Đặc điểm của thiết kế Art Nouveau trong những sáng tạo của René Jules Lalique và ảnh hưởng của ông đến thiết kế đương đại

MỤC LỤC

Đặc trưng của Art Nouveau trong thiết kế và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực thiết kế hiện nay

René Jules Lalique (1860- 1945)

René Jules Lalique là một thợ kim hoàn, người từng đoạt huy chương và nhà thiết kế thủy tinh người Pháp nổi tiếng với những sáng tạo về nghệ thuật thủy tinh, chai nước hoa, lọ hoa, đồ trang sức, đèn chùm, đồng hồ và đồ trang trí trên mui xe ô tô. Năm 1886, Lalique chỉ là một kẻ mới bước chân vào thế giới trang sức, chính xác là một nhân viên thiết kế trang sức trong hoàng cung, nhưng với tài hoa xuất chúng của mình, chàng trai đó có cơ hội hợp tác với hai thương gia trang sức nổi tiếng của Paris là Henri Vever và Frédéric Boucheron. Từ niềm đam mê mãnh liệt đối với đồ trang sức, Lalique mạnh dạn tiếp nhận xưởng gia công trang sức tại Paris mang tên Jules Destape và dồn hết tâm huyết cho việc nghiên cứu những tác phẩm mới.

Nhờ có góc nhìn nghệ thuật vô cùng nhạy cảm cùng khả năng nắm bắt kỹ xảo chế tác tinh tế, Lalique đã cho ra đời nhiều tác phẩm tuyệt vời. Ông dễ dàng đem những hình ảnh của thế giới thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình, từ chuồn chuồn, rùa, côn trùng đến bướm, ong, bọ ngựa…. Dưới bàn tay của Lalique, những sinh vật bé nhỏ bỗng trở nên có sức mê hoặc diệu kỳ.

SAUGE VASE

Alphonse Mucha (1860- 1939)

Alfons Maria Mucha được quốc tế biết đến với tên Alphonse Mucha, là một họa sĩ, họa sĩ minh họa và nghệ sĩ đồ họa người Séc, sống ở Paris trong thời kỳ Tõn nghệ thuật, nổi tiếng với những ỏp phớch sõn khấu trang trớ và cỏch điệu rừ rệt, đặc biệt là những ỏp phớch của Sarah Bernhardt. Anh ấy đã tạo ra các hình minh họa, quảng cáo, bảng trang trí cũng như các thiết kế, những thứ này đã trở thành một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của thời kỳ này. Tại đây, ông đã tạo dựng quan hệ với cộng đồng Xla-vơ và Charlotte Caron, người đỡ đầu các trào lưu nghệ thuật mới, kiêm chủ sở hữu phòng triển lãm Crémerie.

Tại đây, Mucha đã chuyển hướng tập trung từ hội họa và kịch nghệ sang vẽ tranh minh họa cho tạp chí, một lĩnh vực mà sau này ông đã gặt hái nhiều thành công vang dội. Khi đú, cụng việc vẽ tranh minh họa cho tạp chớ như La Vie popular và Le Petit Franỗais Illustrộ đó đem về cho ụng mức thu nhập ổn định ở độ tuổi 30. Bởi vậy, Mucha đã mua được một số trang thiết bị phục vụ quá trình sáng tạo nghệ thuật như máy ảnh và một xưởng vẽ nhỏ được đồng sở hữu bởi danh họa Paul Gaugin.

Bước ngoặt thứ nhất là quyết định đầu quân của ông cho Thư viện Mỹ thuật Trung tâm, một công ty sách nghệ thuật mà sau này đã phổ biến về phong cách Art Nouveau trong một cuốn tạp chí có tên gọi Art et Decoration. Bước ngoặt thứ hai, đồng thời là bước ngoặt quan trọng nhất, chính là đơn đặt hàng mà ông đã nhận được – sản phẩm áp phích giới thiệu nữ diễn viên sân khấu người Pháp Sarah Bernhardt, người được mệnh danh là giọng ca vàng, được xem là một trong những nghệ sĩ lớn nhất của thế kỷ XIX. Tháng 12/1894, nữ diễn viên Bernhardt tìm kiếm họa sĩ thiết kế sản phẩm áp phích giới thiệu vở kịch Gismonda.

Không may, thời điểm đặt hàng vào đúng giai đoạn cao điểm, chính vì vậy, đội ngũ thiết kế được lựa chọn ban đầu tới từ công ty xuất bản Lemercier nổi tiếng thời bấy giờ đã không kịp hoàn thành đơn đặt hàng. Ngay lập tức, Maurice de Brunhoff, giám đốc công ty đã yêu cầu Mucha – người họa sĩ có đam mê lớn với kịch nghệ đảm nhận nhiệm vụ này. Sản phẩm được hoàn thành có kích cỡ lớn với phong cách độc đáo, nổi bật là phần bóng đổ, và họa tiết khảm.

Tác phẩm này đã đem lại cho Mucha danh tiếng chưa từng có cùng một bản hợp đồng với nữ nghệ sĩ huyền thoại Bernhardt. Nestlộ, Moởt-Chandon, và Beers of the Meuse chỉ là một số ớt trong những cơng ty đó tin tưởng lựa chọn Mucha thiết kế ỏp phớch quảng bỏ cho sản phẩm của họ tại Paris, Pháp. Và dễ dàng nhận thấy, tính chất sản phẩm là hoàn toàn khác nhau, hầu hết các sản phẩm áp phích được thực hiện bởi Mucha đều mang phong cách đặc trưng từng xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm dành cho nữ nghệ sĩ Bernardt – chính điều này đã góp phần truyền bá phong cách Art Nouveau.