MỤC LỤC
Các doanh nghiệp phát triển bền vững tham gia vào các hoạt động nhằm (1) kéo dài tuổi thọ hữu ích về mặt xã hội của tổ chức, (2) nâng cao năng lực của trái đất trong việc duy trì và đổi mới khả năng tồn tại của sinh quyển và bảo vệ tất cả loài sinh vật, (3) nâng cao năng lực của xã hội để xã hội có thể tự duy trì và giải quyết các vấn đề chính của nó, và (4) duy trì mức phúc lợi tốt cho các thế hệ nhân loại hiện tại và tương lại. (Upward & Jones, 2016) Mặc dù có rất nhiều phát biểu, nhưng nhìn chung các phát biểu đều nhận định rằng để phát triển một doanh nghiệp bền vững cần phải liên kết mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của hệ thống mà doanh nghiệp tồn tại, tạo ra các giá trị tích cực theo các tiêu chí về môi trường (E – Environmental), xã hội (S – Social) và vận hành doanh nghiệp trong nền kinh tế (G – Governance). Goodpaster (Goodpaster, 1991) sau đó cũng thảo luận về ba cấp độ trong lý thuyết các bên hữu quan: 1) cấp độ chiến lược, ủng hộ việc “xem xét” lợi ích của các bên hữu quan (không phải chủ sở hữu) như một phương tiện đạt được các mục tiêu kinh tế của công ty mà không vi phạm các vấn đề đạo đức. 2) Nhiều bên ủy thác trách nhiệm cho người quản lý công ty, cho dù họ là người sở hữu hay người không sở hữu. 3) Một số tổng hợp do Goodpaster đề xuất giúp phân biệt giữa trách nhiệm ủy thác đối với chủ sở hữu và trách nhiệm không ủy thác, có ràng buộc đối với các bên hữu quan (Boatright, 1994; Goodpaster & Holloran, 1994).
Hang và cộng sự (It is merely a matter of time: A meta‐analysis of the causality between environmental performance and financial performance - Hang - 2019 - Business Strategy and the Environment - Wiley Online Library) nhận thấy các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào môi trường bền vững không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ngắn hạn, nhưng lại có tác động tích cực trong dài hạn.
Bae và cộng sự nhận thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ CSR ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận cổ phiếu trong cả giai đoạn khủng hoảng và phục hồi sau khủng hoảng, kết quả này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu của Albuquerque và cộng sự trước đó. Hơn nữa, nhóm tác giả cũng chỉ ra hiệu quả của việc thực hiện ESG tốt đặc biệt có giá trị ở những quốc gia có chỉ số độ tin cậy thấp, thực hiện CSR tốt giúp tăng cường mối liên hệ với các bên liên quan ở các quốc gia có độ tin cậy thấp và do đó các doanh nghiệp này được coi là đáng tin cậy hơn. David và cộng sự (Broadstock và c.s., 2021) đã tiến hành nghiên cứu, so sánh các doanh nghiệp có điểm số ESG cao và ESG thấp, so sánh giai đoạn trước, trong và sau khủng hoảng dựa trên bộ dữ liệu CSI300 của Trung Quốc để tìm hiểu mục tiêu đặt ra.
Kết quả thu được, nhóm tác giả nhận thấy: (1) các danh mục đầu tư ESG cao thường hoạt động tốt hơn danh mục đầu tư ESG thấp (2) hiệu suất ESG giảm thiểu rủi ro tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính và (3) hiệu suất ESG bị suy giảm trong giai đoạn.
Cheng, Xiaowei Wang (2020) – “The role of ESG performance during times of financial crisis: Evidence from COVID-19 in China”. Nhóm tác giả đã xem xét vai trò của ESG đối với thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra, tìm hiểu xem hiệu suất ESG có phải là tín hiệu cho hiệu quả tài chính và/hoặc giảm thiểu rủi ro trong tương lai hay không. “bình thường”, khẳng định tầm quan trọng gia tăng của nó trong giai đoạn khủng hoảng.
Kết quả nghiên cứu thu được tại thị trường Việt Nam ủng hộ giả thuyết H1 chứng tỏ có mối tương quan thuận giữa ESG và hiệu quả tài chính.
Sau khi cho điểm từng hạng mục xã hội của doanh nghiệp, điểm CSR của doanh nghiệp mỗi năm là hiệu số giữa tổng điểm các điểm mạnh và các hoạt động đáng lo ngại của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu sử dụng toàn bộ dữ liệu giá đóng cửa hàng ngày và điểm số ESG sau khi chấm điểm của 150 doanh nghiệp thuộc VNX Allshare được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoản Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) nói trên từ 1.1.2018 đến 31.12.2021, để hình thành tập danh mục các doanh nghiệp đầu tư ESG cao và các doanh nghiệp đầu tư ESG thấp.
