MỤC LỤC
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Khi đã có bảng tính điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế, theo từng quy mô thì NHTM tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu đã phân tích với bảng tính điểm chuẩn đã xác định doanh nghiệp đó để xác định điểm (điểm ban đầu) cho từng chỉ tiêu. Đây là kết quả của cả quá trình XHTD DNVV vì vậy đòi hỏi người thực hiện phải rất thận trọng, pnải dùng thêm phương pháp chuyên gia để xem xét kết quả đã thực hiện, nếu thấy kết quả chưa thỏa đáng thì phải kiểm tra lại việc phân tích các chỉ tiêu ở các công đoạn trước.
6 B 59-65 Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh gần như không có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý còn nhiều bât cập, dư nợ cho vay của khách hàng có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và nợ lãi 7 CCC 53-59 Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng năng lực quản trị. Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng (hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên) Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì Chi nhánh được quyển lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm xếp hạng. Bước 2:Xác định quy mô. Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng có hoạt động. Trong hệ thống chấm điểm này, tương ứng với 35 ngành. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng kinh tế sẽ có 35 bộ chỉ tiêu xác định quy mô. Quy mô của khách được xác định dựa trên việc chấm các chỉ tiêu sau;. Mỗi chỉ tiêu có khoảng 8 giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1-8 điểm. - Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: khách hàng có điẻm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn.Cách xác định chỉ tiêu và minh họa cho bộ giá trị chấm điểm quy mô doanh nghiệp được thể hiện trong phụ lục 2.2 và 2.3. Bước 3: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng. Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng mới chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV. Bước 4: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính. Chấm điểm thông tin tài chính hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp Cụ thể: Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:. i) Chỉ tiêu thanh khoản( 3 chỉ tiêu) - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời ii) Nhóm chỉ tiêu hoạt đông( 4 chỉ tiêu) - Vòng quay vốn lưu động. - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay khoản phải thu - Hiệu suất sử dụng TSCĐ iii) Nhóm chỉ tiêu cân nợ( 2 chỉ tiêu). - Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản iv) Nhóm chỉ tiêu thu nhập( 5 chỉ tiêu) - Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần. - (Lợi nhuận trước thuế+chi phí lãi vay)/ chi phí lãivay. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Thông thường bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm;. i) Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ. ii) Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp iv)Các nhân tố bên ngoài. v)Các đặc điểm hoạt động khác.
Hiện nay, BIDV chủ yếu sử dụng nguồn thông tin do ngân hàng thu thập từ hồ sơ vay, các báo cáo tài chính, thiếu thông tin thu thập từ bên ngoài doanh nghiệp và ngoài ngân hàng cho vay như: cơ quan thuế, người cung cấp nguyên vật liệu, người mua hàng của doanh nghiệp, thông tin đại chúng, từ hệ thống ngân hàng khác. Hai là, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính tuy đã được lượng hóa nhưng do nhiều chỉ tiêu chưa xây dựng được số liệu để so sánh như: triển vọng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh… nên làm cho CBTD rất lúng túng trong quá trình phân tích, dẫn đến chất lượng XHTD vẫn ảnh hưởng nhiều bởi ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện, tiêu chuẩn, chuẩn mực để so sánh còn bất cập. Công tác XHTD, quản lý tín dụng sẽ được thực hiện chi tiết đến từng ngành nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm.Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy chế, nâng cao chât lượng thông tin cho công tác XHTD.Tiếp tục căn cứ vào kết quả XHTD để ra quyết định cho vay với chủ trương: lựa chọn khách hàng tốt, không tăng thêm dư nợ với khách hàng có rủi ro cao.Thường xuyên nghiên cứu biến động kinh tế, môi trường kinh doanh để điều chỉnh các chỉ tiêu, cơ cấu điểm cho phù hợp điều kiện thực tiễn từng giai đoạn.
Để có thể thu thập những thông tin hữu ích chính xác từ CIC thì ngoài việc ngân hàng phải có thiết bị nối mạng trực tiếp với trung tâm thì BIDV nói riêng và các ngân hàng khác nói chung cần phải có uy tín và đáng tin cậy nhằm giảm chi phí cũng như thời gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập, khai thác thông tin nhằm đánh giá doanh nghiệp. Những ứng dụng khoa học công nghệ này yêu cầu ngân hàng phải triển khai một cách đồng bộ trong toàn chi nhánh, tuy rất tốn kém chi phí một lần trong hiện tại nhưng có thể giảm chi phí rất lớn trong tương lai.Đặc biệt có thể giảm khối lượng công việc của cán bộ tín dụng và giúp họ có thể quản lý tốt hơn khách hàng trong khi khối lượng khách hàng tăng lên đáng kể.
+ Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp: đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giỳp hiểu rừ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp.Trong đó có 2 chỉ tiêu được đề cập là Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.Thực chất BIDV đã đưa 2 chỉ tiêu này vào chỉ tiêu xếp hạng nhưng lại xếp ở phần thông tin phi tài chính, mục Các đặc điểm hoạt động khác.Điều này không hợp lý. Do đó, để công tác đạt hiệu quả cao, nên phân công cán bộ theo hướng chuyên môn hóa.Ví dụ: Ngân hàng phân công CBTD phụ trách theo từng mảng chuyên môn riêng như chuyên viên chuyên thẩm định các nội dung trong hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định phương án dự án. - Xây dựng cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa Ngân hàng và các cơ quan nhà nước.Hiện nay, việc trao đổi thông tin giữa NHTM và một số cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, công ty kiểm toán, cơ quan thống kê… còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có cơ sở pháp lý về trao đổi, cung cấp thông tin, làm cho việc kiểm tra, xác minh tính chính xác số liệu đôi khi không thực hiện được, thiếu số liệu làm cơ sở so sánh phân tích….Vì vậy, trong thời gian tới, nên thiết lập cơ sở pháp lý trong việc trao đổi thông tin giữa các chủ nói trên, làm tiền đề cho việc phân tích khách hàng và XHTD.
Hiện nay, có thể thấy rằng các công ty kiểm toán nhà nước mới đi vào hoạt động chưa lâu, đội ngũ còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm toán, thực trạng này đã gây nhiều khó khăn rát lớn không chỉ đối với doanh nghiệp trong việc hạch toán tài chính mà còn đối với công tác đánh giá, XHTD DNVV tại Ngân hàng như BIDVHà Nội. NHNN cần căn cứ vào chiến lược phát triển đất nước trọng từng thời kỳ và xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thế giới để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của NHTM, ban hành các văn bản, quy định về hoạt đông tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các ngân hàng đảm bảo phát triển an toàn bền vững. Chỉ tiêu trung bình ngành là chỉ tiêu quan trọng, là căn cứ cho việc xây dựng điểm chuẩn của quy trình XH, ảnh hưởng đến kết quả công tác đánh giá khách hàng, XHTD DNVV của các CBTD.Vì vậy, kiến nghị NHNN trong thời gian tới cần thành lập các phòng, ban chuyên nghiên cứu, thống kê thông tin, phối hợp với các cơ quan, ban ngành để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thống nhất cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng, cũng như các thông tin thống kê tình hình kinh doanh, cạnh tranh của từng ngành, lĩnh vực.