Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong giáo dục trẻ vị thành niên ở Việt Nam

MỤC LỤC

Kết cấu của khóa luận

Mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức 1. Khái niệm đạo đức, pháp luật

  • Điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức trong giáo dục trẻ vị thành niên
    • Tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong giáo dục trẻ vị thành niên

      Trong giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì đưa ra định nghĩa rằng: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội”[13;295]. Đạo đức điều chỉnh những mối quan hệ không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật, những mối quan hệ trực tiếp thể hiện tính chất hành vi của con người, có thể nhìn nhận, đánh giá từ phương diện đạo đức như tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa… Ví dụ khi một trẻ vị thành niên thể hiện sự cộc cằn, hung dữ và thô bạo với bạn bè, pháp luật sẽ không thể can thiệp điều chỉnh, nhưng về mặt đạo đức thì hành động đó sẽ bị phê phán và cần có sự điều chỉnh của người lớn.

      Khái niệm, đặc điểm của trẻ vị thành niên và giáo dục trẻ vị thành niên

        Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay được quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 là: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Cụ thể ở chương trình của cấp THPT mới với môn học giáo dục kinh tế và pháp luật dành cho học sinh lớp 10 với các bài: Quan niệm về đạo đức, Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình; Công dân với cộng đồng, Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;… Đây là những bài học có mục đích truyền tải các giá trị đạo đức – nền tảng cho việc xây dựng hệ thống QPPL.

        Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục trẻ vị thành niên

        THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện trong các văn. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Có thể thấy Đảng và nhà nước rất coi trọng việc đảm bảo quyền lợi được học tập của trẻ em, bởi ở nhà trường được lồng ghép rất nhiều những kiến thức về giá trị đạo đức chuẩn mực; được giáo dục và thấm nhuần các giá trị đạo đức cũng là tiền đề hình thành những suy nghĩ, hành vi đúng để sau này các em có ý thức tuân thủ pháp luật. Bởi cả đạo đức và pháp luật đều có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của toàn thể công dân cũng như của cả xã hội. Ngoài ra, trong Hiến pháp có rất nhiều những quy định khác liên quan đến việc giáo dục và phát triển giáo dục, đặc biệt hầu hết trong mọi quy định đều có sự xuất hiện của việc “bồi dưỡng đạo đức”. Việt Nam là đất nước có bề dày về lịch sử với những cuộc đấu tranh nhằm dựng nước và giữ nước, bởi vậy lòng yêu nước và tinh thần kiên trung với đất nước là một chuẩn mực đạo đức, truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” [36]. Đây được coi là một trong những ví dụ thể hiện sự bảo vệ của pháp luật với lòng yêu nước, giữ gìn độc lập dân tộc của toàn thể công dân – một giá trị đạo đức có trong Hiến pháp. Những quy phạm pháp luật mang giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp luôn được giáo dục cho mọi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ VTN vỡ đạo đức là giỏ trị cơ bản, cốt lừi mà mỗi cụng dõn Việt Nam đều phải thực hiện, đều được giáo dục từ lớn đến bé, từ già đến trẻ. Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao, vậy nên dựa trên tinh thần của Hiến pháp, các bộ luật và văn bản dưới luật khác luôn có những quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, chuẩn mực đạo đức như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, …. Trong đó, từ quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã thể chế hóa quyền của trẻ em trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tạo thành một hệ thống quy phạm quy định về quyền trẻ em nói chung và quyền được giáo dục đạo đức nói riêng. • Những quy định trong Luật trẻ em. Hiện nay, ngoài Hiến pháp 2013, quyền giáo dục của trẻ vị thành niên dược quy định cụ thể tại Luật trẻ em 2016. Đối với Luật trẻ em 2016, pháp luật Việt Nam quy định rừ ràng cụ thể việc giỏo dục đạo đức cho trẻ vị thành niờn của người đã thành niên theo khoản 1 điều 99: “Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em”. Hay mặt khác, đảm bảo được việc giáo dục trẻ vị thành niên cũng được thể hiện ở điểm a khoản 1 điều 100 Luật trẻ em 2016. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:. a) Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;. b) Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;. c) Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Đối với trẻ VTN phạm tội, chính sách mà pháp luật dành cho họ sẽ chứa đựng tinh thần nhân đạo để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chủa trẻ VTN : “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” (khoản 1 Điều 91) và “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa” (khoản 6 Điều 91)…“Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy.

        Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc giáo dục cho trẻ vị thành niên ở Việt Nam hiện nay

          Tuy nhiên, việc giáo dục pháp luật trong học đường không thể tránh khỏi những khó khăn vì thực tế hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam có sự trùng lặp, chồng chéo, dàn trải trong các văn bản pháp lý mà đôi khi còn gây khó khăn với các luật gia, vậy nên việc để giáo viên bộ môn GDCD giảng dạy về pháp luật có thể khiến cho chương trình học mang tính nặng nề, không sinh động dễ hiểu khiến cho học sinh khó tiếp thu kiến thức bởi các văn bản pháp luật cũng như các kiến thức luật có liên quan quá phức tạp. Kinh khủng nhất là trong thời gian gần đây không khó để bắt gặp học sinh tự tập thành những nhóm có biểu hiện vô cùng hung hăng, trang bị một số vũ khí nguy hiểm và sẵn sàng có những hành động gây nguy hại tới trật tự trị an và an toàn tính mạng của người khác, điển hình là vụ việc ngày 16/3 công an huyện Đông Anh đã tạm giữ 20 thanh thiếu niên thuộc độ tuổi từ 16-20 tuổi đi xe máy cầm theo phóng lợn, dao nhọn, gậy gỗ,… đi để giải quyết mâu thuẫn [20].Vấn đề kết hợp đạo đức và pháp luật trong giáo dục trẻ VTN không chỉ thu hẹp trong phạm vi trường học mà vấn đề này phải được chú trọng hơn và nhìn nhận ở phạm vi rộng rãi hơn.

          Hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ giữ gìn các giá trị đạo đức ở trẻ vị thành niên

          Vấn đề được đặt ra hiện nay đó là những quy định về trẻ VTN phạm tội đang nằm rải rác ở Luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật đặc xá, Luật trẻ em,… và nhiều văn bản khác, gây ra khó khăn khi áp dụng những QPPL này đối với trẻ VTN. Với những trường hợp trẻ VTN bỏ học, cần có một đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ quản lý, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để đảm bảo các em hoàn thành chương trình học bắt buộc.

          Phát huy vai trò của các môn khoa học xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên

          Muốn bồi dưỡng được những giá trị văn hoá theo như văn kiện Đại hội đã nêu thì chắc chắn phải có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của những môn học thuộc khối khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, GDCD,… Từ đó mà có những sự đầu tư phù hợp và thay đổi tích cực để học sinh có thể tiếp nhận và hấp thu được những kiến thức cần thiết mà môn học này mang lại. Biện pháp cần thiết đó là cập nhật quan điểm, tư duy, phát triển mới về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, nhất là những chiến lược bảo vệ tổ quốc trong thời kì mới đồng thời bổ sung các kiến thức nhanh chóng và phù hợp với tình hình thế giới đang có nhiều biến động để giúp các em có sự liên hệ với thực tiễn và khơi dậy hứng thú với môn học.

          Nâng cao hiệu quả của các hình thức giáo dục trẻ vị thành niên

          Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình qua các nền tảng kĩ thuật số để thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như một số biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp đưa ra phương án giáo dục hợp lý. Các địa phương cần thống kê, quản lý, giám sát và có kế hoạch động viên, cảm hóa, tạo công ăn việc làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã chấp hành xong án phạt trở về địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các em có thể tái hòa nhập cộng đồng.

          Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ vị thành niên Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học

          Phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ vị thành niên. Nhà nước chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác giáo dục trẻ vị.

          Nhà nước chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác giáo dục trẻ vị thành niên

          Điển hình ở Nhật Bản – Một quốc gia cực kì coi trọng việc giáo dục với triết lý đạo đức làm nền tàng trong giáo dục, tại Luật giáo dục cơ bản (được quốc hội Nhật ban hành lần đầu năm 1947) đã viết:” Cần phải nhắm tới thực hiện một xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài dũa nhân cỏch bản thõn…”thể hiện rừ tỡnh thần giỏo dục cao độ của nước Nhật. Trong thực tiễn khi tiến hành giáo dục cho trẻ VTN ngành Giáo dục, nhà trường và từng giáo viên phải kiếm tìm các biện pháp phù hợp để giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức với tư cách là các biện pháp bổ sung hữu cơ cho nhau nhằm đảm bảo tăng cường sự tác động lên tình cảm, hình thành hành vi hợp pháp, đạo đức ở con người.