MỤC LỤC
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm 3 chương, 9 tiết.
- Chuyển đổi số (Digital transformation): Quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh doanh và công nghệ truyền thống sang sử dụng công nghệ số để tăng cường hiệu suất và tạo ra giá trị mới. - Giao thương điện tử (E-commerce): Hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến, giúp tăng cường sự kết nối giữa người bán và người mua. - Dữ liệu lớn (Big data): Là khái niệm chỉ việc thu thập, lưu trữ và phân tích các tập dữ liệu lớn để tìm ra thông tin quan trọng và xu hướng, từ đó đưa ra quyết định và định hình chiến lược kinh doanh.
- Máy chủ đám mây (Cloud computing): Sử dụng các máy chủ trực tuyến để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu và ứng dụng từ xa thông qua internet, giúp tăng cường khả năng linh hoạt và tiết kiệm chi phí.
Kinh tế số cũng giúp mở rộng quyền tiếp cận thông tin và kiến thức của người dân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm công dân. Như vậy, có thể thấy rằng phát triển kinh tế số ở Việt Nam là một nhu cầu thiết yếu và có những cơ sở lí luận vững chắc. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế số hiệu quả, Việt Nam cần phải giải quyết những vấn đề về thể chế, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực và an toàn an ninh mạng.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển, tuy phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tự giác tuân thủ nguyên tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai. Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó. Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Cũng chính vì vậy, cách tư duy của chúng ta với sự vật, hiện tượng phải luôn linh hoạt, mềm dẻo, tránh bảo thủ, trì trệ, định kiến vì điều này đi ngược với sự phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng, vi phạm qui tắc phát triển. Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động.
Trên lĩnh vực mà Việt Nam có thành tựu nổi bật nhất là công nghệ thông tin, vào năm 2003, ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin còn non trẻ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm, chỉ đạt tổng doanh thu 62 triệu USD, những con số đó đã tăng lên 126 tỷ USD khi Việt Nam ghi nhận sự có mặt của khoảng 45500 doanh nghiệp công nghệ thông tin vào năm 2020. Trên lĩnh vực mà Việt Nam đã không không còn là "kẻ đi sau" so với trình độ phát triển của thế giới là việc xây dựng và nâng cấp mạng lưới Internet và gắn với nó là điện thoại thông minh. Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã nghiên cứu và chế tạo thành công các thiết bị mạng 5G và điện thoại di động 5G VinSmart ra đời cho thấy trình độ nghiên cứu công nghệ số ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc.
Trên lĩnh vực và sự phát triển mang tính bùng nổ là kinh tế chia sẻ, Việt Nam xuất hiện những làn gió mới trong phương thức kinh doanh, đem lại một thị trường đa dạng và giàu tính cạnh tranh. Từ một quốc gia có trình độ số hóa và ứng dụng công nghệ thấp, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tự nghiên cứu công nghệ mới cũng như kế thừa và ứng dụng các thành tựu công nghệ nước ngoài để tạo nên sự phát triển kinh tế số với trình độ cao, phong phú ở nhiều lĩnh vực, ngày càng hoàn thiện và củng cố vị thế trên trường quốc tế. Điều đó được minh chứng rừ nột qua sự thiếu đồng bộ giữa cỏc văn bản phỏp luật cũng như khoảng cách lớn giữa quy định pháp luật với việc thực thi trong thực tế, một số quy định còn chậm đổi mới, không theo kịp tốc độ số hóa nhanh chóng của nền kinh tế.
Điều đó cho thấy những vấn đề trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam, sự khập khiễng, không ăn khớp giữa chương trình giảng dạy, đào tạo và yêu cầu kĩ năng làm việc thực tế. Phát triển kinh tế số sẽ góp phần tăng cường tiềm lực và sức mạnh quốc gia cũng như giúp Việt Nam tiến những bước vững chắc và nhanh trong trên con đường hội nhập và khẳng định tên tuổi trên trường quốc tế. Vì vậy, để tiến trình phát triển kinh tế số được diễn ra thuận lợi và triệt để cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và của mỗi công dân.
- Cần định hướng chính xác chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia và xu thế toàn cầu, từ đó nhanh chóng xây dựng, ban hành, triển khai đồng bộ các chiến lược, chương trình về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, gây dựng xã hội số.
Phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng trong môi trường không ngừng thay đổi và phát triển.Nghiên cứu nội dung và phương pháp đào tạo khoa học nhằm tạo ra nguồn nhân lực có năng lực tiếp nhận các xu hướng mới trong công nghệ sản xuất; tập trung đẩy mạnh giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; Cung cấp cơ hội tự học linh hoạt,. Vào năm 2020, Việt Nam đã đạt vị trí thứ 25 trên toàn cầu trong bảng xếp hạng an ninh mạng với 194 quốc gia[7], đồng thời tăng lên từ vị trí 50 trên thế giới vào năm 2018.Để đạt được điều này, chúng ta đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo có đủ băng thông để đối phó với các cuộc tấn công có thể gây tắc nghẽn mạng. Đồng thời, chúng ta tiến hành nâng cấp các thiết bị và phần mềm, đặc biệt là những công cụ có khả năng kiểm soát và bảo vệ thông tin an toàn trên môi trường mạng, bao gồm cả internet, tần số vô tuyến điện.
Ví dụ, có những thời điểm tại đó chiến lược ‘bắt kịp” công nghệ không đủ để nâng cao năng suất và duy trì tăng trưởng cao, quốc gia khi đó cần phải chú trọng vào đầu tư cho sáng tạo và phát triển công nghệ. Tài sản trí tuệ cùng với các sản phẩm, dịch vụ cũng sẽ chỉ được phát triển ở các quốc gia có vốn đầu tư mạo hiểm, vốn cấp cho nghiên cứu và phát triển (R&D), hệ sinh thái khởi nghiệp và mở rộng quy mô, và nơi tập trung lao động có kỹ năng để biến được tài sản trí tuệ mới tạo ra thành các hoạt động kinh doanh. Dự kiến, quy mô kinh tế số của Việt Nam có thể đạt tới 43 tỷ USD vào năm 2025, với các lĩnh vực như thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và công nghệ gọi xe phát triển nhanh chóng.
Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, xây dựng hành chính công vụ thông minh, kỷ cương, liêm chính, tinh giản hóa và nâng cao hiệu quả quản trị của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu nền kinh tế số và đi tiên phong trong quá trình số hóa bộ máy quản trị quốc gia. Mỗi cơ quan, đơn vị các cấp và từng doanh nghiệp cần coi trọng công tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh quốc gia qua không gian mạng, phòng và chống các loại tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao có hiệu quả nhất.