Phân tích vụ kiện DS404 về chống bán phá giá đối với thủy sản Việt Nam

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Tiêu luận tập trung nghiên cứu vụ kiện thông qua pháp luật CBPG của Việt Nam, Hoa Kỳ và trong khuôn khổ pháp luật của WTO.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ VỤ KIỆN DS404

Khái quát chung về chống bán phá giá 1. Khái niệm Chống bán phá giá

    Tại Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 quy định các biện pháp cụ thể mà chính phủ Việt Nam có thể áp dụng khi có hành vi bán phá giá từ phía đối tác nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề xuất khẩu hàng hoá đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới vẫn thực hiện.

    Lập luận và kết quả vụ kiện 1. Lập luận của các bên

      Việt Nam đã dẫn chiếu đến Điều 9.4 của ADA, theo đó thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra sẽ bằng bình quân gia quyền (nghĩa là trung bình cộng có trọng số của một tập là giá trị trung bình cộng có phản ánh tầm quan trọng của các phần tử trong tập đó, mỗi một giá trị quan sát sẽ được gắn một trọng số) thuế suất xác định cho các bị đơn bắt buộc trừ các trường hợp bị đơn bắt buộc có mức thuế suất xác định dựa trên các thông tin có sẵn bất lợi hoặc có thuế suất bằng 0% hoặc từ 0-2%. Hoa Kỳ cho rằng, các biện pháp mà Việt Nam nêu ra về việc “tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện” trong các thủ tục của vụ CBPG tôm đã nằm ngoài các phạm vi cỏc điều khoản tham chiếu của Ban Hội Thẩm vỡ khụng được nờu rừ trong yêu cầu tham vấn của Ban Hội Thẩm Việt Nam, và đây không phải là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vì nó có mục đích bao gồm các biện pháp trong tương lai. - Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Do Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp Zeroing trong tính toán mức thuế suất được sử dụng để áp cho các bị đơn bắt buộc, mà phương pháp này đã bị xác định là vi phạm nên mức thuế suất dựa trên phương pháp này cũng bị xem là vi phạm.

      BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ VỤ KIỆN DS404 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

      Bình luận vụ kiện DS404 – Tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1. Phân tích nội dung vụ kiện

      “..sự thiếu vắng chỉ dẫn cụ thể đối với phương pháp tính toán không hàm ý sự thiếu vắng nghĩa vụ đối với lãi suất “all other” áp dụng cho các bị đơn không được chọn khi mà biên độ phá giá của bị đơn được chọn là 0, de minimis hoặc dựa vào chứng cứ có sẵn.” Đối với lập luận của Hoa Kỳ về việc lãi suất “all other” được thiết lập trong lần điều tra thứ nhất, Ban Hội thẩm có các bằng chứng chứng minh rằng việc lựa chọn lãi suất đó trong các lần rà soát thứ 02 và 03 đều đã được DOC cân nhắc lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, và vì vậy hành động này được coi như tính toán mức lãi suất cho lần 02 và 03. “all others rate” cho toàn quốc đã vi phạm điều 9.4 ADA, quy định thì cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ việc CBPG; trong trường hợp không thể điều tra hết được (do số lượng bị đơn quá nhiều và nguồn lực của cơ quan điều tra hạn chế), cơ quan này có thể chỉ điều tra một số lượng bị đơn nhất định, số bị đơn còn lại (không được điều tra) sẽ được hưởng thuế suất bằng bình quân gia quyền của các bị đơn được điều tra. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vụ kiện được xem là đã đạt được thành công lớn ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất, là lựa chọn đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai); Thứ hai, là chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể và trên thực tế Việt Nam đã thắng 3 trong 4 vấn đề đưa ra khiếu kiện).

