Quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình

MỤC LỤC

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm báo chí nói chung và trong lĩnh vực truyền hình nói riêng theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thực trạng pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình và thực tiễn thực thi hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một cách tổng thể, khái quát những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm báo chí nói chung, từ đó đi sâu vào lĩnh vực truyền hình nói riêng, các Điều ước quốc tế có liên quan và pháp luật của một số nước trên thế giới về lĩnh vực này.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH

Khái quát chung về tác phẩm báo chí; tác phẩm, chương trình truyền hình và một số khái niệm liên quan

Kể cả trong trường hợp tác giả không đề tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm đã được công bố (tác phẩm khuyết danh) thì quyền này vẫn thuộc về tác giả và tác giả có thể chứng minh tư cách chủ thể của mình bất cứ thời điểm nào. Tác giả cũng có quyền yêu cầu được nêu tên hoặc bút danh khi tác phẩm được sử dụng dưới các hình thức khác nhau như: biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát thanh, truyền hình, xuất bản, trích dẫn tác phẩm.. Cho nên, bất kỳ khi nào tác phẩm được công bố, sử dụng, tổ chức, cá nhân sử dụng phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả. c) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây là quyền nhân thân duy nhất gắn với các quyền tài sản và có thể chuyển giao, về thời hạn bảo hộ tương đương với thời hạn bảo hộ quyền tài sản. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3, Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc. Vì các hành vi này là các hành vi mang tính chất phổ biến, truyền đạt tác phẩm không kèm theo bản sao tác phẩm. Quyền công bố theo nghĩa này bao hàm cả quyền sao chép và quyền phân phối với số lượng bản sao hợp lý đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng. d) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình th ức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số ngoại lệ của quyền này: (i) trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm vì mục đích giảng dạy, nghiên cứu không bị coi là xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; (ii) trường hợp sau khi tác phẩm được công bố, những người. khác làm tác phẩm phái sinh, có những thay đổi, sáng tạo mới về nội dung, hình thức thể hiện hay truyền đạt so với tác phẩm ban đầu cũng không bị coi làm xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Cụm từ “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” có thể làm cho quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được hiểu là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được là hành vi đó không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả hoặc chứng minh là hành vi đó đã làm cho tác phẩm “hay” hơn thì không vi phạm khoản 4, Điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ. Để tránh việc hiểu như vừa phân tích, khoản 3, Điều 20, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP đã quy định: “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4, Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”. Quyền tài sản:. a) Quyền làm tác phẩm phái sinh. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tạo ra tác phẩm phái sinh trên cơ sở tác phẩm gốc nhưng với hình thức, cách thức trình bày mới so với tác phẩm gốc như:. dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.. Người không phải là chủ sở hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm phái sinh phải trả tiền nhuận bút, thù lao.. cho chủ sở hữu tác phẩm gốc. b) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20, Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà. công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình. c) Quyền sao chép tác phẩm. Trong Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sao chép tác phẩm lần đầu tiên được chính thức ghi nhận. Khoản 10, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ giải thích về hành vi sao chép. “là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử”. Quyền sao chép thuộc quyền tác giả một lần nữa được hướng dẫn tại khoản 5, Điều 1, Nghị định số 85/2011/NĐ-CP, theo đó “quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử”. “Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại; Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số”. Nếu như trước đây, sao chép tác phẩm thường được hiểu là việc làm các bản sao dưới các hình thức vật chất hữu hình như văn bản, băng, đĩa.. thì quy định này đã mở rộng phạm vi quyền sao chép đến cả các hình thức điện tử. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khái niệm sao chép trong Điều 9, Công ước Berne “tác giả được hưởng độc quyền cho phép sao in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào”. d) Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Sự phát triển pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi

Quy định này đã được cụ thể hóa tại mục 1, Thông tư 04-VH/TT của Bộ Văn hóa ngày 07/01/1987 hướng dẫn giải thích Nghị định số 142/HĐBT, theo đó: “các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật viết, gồm các loại nói (báo cáo), viết hoặc in: các thể loại truyện, tùy bút, phóng sự, bút ký, thơ ca, dịch phóng tác, chuyển thể, toàn tập, tuyển tập, sưu tầm, nghiên cứu, công trình nghiên cứu và triển khai, các loại từ điển, sách giáo khoa, kịch bản sân khấu, kịch bản văn học, điện ảnh; các bản đề cương, đề án thiết kế; cỏc văn kiện của Đảng và Nhà nước,…”. Đầu tiên phải kể đến Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký tại Berne (Thụy Sỹ) năm 1886 (thường gọi là Công ước Berne) lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền (ngày 26/7/2004, Việt Nam gia nhập Công ước Berne và ngày 26/10/2004, Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam; Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh năm 1974 (Việt Nam gia nhập năm 2006); Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống sao chép không được phép bản ghi âm của họ năm 1971 (Việt Nam gia nhập năm 2005); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994 (Việt Nam gia nhập năm 2007).

THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH

Thực trạng vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình ở Việt Nam

Và cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, bản quyền phát sóng trên Internet cũng bị vi phạm trầm trọng.Xu hướng xem các chương trình truyền hình trên mạng Internet ngày càng tăng, đặc biệt đối với các chương trình thể thao, giải trí, âm nhạc, phim ảnh thu hút một lượng khán giả rất đông (như các giải đấu thể thao, những bộ phim hot…) và đây cũng là những chương trình, những lĩnh vực bị ăn cắp bản quyền nhiều nhất.Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý một số vụ việc vi phạm về bản quyền truyền hình, trực tiếp làm việc hoặc có công văn nhắc nhở yêu cầu loại bỏ các yếu tố vi phạm bản quyền tại một số website. Các hình thức phổ biến là tải từ các trang chính thống rồi up lại trên YouTube, Facebook hoặc trên những trang web lậu; tìm cách qua mặt hệ thống rà soát bản quyền tự động của YouTube, Facebook bằng cách bóp méo tiếng, thu nhỏ khung hình, xoay đối xứng khung hình; có trang còn lấy tín hiệu trực tiếp từ các kênh của các Đài mà không xin phép sau đó đóng gói dịch vụ và đem bán lại cho người xem hoặc phát lại để thu hút quảng cáo; tạo Facebook giả mạo các đài, post chương trình vi phạm bản quyền nhằm thu lợi bất chính; dẫn link từ YouTube về trang chủ các trang vi phạm bản quyền.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp, vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình

Nghị định gồm 4 Chương với 43 điều, kế thừa về cơ bản các nội dung đã được quy định tại các Nghị định nói trên; sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm; điều chỉnh mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quảđể phù hợp với thực tiễn và các quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra trước ngày 01/7/2013 (ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực) mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu đã và sẽ được xử lý bằng con đường hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệđều có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều này đã dẫn đến tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tuy thuộc lĩnh vực dân sự, cần được giải quyết theo thủ tục dân sự tại Toà án nhưng lại được xử lý bằng biện pháp hành chính cho đơn giản và đỡ tốn kém. Tuy nhiên, tố tụng tư pháp tại Tòa án vẫn là một kênh riêng để giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam. Truy cứu trách nhiệm hình sựđối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:. Theo Điều 212, Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Theo quy định tại Điều 170a Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác. giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm: i) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; ii) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷđồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: i) Có tổ chức; ii) Phạm tội nhiều lần.

Đánh giá về quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình

Nhận rừ tỡnh hỡnh trờn, Thủ tướng Chớnh phủ đó ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giảđối với chương trình máy tính, và Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, để chỉđạo và giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với công tác quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trước tình hình mới, nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi ở lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở trong nước và hội nhập quốc tế. Về nguyên nhân khách quan,trước hết do hoàn cảnh kinh tếđất nước còn nhiều khó khăn, đa số người tiêu dùng có thu nhập thấp, chủ yếu là sản xuất, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ, cùng với tập quán văn hóa của người Việt Nam thường coi sở hữu cộng đồng cao hơn sở hữu cá nhân, đối với sản phẩm trí tuệ, quyền tinh thần quan trọng hơn độc quyền kinh tế và văn hóa, “phép vua thua lệ làng”, lệ được tôn trọng hơn luật làm ảnh hưởng không nhỏ đến các ứng xử của người dân đối với các vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan; Các điều kiện kỹ thuật và công nghệ trang bị cho hệ thống các cơ quan thực thi còn lạc hậu, chưa có cơ sở dữ liệu lưu trữ và kết nối thông tin xác định đối tượng bảo hộ và đối tượng xâm phạm; Kinh phí ngân sách dành cho lực lượng thực thi còn quá hạn hẹp, chưa kể hệ thống pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệđược quy định phân tán tại nhiều văn bản, thiếu tính hệ thống, tình trạng cát cứ trong xây dựng, ban hành và thi hành văn bản pháp luật của các ngành khác nhau liên quan đến thực thi quyền tác giả, quyền liên quan nên rất khó cho các cơ quan thực thi trong việc áp dụng pháp luật và hơn hết là các quy định pháp luật hiện hành chưa.

QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH

    Cụ thể, về thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay là: Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao quyề sở hữu (trong lĩnh vực truyền hình, thường là việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng phim truyện, các chương trình gameshow, hoặc các format chương trình tự sản xuất giữa các Đài phát thanh -. truyền hình với nhau, hoặc với các công ty truyền thông về mua bán, trao đổi bản quyền,…). Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định hoặc hoàn thiện quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công tác quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung trên địa bàn quản lý, trong đó có những quy định cụ thể về vấn đề quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực truyền hình trên địa bàn quản lý.