Để kiểm tra ảnh hưởng của ESG lên suất sinh lợi trong giai đoạn bắt đầu khủng hoảng và sau khủng hoảng, tác giả sử dụng suất sinh. Biểu đồ chỉ số các tập danh mục ESG cao và thấp sẽ được xây dựng và so sánh để kiểm chứng hiệu quả của đầu tư vào các tập danh mục ESG. Theo Bae và cộng sự (Bae và c.s., 2021), suất sinh lợi cổ phiếu được đo bằng hai phương pháp, suất sinh lợi thô và suất sinh lợi hiệu chỉnh theo thị trường.
Ri – biến phụ thuộc, suất sinh lợi cổ phiếu, thu được bằng cách tính toán từ giá đóng cửa hàng tuần của cổ phiếu mỗi doanh nghiệp quan sát. Các biến kiểm soát sử dụng trong mô hình hồi quy được đề xuất bởi các tác giả bao gồm ROE, Quy mô (Size), Hệ số giá sổ sách trên giá thị tường (Book-to-Market), Tiền mặt (Cash), và Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage) và Rủi ro đặc thù (Idiosyncratic Risk). ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, là tỷ số quan trọng nhất của cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Để một doanh nghiệp có được các cơ hội đầu tư trong tương lai, phải tồn tại mối quan hệ giữa ROE và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai (Singhal và c.s., 2016). Quy mô là một biến kiểm soát quan trọng, vì các doanh nghiệp lớn có khuynh hướng áp dụng nhiều hoạt động ESG thường xuyên hơn. Các biến kiểm soát bao gồm B/M, tiền mặt, Đòn bẩy là những biến quan trọng, được sử dụng để mô tả sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy rủi ro đặc thù chiếm phần lớn sự biến đổi về mức độ không chắc chắn xung quanh một cổ phiếu riêng lẻ theo thời gian. Đối với suất sinh lợi cổ phiếu điều chỉnh theo thị trường, tác giả ước tính suất sinh lợi vượt trội theo mô hình thị trường bằng cách sử dụng suất sinh lợi thị trường của 48 tháng trong giai đoạn 2018-2021.
2 danh mục đầu tư các doanh nghiệp có ESG cao và ESG thấp trung lập với ngành được xây dựng và tái lập mỗi năm một lần vào đầu mỗi năm tài chính, bằng cách sử dụng điểm ESG từ 1.2018 đến 12.2021. Danh mục HighESG có suất sinh lợi cao hơn danh mục LowESG trong ‘năm 2018’ và ‘nửa đầu năm 2021’, trong khi danh mục LowESG có suất sinh lợi cao hơn danh mục HighESG ở những khoảng thời gian còn lại. Những số liệu thể hiện vừa rồi ngụ ý bước đầu rằng, tại thị trường Việt Nam, trong giai đoạn từ 2018 đến năm 2021, chiến lược đầu tư dựa vào ESG trung lập với ngành không mang lại hiệu quả đầu tư rừ ràng cho cỏc nhà đầu tư.
Kiểm định F-test cho các cặp danh mục (HighESG – LowESG), (Large-HighESG và Large-LowESG), (Mid-HighESG và Mid-LowESG) cho thấy các cặp danh mục có cùng phương sai, kết quả thể hiện trong bảng 4.3. Như đã nói, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy gợi ý từ nghiên cứu của Bae (Bae và c.s., 2021) và Engelhart (Engelhardt và c.s., 2021) nhằm xem xét mối liên quan hay sự tác động của ESG đến suất sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết. Tác giả sử dụng biến phân loại L và M để phân loại doanh nghiệp dựa trên giá trị vốn hóa, trong đó L nhận giá trị 1 khi công ty có vốn hóa lớn và M nhận giá trị 1 khi công ty có nhóm vốn vừa.
Với biến phụ thuộc lần lượt là suất sinh lợi cổ phiếu tích lũy của doanh nghiệp (cột (1) và cột (3)) và suất sinh lợi cổ phiếu bất thường tích lũy (cột (2) và cột (4)), biến độc lập ESG được quan tâm chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của ESG đến suất sinh lợi cổ phiếu. Tác giả nhận thấy các hệ số β trên ESG không có ý nghĩa thống kê khi xem suất sinh lợi cổ phiếu thô tích lũy hoặc suất sinh lợi cổ phiếu bất thường tích lũy của một doanh nghiệp là biến phụ thuộc. Bae và cộng sự (Bae và c.s., 2021) cũng không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ESG ảnh hưởng đến suất sinh lợi và suất sinh lợi điều chỉnh theo thị trường của các cổ phiếu trong nghiên cứu của họ.
Các kết quả t-test, hồi quy suất sinh lợi theo ESG và hồi quy hệ số sổ sách trên thị trường theo ESG cho thấy suất sinh lợi (cả suất sinh lợi thô và suất sinh lợi bất thường) của các doanh nghiệp tích cực thực hiện ESG không vượt trội so với các doanh nghiệp thụ động trong việc thực hiện ESG. Như vậy, ESG không có tác động có ý nghĩa thống kê đến suất sinh lợi (suất sinh lợi thô và suất sinh lợi bất thường) và hệ số giá trị bút toán trên giá trị thị trường nhưng có tác động dương đến ROE.