MỤC LỤC
Nhìn chung, Việt Nam yêu cầu Ban Hội thẩm xem xét các vấn đề liên quan đến 4 vấn đề: Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ hai, Quyết định của DOC trong lần rà soát thứ ba, “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” và phương pháp tính biên độ bán phá giá (quy về 0). Lập luận của Mỹ: Mỹ cho rằng quyết định cuối cùng của Mỹ trong lần điều tra và rà soát hành chính lần thứ nhất không nằm trong điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm, bởi vào thời điểm diễn ra 2 sự kiện trên, Việt Nam vẫn chưa gia nhập WTO, và do đó chưa thể áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá vào trường hợp này. Lập luận của Mỹ: Phía Mỹ lập luận rằng, vấn đề “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” mà phía Việt Nam đưa ra là không thể được chấp nhận vỡ vi phạm tớnh rừ ràng của vấn đề được đưa ra, được ghi nhận trong điều 6.2 của Nghị định thư về Giải quyết tranh chấp trong WTO.
“..[x]ỏc định rừ cỏc biện phỏp cụ thể đang được bàn cói và cung cấp túm tắt ngắn gọn về cơ sở phỏp lý của đơn kiện đủ để trỡnh bày cỏc vấn đề một cỏch rừ ràng.” Bờn cạnh đú, Mỹ cũng lập luận rằng, Việt Nam khụng thể hiện rừ nội dung này là “các biện pháp đang gây tranh cãi” trong yêu cầu tham chiếu. Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng “quy về 0” khi tính biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu được lựa chọn trong cuộc kiểm tra riêng lẻ khitiến hành rà soát lần hai và lần ba là không phù hợp với Điều 2.4 của Hiệp định chống bán phá giá (CBPG). Câu đầu tiên của Điều 6.10 quy định rằng “[c]ác cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ phá giá cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm đang bị điều tra.”, nhưng việc Mỹ giới hạn số lượng các bị đơn thuộc diện kiểm tra đã không thực hiện đúng theo điều này.
Đối với các khiếu nại liên quan đến các điều khoản 9.3, 11.1 và 11.3, các khiếu nại này dựa trên giả định rằng việc tiến hành kiểm tra và xác định biên độ phá giá riêng rẽ cho mỗi bị đơn cần phải được thực hiện (thể hiện ở câu đầu tiên của điều 6.10), tuy nhiên câu thứ 2 của điều 6.10 lại mở ra một trường hợp mà ở đó giả định trên của Việt Nam có thể không được thực hiện. Lập luận của Mỹ: phía Mỹ lập luận rằng họ không vi phạm điều 9.4 ADA bởi thứ nhất, điều 9.4 không quy định phương pháp tính thuế cho các bị đơn không được chọn, và thứ hai, không quy định cách tính biên độ phá giá cho doanh nghiệp tự nguyện trong trường hợp khiếm khuyết (lacuna) trong đó biên độ phá giá của các doanh nghiệp được chọn là bằng 0 hoặc không đáng kể (de minimis). Lập luận của Mỹ dựa trên điều 18.3 ADA, quy định rằng “Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng trong thời điểm hiện tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.”.
Đối với lập luận của Mỹ về tồn tại Lacuna trong điều 9.4, Ban Hội thẩm viện dẫn tuyên bố của Ban Phúc thẩm trong vụ US-Zeroing (EC) rằng “..sự thiếu vắng chỉ dẫn cụ thể (trong trường hợp lacuna) đối với phương pháp tính toán không hàm ý sự thiếu vắng nghĩa vụ đối với lãi suất “all other”. Đối với lập luận của Mỹ về việc lãi suất “all other” được thiết lập trong lần điều tra thứ nhất, Ban Hội thẩm có các bằng chứng chứng minh rằng việc lựa chọn lãi suất đó trong các lần rà soát thứ 2 và 3 đều đã được DOC cân nhắc lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, và vì vậy hành động này được coi như tính toán mức lãi suất cho lần 2 và 3. Lập luận của Việt Nam: Việt Nam cho rằng việc Mỹ không áp dụng thuế “all others rate” cho toàn quốc đã vi phạm điều 9.4 Hiệp định chống bán phá giá bởi vì Điều 9.4 quy định thì cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng cho từng bị đơn trong vụ việc chống bán phá giá; trong.
Các qui định tại Phụ lục II sẽ được tuân thủ khi áp dụng khoản này.” Tuy nhiên, phía Việt Nam lập luận rằng trong lần rà soát thứ 2, cho rằng Phòng Thương mại Mỹ đã vi phạm điều 6.8 ADA bởi các công ty bị đơn bên phía Việt Nam đã không hề vi phạm việc không cung cấp thông tin “cần thiết” cho phía Mỹ. Lý do Mỹ áp dụng thuế suất toàn quốc bởi Mỹ cho biết có 35 công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam đã không trả lời câu hỏi điều tra của Mỹ về “trị giá và số lượng”, mà theo Mỹ thì dữ liệu này là cần thiết để phía Mỹ có thể xác định bị đơn nào sẽ được lựa chọn kiểm tra riêng lẻ. - Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp "quy về 0" mà Hoa Kỳ áp dụng trong các điều tra rà soát hành chính: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ (áp dụng trong các rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam) là vi phạm Điều 2.4 và 9.3 Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.
- Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Do Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp "Quy về 0" trong tính toán mức thuế suất được sử dụng để áp cho các bị đơn bắt buộc, mà phương pháp quy về 0 đã bị xác định là vi phạm nên mức thuế suất dựa trên phương pháp này cũng bị xem là vi phạm. − Là một kinh nghiệm thực tế nhiều khích lệ cho Việt Nam trong việc tự tin, chủ động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương mại quốc tế theo các quy định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên tranh chấp.