So sánh các phương pháp kiểm tra E. coli trong thực phẩm

MỤC LỤC

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- Việc kiểm tra được thực hiện tại Phòng thí nghiệm vi sinh Trường Đại Học Mở Bán Công TP.

TOÅNG QUAN

VI KHUAÅN E. COLI

    - Vi khuẩn có giáp mô mỏng, có lông xung quanh thân, một số có pili, không tạo bào tử, loại không có độc lực không có capsul, loại có độc lực có capsul. Một nguồn lây nhiễm lớn nữa là từ những người nhiễm bệnh lây cho những người lành thông qua những thói quen sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh hằng ngày. Nhiều trường hợp nhiễm bệnh có một số triệu chứng nhẹ như tình trạng khó chịu hoặc cơ thể bị yếu, chứng tăng huyết áp thường xuất hiện ở loại nhiễm bệnh này.

    Hầu hết mọi người đều được điều trị mà không cần kháng sinh hoặc có những cách điều trị riêng đều khỏi sau 5 -10 ngày (thậm chí điều trị với một số kháng sinh có thể gây ra một số trường hợp biến chứng nguy hiểm).

    Bảng 2.2: Môi trường trắc nghiệm sinh hoá và định tên vi khuẩn E. coli
    Bảng 2.2: Môi trường trắc nghiệm sinh hoá và định tên vi khuẩn E. coli

    CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM E. COLI TRONG THỰC PHAÅM

      Kết quả thu được là đáng tin cậy khi tất cả các ống ở độ pha loãng thấp nhất đều cho kết quả dương tính và tất cả các ống ở độ pha loãng cao nhất đều cho kết quả âm tính. Khi số lượng ống nghiệm được cấy vi khuẩn trong mỗi loạt ống tăng lên thì độ tin cậy của phương pháp cũng tăng lên. Đây là cơ sở của việc định lượng tế bào trên thạch đĩa, bởi vì số lượng khuẩn lạc sinh ra từ một thể tích giống vi sinh vật nhất định chỉ số lượng khuẩn lạc đếm được gần như tương đương với số lượng tế bào sống.

      Để định lượng chính xác, cần phải thực hiện sao cho mỗi một khuẩn lạc chỉ được hình thành từ một tế bào. Do mẫu thực phẩm thường có nồng độ vi khuẩn cao nên cần thiết phải được pha loãng trước khi cấy (Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Aùnh Tuyết, 2003). Coliforms lên men đường lactose, tạo acid trong môi trường dịch thể BGBL (có ống druham) trong vòng 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 370C, làm môi trường đục và sinh hơi.

      Từ môi trường tăng sinh BGBL có vi sinh vật phát triển cấy sang môi trường canh chuyên biệt EC (có ống druham) để 44,50C / 24 giờ. Quy trình 3: Đếm số lượng các khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch BGBA (Brilliant Green Bile Agar). ❖ Môi trường nuôi cấy: môi trường thạch BGBA (Brilliant Green Bile Agar) Dựa vào đặc điểm nuôi cấy của E.

      Oxgall (muối mật) và brilliant green trong BGBA ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gram (+) và hầu hết vi khuẩn gram (-) trừ coliforms. Vi khuẩn lên men lactose sản sinh acid và trong sự hiện diện của basic fuchsin sẽ tạo khóm đỏ tía với vòng hồng.

      PHƯƠNG PHÁP NGHIEÂN CệUÙ

      NGUYÊN LIỆU VÀ CÁCH LẤY MẪU

        Tổng số lượng mẫu kiểm tra là 78 mẫu được thu mua tại địa bàn Quận Thủ Đức bao gồm cả dạng thực phẩm đặc và dạng thực phẩm lỏng. Mẫu thực phẩm phải được đựng trong các bao bì của nó, hoặc dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu phải vô khuẩn. Mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên, đồng đều và đại diện cho mẫu tại nơi khảo sát.

