MỤC LỤC
Lưới độ cao được dùng để xác định vị trí độ cao của các điểm khống chế, là cơ sở độ cao cho việc thành lập bản đồ và bố trí công trình. Lưới độ cao hạng I, II là hệ thống độ cao thống nhất trong toàn quốc, là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển các lưới độ cao hạng III, IV. Lưới thuỷ chuẩn hạng II được tăng dày bởi các tuyến hạng III, chiều dài giữa các tuyến hạng III được bố trí giữa các điểm hạng II không vượt quá 15km, chiều dài giữa các điểm nút không vượt quá 5km.
Lưới độ cao kỹ thuật thưêng được bố trí dưới dạng đường đơn hoặc hệ thống có một hay nhiều điểm nút, chiều dài đường chuyền đơn phụ thuộc vào khoảng cao đều và không quá các giá trị nêu ở bảng (I.2). Lưới độ cao kinh vĩ và độ cao bàn đạc có thể bố trí trùng với đường chuyền toàn đạc và đo đồng thêi với các đường chuyền đó. Tuỳ theo yêu cầu độ chính xác và điều kiện đo đạc mà lưới độ cao có thể được xây dựng theo phương pháp đo cao lượng giác hay đo cao hình học.
- Chọn điểm chính thức ngoài thực địa, chôn mốc độ cao - Vẽ sươ đồ lưới chính thức và tiến hành đo chênh cao - Tính toán bình sai tìm ra độ cao các điểm. Nơi đặt mốc độ cao hoặc các trạm đo cần đảm bảo vững chắc, ở nơi khô ráo, đường đo thuận tiện tránh các chướng ngại vật lớn, tránh vượt sông, thung lũng, tránh những vùng đất xốp, dễ gây sụt lở.
Trong việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, đặc biệt đối với các khu đo rộng lớn thì ngoài các điểm cần có của lưới cấp hạng nhà nước cần phải có một số lượng lớn các điểm của lưới khống chế tăng dày và lưới khống chế đo vẽ. Trong nhiều trường hợp, lưới khống chế trắc địa ngoài mục đích được thành lập để đo vẽ bản đồ thì còn có thể được dùng để chuyển các thiết kế công trình ra thực địa, trong trường hợp đó thì mật độ điểm khống chế còn phụ thuộc vào các yêu cầu độ chính xác bố trí điểm công trình. , Sn thì trình tự tính toán cụ thể số điểm của từng bậc sẽ được thực hiện từ việc tính số điểm của cấp khống chế trên cùng ( N1. ) và kết thúc ở việc tính số điểm của cấp khống chế cuối cùng là cấp khống chế đo vẽ ( Nn).
Thông thưêng lưới khống chế bậc đầu tiên được phát triển dựa trên một số lượng nhất định điểm lưới cơ sở hạng cao hiện có trên khu vực ( kí hiệu là Ngốc ) cho nên giá trị N1 tính được bao gồm cả số lượng điểm gốc nói trên. Trong việc tính mật độ điểm các cấp khống chế theo các công thức như đã nêu trên, chiều dài trung bình các cạnh của bậc lưới khống chế có thể được lấy theo giá trị chiều dài Tương ứng với từng cấp hạng lưới đã được cho trong các qui phạm hiện hành. Tuy nhiên điều cần lưu ý là các giá trị chiều dài cạnh Tương ứng với mỗi cấp hạng lưới đã cho trong qui phạm là được ấn định dựa trên cơ sở các máy móc và dụng cụ đo đạc truyền thống trước đây, khi mà việc đo vẽ chi tiết cũng như việc đo chiều dài cạnh lưới khống chế chủ yếu được thực hiện bằng máy kinh vĩ và các máy đo dài quang học thông thưêng nên độ chính xác và diện tích khống chế của mỗi điểm bị hạn chế.
Thực tế hiện nay công nghệ đo đạc phát triển cao, các máy toàn đạc điện tử với độ chính xác đo dài được phát triển rộng rãi và phổ biến ở tất cả các đơn vị sản xuất trắc địa .Vì vậy có thể nhận thấy rằng các giá trị chiều dài cạnh của các bậc lưới như đã cho trong các qui phạm là hoàn toàn có thể nới rộng thêm một cách hợp lý, để tăng năng suất lao động giảm giá thành chi phí mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết. Về độ chính xác, lưới trắc địa phải được thiết kế đảm bảo cho công tác tăng dày nhằm thoả mãn yêu cầu đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn nhất và các yêu cầu của công tác bố trí công trình. Lưới khống chế mặt bằng được thành lập phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình giai đoạn này thì tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của lưới là " Sai số trung phương vị trí điểm.
Trong qui phạm qui định: Sai số vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ so với điểm của khống chế cơ sở không vượt quá 0,2 0,3.Mbđ trên bản đồ, trong đó Mbđ là mẫu số tỷ lệ bản đồ. Mục đích và nguyên tắc chung của việc ước tính độ chính xác bản thiết kế lưới Trong quy trình thành lập một mạng lưới trắc địa, việc ước tính độ chính xác của lưới là một khâu rất quan trọng. Nó xác định xem sai số trung phương của các yếu tố quan trọng của lưới sẽ xây dựng như sai số vị trí điểm, sai số chiều dài cạnh, sai số phương vị cạnh … có đạt yêu cầu quy định hay không.
Ngược lại, với một yêu cầu đã định trước về độ chính xác các yếu tố của lưới, ta phải xác định một phương án kỹ thuật phù hợp và loại bỏ những phương án không đạt độ chính xác yêu cầu hoặc đạt quá mức cần thiết gây lãng phí. Ngày nay, với sự phát triển của các loại máy tính điện tử nên phương pháp ước tính độ chinh xác dựa trên cơ sở bài toán bình sai gián tiếp được sử dụng rộng rãi vì dễ lập trình trên máy vi tính, có thể giải quyết được khối lượng tính toán lớn một cách nhanh chóng và chính xác. Chú ý: trong tất cả các phương trình số hiệu chỉnh nếu xuất hiện các điểm gốc trong phương trình thì các ẩn số là số gia toạ độ của chúng được coi là không có sai số, tức là dx, dy bằng 0.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại nên phương pháp ước tính độ chính xác lưới dựa trên cơ sở bài toán bình sai gián tiếp được sử dụng phổ biến hơn so với bài toán bình sai điều kiện. - Xác định số phương trình số hiệu chỉnh, số lượng phương trình số hiệu chỉnh chính bằng số trị đo (tức là có bao nhiêu chênh cao giữa các điểm thì có bấy nhiêu phương trình số hiệu chỉnh).
- Khu vực thành lập và xây dựng lưới khống chế là vùng đồng bằng nên công tác thiết kế, khảo sát, thi công, xây dựng tương đối thuận lợi. - Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ hiện đại nên việc tính toán và ước tính độ chính xác của các lưới khống chế được hỗ trợ bằng các phần mền chuyên dụng DPSurvey- việc tính toán được giảm đi rất nhiều giảm thời gian thiết kế, tăng năng suất lao động và giảm đi chi phí ban đầu nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác cao. - Việc khảo sát thực tế ngoại nghiệp gặp khó khăn vì khu vực xây dựng cách xa nơi công tác nội nghiệp.
- Diện tích cần xây dựng lưới tương đối nhỏ nên kinh phí đầu tư không nhiều với chi phí khoảng 130 triệu đồng. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Khánh cũng như cung cấp các tài liệu liên quan để em hoàn thành đồ án.