MỤC LỤC
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: "Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của ho; trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ"', Mỗi xã hội có những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức riêng, hệ thống pháp luật riêng phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá. Khi đó, cả pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực chung của xã hội, nó là kết quả của quá trình "chon lọc, đào thai" một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội để giữ lại những cách xử sự hợp lí nhất, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội, phù hợp với lợi ích của toàn thể dân tộc.
“Trên thực tế, không một lĩnh vực quan hệ xã hội nào từ lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - kinh doanh, quân sự, hành chính pháp lí mà lại không có quan hệ ít nhiều với đạo đức, từ các phạm trù của đạo đức: thiện, ác, tốt, xấu, công bằng, nhân đạo, lương tâm, vinh, nhục.."'\ Tóm lại, đạo đức điều chính hầu hết các quan hệ xã hội với tính cách chủ thể của nó là những con người có ý thức, có nhân cách. Việc tuyên truyền và thể chế hoá các quan điểm, tư tưởng đạo đức thành các qui phạm đạo đức là do chủ thể này tiến hành đối với chủ thể khác trong những mối quan hệ xác định và thông thường là quan hệ giữa: Bố mẹ đối với con cái, anh chị đối với em; thầy cô giáo đối với học trò; cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội đối với các thành viên; người lớn tuổi đối với người người ít tuổi; thủ trưởng đối với nhân viên.
Sự tác động của đạo đức đến việc hình thành các qui định trong pháp luật thể hiện ở chỗ, trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng đạo đức, nhà làm luật đặt ra các qui phạm pháp luật không trái với đạo đức xã hội, phù hợp với những quan điểm, tư tưởng đạo đức ấy và cao nhất là thể chế hoá chúng thành các qui phạm pháp luật. Đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội cũng có tác động đến pháp luật bởi lẽ việc hình thành các quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị cũng như việc hình thành các quan niệm đạo đức chung của xã hội có sự ảnh hưởng bởi các quan niệm đạo đức của giai cấp bị trị và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Tuy nhiên cần thấy rằng, sự ảnh hưởng của những quan niệm đạo đức của giai cấp bị trị là tương đối hạn chế bởi lẽ nó luôn tồn tại như là những quan niệm đạo đức đối lập, như là cái không chính thống do các giai cấp này không có bộ máy tuyên truyền, lại bị chi phối mạnh mẽ bởi các quan niệm đạo đức của giai cấp thống tri.
Khi trong đời sống xã hội xuất hiện và có chiều hướng phát triển một cách phổ biến những hành vi trái thuần phong mĩ tục, trái truyền thống đạo đức tốt đẹp của dan tộc, trái tiến bộ xã hội, nhà làm luật lập tức đặt ra các qui định cụ thể để ngăn chặn sự phát triển của nó, Không cho nó có điều kiện lan rộng, từ đó loại bỏ nó khỏi đời sống xã hội.
Hiến pháp năm 1992 qui định: "Nha nước bao dam và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, van minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" (Điều 3). Nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện qua nhiều qui định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, chẳng hạn qua các qui định của Bộ luật hình sự, ví dụ qui định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án (Điều 23; Điều 55); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn qui định của bộ luật (Điều 46; Điều 47), miễn hình phạt (Điều 54); miễn chấp hành hình phạt (Điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên. Chang hạn, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp đều có qui định đại biểu QH, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là người có phẩm chất đạo đức (Điều 3 luật bầu cử đại biểu quốc hội, điều 3 Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân); Điều 37 Luật tổ chức Toà án nhân dân, điều 43 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dan qui định thẩm phán, hội thẩm nhân dan, kiểm sát viên, điều tra viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
Nhiều quan niệm, quan điểm đạo đức được thể hiện trong các phong tục, tập quán hay thói quen xử sự của một cộng đồng dân cư cũng được phản ánh trong pháp luật thông qua việc nhà nước thừa nhận các phong tục tập quán và biến chúng thành các tập quán pháp (Điều 14 Bộ luật dân sự; Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000..). “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dan tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt dep, tinh đoàn kết, tương thân, tương ái, môi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Đặc biệt, để bảo vệ các quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 qui định hành vi giết ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người nuôi dưỡng mình; trẻ em; phụ nữ (mà can phạm biết là đang có thai) thì bị coi là tình tiết định khung tăng nặng, kẻ phạm tội có thể phải gánh chịu hình phạt cao nhất là tử hình; điều 104 qui định hành vi cố ý gây thương tích đối với họ dù là lần đầu, tỉ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% vẫn bị coi là tội phạm.
Cần hình thành ở mỗi con người thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật; tôn trọng đạo lí, sống nhân nghĩa, thuỷ chung, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, biết kính trên nhường dưới, sống trung thực, khiêm tốn. Cần đem đến cho họ những hiểu biết về các quan niệm đạo đức tốt đẹp của dân tộc, làm hình thành ở họ niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, qua đó tạo nên trong mỗi người phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Chẳng hạn, đối với độ tuổi mầm non, tiểu học và bậc học phổ thông cần chú ý giáo dục luân lí, gia phong; giáo dục cho các cháu nghĩa vụ, bổn phận của đạo làm con, làm em, làm học trò..; đối với thanh niên cần chú trọng giáo dục lí tưởng đạo đức, cách mạng, tư cách công dân..; đối với cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, trước tiên phải nhấn.
Cuối cùng, một điều rất quan trọng cần được lưu ý đó là những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, là những tấm gương sáng ngời về đạo đức cho người khác noi theo.
Các biện pháp cưỡng chế nhà nước cần được ỏp dụng sao cho đủ để người vi phạm nhận rừ lỗi lầm, sai phạm của mỡnh và cú hướng phấn đấu, sửa chữa; tuyệt đối không để họ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tình trạng "không còn gì để mất". Vấn dé miễn, giảm việc chấp hành các biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được áp dụng cũng cần được chú trọng hơn nữa sao cho phát huy tối đa tác dụng giáo dục của các biện pháp đã được áp dụng, thể hiện rừ tớnh nhõn đạo của phỏp luật xó hội chủ nghĩa. Hoà giải ở cơ sở thành công làm cho vụ việc được giải quyết triệt để mà giữ được tình làng nghĩa xóm, không để xẩy ra tình trạng "bằng mặt không bằng lòng”.., qua đó phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ, việc phải giải quyết tại các cơ quan nhà nước, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra.
Công tác hoà giải phải được tiến hành trên cơ sở các qui định của pháp luật và đạo đức xã hội, phải được tiến hành một cách kịp thời, chủ động, kiên trì trên cơ sở tôn trọng sự tự nguyện của các bên, khách quan, công minh, có lý, có tình.
Pham Minh Hạc - Nguyễn Khoa Diém (chủ biên) (2003), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2002), Đạo đức và kĩ năng của luật su trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Dai học sư phạm, Hà Nội. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lí luận văn hoá và đường lôi văn hoá của Đảng cộng sản Việt Nam (ding cho hệ li luận chính trị cao cấp), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Chí My (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lí ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.