        Tuỳ theo loại thực phẩm cần xác định mà ta lấy mẫu để nghiên cứu với số lượng và khối lượng khác nhau cho phù hợp. Trường hợp không phân tích ngay thì mẫu phải được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp và không được quá 36 giờ.

        PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

          Mỗi nồng độ pha loãng cấy vào 3 ống chứa môi trường BGBL có ống druham, mỗi ống cấy 1 ml mẫu. Chọn những ống BGBL dương tính: môi trường đục và ống druham có bọt khí cấy sang môi trường EC (có ống druham). Dùng que cấy vô trùng lấy một vòng canh khuẩn từ các ống môi trường EC dương tính (môi trường đục, có bọt khí), cấy phân lập trên môi trường thạch đĩa EMB, để tủ ấm 370C / 24 giờ.

          Đồng thời nhuộm gram quan sát hình dạng và cấy trên các môi trường sinh hóa thử IMVIC. Nhân chỉ số MPN với tỷ lệ nghịch của độ pha loãng thấp nhất được chọn (nghĩa là nồng độ mẫu thử cao nhất) cho ra số có xác suất lớn nhất (MPN) của E. Quy trình 2: Đếm số lượng các khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch EMB (Eozin Methyl Blue agar).

          Chọn nồng độ pha loãng thích hợp, dùng pipet vô trùng hút 1 ml mẫu vào đĩa petri, đổ khoảng 15 ml môi trường thạch EMB (Eozin Methylene Blue) đã làm nguội khoảng 500C, xoay tròn đĩa theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để phân bố đều các dịch cấy lên đĩa. Sau khi hỗn hợp đặc hoàn toàn, phủ lên bề mặt một lớp từ 6 ml đến 10 ml môi trường EMB đã được chuẩn bị và làm nguội như trên, để tránh vi khuẩn mọc lan và có được điều kiện bán yếm khí. Đồng thời nhuộm gram quan sát hình dạng và cấy trên các môi trường sinh hóa thử IMVIC.

          Chọn nồng độ pha loãng thích hợp, dùng pipet vô trùng hút 1 ml mẫu vào đĩa petri, đổ khoảng 15 ml môi trường thạch BGBA đã làm nguội khoảng 500C, xoay tròn đĩa theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để phân bố đều các dịch cấy lên đĩa. Sau khi hỗn hợp đặc hoàn toàn, phủ lên bề mặt một lớp từ 6 ml đến 10 ml môi trường BGBA đã được chuẩn bị và làm nguội như trên, để tránh vi khuẩn mọc lan và có được điều kiện bán yếm khí.

          Sơ đồ kiểm nghiệm E. coli theo phương pháp cấy trên EMB
          Sơ đồ kiểm nghiệm E. coli theo phương pháp cấy trên EMB

          VÀ THẢO LUẬN

          THẢO LUẬN

          ⮚ Quy trình 4 (đếm số lượng các khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch Rapid’ E. Như tên gọi của nó “ Kĩ thuật đếm số có xác suất lớn nhất”, thực nghiệm đã cho thấy rằng khi sử dụng kỹ thuật MPN kết quả có thể xẩy ra sai số lớn. Nồng độ vi khuẩn ước lượng có trong mẫu thực phẩm khi được kiểm nghiệm theo phương pháp này phải được pha loãng tới hạn vì vậy chỉ thích hợp đối với các mẫu có số lượng E.

          Lí do này khiến kết quả MPN luôn cho giá trị cao (nồng độ pha loãng quá thấp). ⮚ Quy trình 2 (đếm số lượng các khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch EMB). Đây là quy trình cổ điển và tương đối ngắn gọn: đếm trực tiếp khuẩn lạc trên EMB và dựa vào kết quả thử sinh hóa nghiệm đúng E.

