công đối với những công việc tính lương theo thời gian; còn đối với những công việc giao khoản cho các tổ, đội sản xuất thì căn cứ vào hợp đồng làm khoán. Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao về khối lượng, chất lượng với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm công trình cùng các thành viên khác.

Cụ thể đối với công trình Trụ sở làm việc phòng giao dịch NHCS Việt Yên – Việt Yên, Bắc Giang là tài khoản 622- Công trình Trụ sở làm việc phòng giao dịch NHCS Việt Yên – Việt Yên, Bắc Giang. Bên giao khoán (Bên A): Ông Nguyễn Hữu Đảng Chức vụ: Chủ nhiệm CT Ông Hoàng VIết Dư Chức vụ: Kỹ thuật A Bên nhận khoán (Ben B): Ông Nguyễn Tiến Sản Chức vụ : Đội trưởng. + Cuối tháng kế toán căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, bảng chấm công của các tổ, bộ phận để tính toán chia lương cho từng người và chuyển cho phòng tài chính - kế toán để lập bảng thanh toán lương.

+ Sau khi lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập bảng tiền lương, phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và phát lương cho từng công nhân.

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Nhược điểm

Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần xây dựng Bắc Hà vẫn có những tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện. Do địa bàn hoạt động của công ty trải rộng trong huyện, công ty giao quyền chủ động cho các đội trưởng đội xây dựng mua vật tư, tự quản lý và xuất vật tư phục vụ cho kế hoạch thi công công trình. Cuối kỳ, các chứng này được chuyển về phòng kế toán của công ty, kế toán tập hợp giá trị vật liệu xuất kho trên bảng kê xuất kho vật tư ghi Nợ TK 621 (chi tiết công trình, HMCT), cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 và coi như đó là khoản cấu thành chi phí sản xuất dở dang.

Điều này dẫn tới không phản ánh đúng khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ vì trên thực tế số vật liệu còn lại cuối kỳ tại các công trình chưa sử dụng đến chiếm tỷ trọng rất lớn. Mặt khác, vật liệu xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, vật tư mua về thường có khối lượng lớn dẫn đến việc sai lệch một số chỉ tiêu trong việc đánh giá sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Hạch toán như trên làm cho chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ được xác định thiếu chính xác, làm tăng chi phí sử dụng máy thi công của kỳ này và giảm chi phí sử dụng máy thi công của kỳ khác, làm cho giá thành công trình bị sai lệch so với thực tế.

Trong quá trình hoạt động sản xuất thi công công trình, có rất nhiều loại chi phí sản xuất chung phát sinh nên việc phân loại chi phí sản xuất chung thành các yếu tố chi phí: Chi phí nhân viên quản lý, Chi phí NVL, CCDC phục vụ sản xuất, Chi phí bằng tiền khác là chưa đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất xây lắp nói riêng, Công ty cổ phần xây dựng Bắc Hưng cần tiếp tục phát huy những ưu điểm và tìm những giải pháp khắc phục những tồn tại hiện nay. Để đảm bảo hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản xuất sản phẩm xõy lắp, phòng kế toỏn cụng ty cần tổ chức theo dừi chặt chẽ hơn đối với vật tư về số vật tư sử dụng trong kỳ và số vật tư tồn cuối kỳ chưa sử dụng hết bằng cách sử dụng bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ (Biểu 3.1).

Để việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được chính xác, kế toán cần tập hợp, theo dừi số ca mỏy sử dụng trong thỏng từ Biờn bản xỏc nhận giờ mỏy làm việc, căn cứ vào đơn giá thuê máy thi công trên hợp đồng thuê máy, lập bảng kê chi phí sử dụng máy thi công. Nếu đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là phù hợp với nhau, phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn, kỳ tính giá thành phù hợp vời kỳ sản xuất thì doanh nghiệp nên mở “ Phiếu tính giá thành theo từng công trình, HMCT”. Mục đích của việc sử dụng phiếu tính giá thành là xác định CPSX của từng công trình, HMCT từ khi bắt đầu khởi công xây dựng đến khi chưa sản xuất hoàn thành hoặc đã sản xuất hoàn thành, xác định giá vốn hàng bán.

Để giảm bớt công việc vào cuối tháng, phòng kế toán nên quy định thời gian định kỳ các nhân viên kế toán ở các đội xây dựng gửi chứng từ về phòng kế toán ngắn hơn như có thể là định kỳ là 10 hoặc 15 ngày.