      Với việc áp dụng cách tính toán không hợp lý thông qua phương pháp Zeroing, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã kết luận Việt Nam BPG vào ngày 01/02/2005 và ban hành lệnh áp thuế CBPG đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: công ty thủy sản Minh Phú (4.21%), công ty cổ phần chế biến thủy sản Minh Hải (4.13%), tổng công ty xuất nhập khẩu và chế biến thủy sản đông lạnh Cà Mau (4.99%) là ba doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam trong vụ kiện. Kết luận của DOC là không hợp lý và công bằng bởi vì mức thuế 4.75% áp dụng cho các doanh nghiệp không được điều tra là không phù hợp với luật WTO bởi việc tính biên độ BPG bằng phương pháp Zeroing không phù hợp với quy định của ADA và việc áp dụng mức thuế cho các doanh nghiệp không được điều tra dựa trên các biên độ được tính trong các kì rà soát và điều tra trước là không phù hợp với Điều 9.4 và 17.6(i) và 2.4 của ADA.

      Những tác động tới Việt Nam sau vụ kiện

      —Thông qua sự việc lần này Việt Nam đã khẳng định được với thế giới rằng sẽ quyết tâm bảo vệ đến cùng các quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp nước nhà trong các vụ kiện CBPG với bất kì một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của quy định về chống bán phá giá.

      Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của quy định về chống bán phá giá đối với hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam

      Đề giải quyết vấn đề này thì các doanh nghiệp thuộc đối tượng của các cuộc điều tra CBPG cần hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng nhằm chứng minh rằng ngành sản xuất của mình hoàn toàn theo cơ chế thị trường và không có sự “nhúng” của chính phủ trong các hoạt động sản xuất của mình vì mặc dù là một quốc gia phi thị trường nhưng việc các nhà sản xuất và xuất khẩu của nước này chứng minh được việc hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình không có sự can thiệp quá nhiều của chính phủ thì hoàn toàn có quyền yêu cầu được xử dụng phương pháp thị trường với điều kiện các cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chấp nhận thì việc tính toán biên độ phá giá của riêng các nhà sản xuất/xuất khẩu này sẽ được dựa trên giá cả và chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu mà không cần sử dụng nước thay thế. Nhà nước cần có một cơ chế cảnh báo sớm vì hiện tại không có một cơ chế pháp lý nào có thể áp dụng cho mọi ngành, các cơ chế cảnh báo sớm bao gồm: phân tích kinh tế, giám sát hoạt động của các nhà sản xuất trong nước, cần thiết lập một mạng lưới với các công ty chuyên về vận động hành lang, song song với đó cần phải kết hợp với những cụng ty luật ở nước ngoài, theo dừi bỏo chớ. Doanh nghiệp chế biến thủy sản phải biết tìm hiểu nâng cao kiến thức về Luật CBPG của WTO và của Hoa Kỳ, bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc mậu dịch quốc tế, mời các chuyên gia giỏi kể cả các chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và luật sư hành nghề.

      Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Đối với Chính phủ Việt Nam

      Vì vậy, Việt Nam cần sớm xây dựng một cơ chế cấp quốc gia trong phòng và xử lí tranh chấp thương mại quốc tế có thể giải quyết đồng thời các vấn đề cơ bản như: Các biện pháp, cơ chế phòng và cảnh báo sớm các tranh chấ; Xử lí tranh chấp từ giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và theo đuổi thủ tục giải quyết;… các biện pháp, quy trình cho phép sự tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong quá trình giải quyết tranh chấp; giải quyết thích đáng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp tại WTO nói riêng. Thứ hai, nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp khi hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp mức thuế CBPG ảnh hưởng tới doanh thu, các Hiệp hội doanh nghiệp bao gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chủ động, tích cực trong việc phát hiện vấn đề, đề xuất lên Chính phủ về việc khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO cũng như tham gia vào quá trình chuẩn bị cho vụ việc, tham gia tích cực hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc. Hơn nữa trong việc phát hiện vấn đề và nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp để các vụ kiện trong tương lai thu hút được kết quả cao hơn không chỉ vậy, vụ kiện như một lời cảnh tỉnh cho cỏc doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần chủ động, tớch cực nắm rừ hơn nữa luật thương mại tại các nước nhập khẩu cũng như luật thương mại quốc tế khi tham gia vào nền thương mại toàn cầu để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.