          ⮚ Quy trình 3 (đếm số lượng các khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch BGBA ). Đây là một quy trình dài và qua nhiều giai đoạn chọn lọc (có sự kết hợp của quy trình 1) nên đã hạn chế bớt số lượng vi khuẩn. Mặt khác, một đều rất quan trọng cần lưu ý: môi trường thạch BGBA là môi trường chuyên biệt chủ yếu thường được dùng để kiểm tra tổng số coliforms.

          Điều này lí giải vì sao khi kiểm nghiệm mẫu thực phẩm trên BGBA, các khóm nghi ngờ đa số đều cho kết quả là coliforms, kết quả E. Theo kết quả này, cùng trên những mẫu thực phẩm như nhau nhưng quy trình 3 lại cho kết quả tỉ lệ số mẫu nhiễm E.

          Bảng 4.5: Số lượng  E. coli trung bình CFU / g (ml) trên các mẫu thực phẩm
          Bảng 4.5: Số lượng E. coli trung bình CFU / g (ml) trên các mẫu thực phẩm

          PHUẽ LUẽC

          • THÀNH PHẦN MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG KIỂM TRA E. COLI
            • MễI TRƯỜNG THỬ PHẢN ỨNG SINH HểA
              • THUỐC THỬ
                • THUỐC NHUỘM GRAM
                  • MỘT SỐ PHẢN ỨNG SINH HểA

                    Khi sử dụng sản phẩm bột khan, đun sôi để hòa tan các thành phần trong 1 lít nước cất. Vi sinh vật tiết ra enzyme tryptophanase chuyển hóa acid amin tryptophan thành Indol trong 24 giờ tuổi. Indol sẽ kết hợp với para-dimethylaminobenzaldehyd trong thuốc thử Kovac’s tạo thành phức chất Rosindol màu đỏ.

                    Phản ứng MR ( Methyl red). coli) chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, rồi tiếp tục chuyển hóa acid pyruvic thành ethanol, acid lactic, acid acetic, acid succinic. Một số vi khuẩn chuyển hóa glucose thành acid pyruvic, rồi tiếp tục chuyển hóa thành acetyl methyl carbinol (AMC). Diacetyl kết hợp với nhóm guanidin chứa trong acid amin arginine có sẵn trong peptone tạo phức chất diacetyl – guanidin màu đỏ cam (+), nếu vàng (- ).

                    Một số vi sinh vật có khả năng sử dụng citrat Na như một nguồn carbon duy nhất (không dùng đường), môi trường còn lại Na+, làm tăng pH môi trường (kiềm tính). Sự thay đổi pH của môi trường được nhận biết nhờ chỉ thị màu Brothymol blue sẽ chuyển từ màu xanh lá cây sang xanh dương. Môi trường KIA là môi trường bán nghiêng gồm glucose, lactose, phenol, Fe amonium citrat, Na thiosulfate… Môi trường có màu đỏ.

                    Nếu vi khuẩn không lên men đường lactose, chỉ lên men glucose sẽ tạo acid ít hơn, pH môi trường cũng giảm. Do đó phần acid bên trên bị oxy hóa, môi trường trở nên kiềm, phenol red từ vàng chuyển sang đỏ.

                    THAM KHẢO

                    Tô Minh Châu (2003), Giáo trình kiểm tra vệ sinh chất lượng sản phẩm, Trường đại học Mở Bán Công Tp. Nguyễn Đức Lượng (chủ biên), Phan Thị Huyền, Nguyễn Aùnh Tuyết (2003), Thí nghiệm công nghệ sinh học -Tập 2: Thí nghiệm vi sinh vật học, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp. Bùi Thị Như Thuận, Nguyễn Phùng Tiến, Bùi Minh Đức (1991), Kiểm nghiệm chất lượng và thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Y học.

                    Trần Linh Thước (2002), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, Nxb Giáo Dục. (1996), Enumeration of Escherichia coli by means of selective chromogenic agars – Comparison with the official method.