MỤC LỤC
- Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy chế phối hợp giữa VPĐKĐĐ thuộc Sở TN&MT với UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ. - Quyết định số 06/2021QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa VPĐKĐĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ.
Nghị quyết số 125/CP của Chính phủ ban hành ngày 28/06/1971 về tăng cường công tác quản lý ruộng đất: “ruộng đất, ao hồ, đồng cỏ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các cơ sở quốc doanh, các cơ quan đơn vị khác và của cá nhân được Nhà nước chứng nhận quyền quản lý và sử dụng đất đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm”. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh vẫn còn tình trạng diện tích đất ở chưa được cấp giấy chứng nhận, tập trung chủ yếu tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa do các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch (chủ yếu là đồng bào dân tộc phía Bắc) tự ý khai phá, lấn chiếm đất có nguồn gốc đất lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu cho người dân ở các huyện Ea H’Leo, Krông Bông, Krông Búk, M’Đrắk, Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Năng còn chậm trễ, chưa có sự quan tâm đúng mực của các cấp ban ngành địa phương. Chuyên đề chỉ thực hiện nghiên cứu, đánh giá tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận của đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, chủ yếu trên 2 loại đất là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (đất ở). Nội dung điều tra là: nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận ở đâu, theo hình thức nào và bằng phương thức nào; mức độ hài lòng về quy trình xử lý công việc và thái độ của cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai tại cấp xã, Bộ phận Một cửa, Chi nhánh VPĐKĐĐ Thành phố; ý kiến, nhận xét, đánh giá về thủ tục hành chính trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận; các ý kiến, nhận xét, góp ý, đề xuất khác.
- Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk): Phân bố trên các địa hình lượn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dưỡng, có tầng đất dày thích hợp cho các cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả nhiệt đới và các loại cây trồng khác, tổng diện tích 31.545,60 ha, phân bố ở hầu khắp địa bàn thành phố, chiếm 83,65% diện tích đất tự nhiên. Là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, phục vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên, phục vụ vận tải hành khách tuyến từ Buôn Ma Thuột đi các tỉnh: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng,… và ngược lại. + Sự tác động của dịch bê ̣nh Covid -19, dịch bệnh gia súc, gia cầm làm cho các thành phần kinh tế phục hồi chậm, giá cả một số mặt hàng không ổn định; công tác cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn mô ̣t số nô ̣i dung chưa đạt như mong muốn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt đời sống của nhân dân,….
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai; thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước về đất đai; quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luâ ̣t; tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho viê ̣c chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hô ̣i theo hướng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa. Nhìn chung, công tác tiếp nhận và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về đất đai trên địa bàn Thành phố đạt kết quả khá tốt; trình tự thủ tục tiếp nhận, thụ lý và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, nội dung giải quyết đảm bảo đúng trọng tâm, trọng điểm, thể hiện tính pháp lý và tính khả thi cao; tình trạng khiếu kiện kéo dài hoặc đông người được hạn chế. Năm 1995, thực hiện chủ trương của Tỉnh về việc đo đạc bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn 13 xã/phường thuộc Thành phố Buôn Ma Thuột, Sở TN&MT Tỉnh Đắk Lắk đã bố trí 14 điểm cơ sở, 251 điểm địa chính I và 610 điểm địa chính II, bố trí đều trên các phường trung tâm của thành phố.
Mặc dù theo quy định có 2 loại là đăng ký là: đăng ký quyền sử dụng đất không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký quyền sử dụng đất có nhu cầu cấp giấy chứng nhận nhưng trên thực tế tại địa phương người dân đa số chỉ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất khi có nhu cầu cấp giấy chứng nhận và chỉ thực thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận cho quyền sử dụng đất mà ít có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 – 9/2021 tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận cho người dân trong địa bàn Thành phố được thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao, đúng quy định đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc của các ban ngành, sự phối hợp thống nhất của các cơ quan chuyên môn và các phòng ban liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại địa phương. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thoả thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất.
Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận. Do đặc điểm thực tế tại địa phương, người dân trên địa bàn Thành phố chỉ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất khi có nhu cầu cấp giấy chứng nhận nên rất ít xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu, công tác tư vấn tiếp nhận hồ sơ tại UBND cấp xã và Chi nhánh VPĐKĐĐ chu đáo tạo điều kiện hoàn thành cấp giấy chứng nhận cho các hồ sơ đăng ký.
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận;… luôn được sự quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn của UBND Thành phố và Sở TN&MT về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất cho Phòng TN&MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ và UBND các xã/phường thực hiện nhiệm vụ. - Việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa làm rút ngắn thời gian, thủ tục trong các công tác thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận đạt kết quả cao. - Tình hình chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp, góp vốn,… diễn ra liên tục, gây nhiều khó khăn trong việc cập nhật, chỉnh lý những thông tin, tồn đọng hồ sơ và trong tra cứu các trường hợp mới biến động.
+ Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai và bản đồ địa chính theo hướng hiện đại gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ hành chính và chuyên môn. + Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý đất đai, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý khiếu nại, tố cáo vi phạm về đất đai. + Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ công chức, các cán bộ địa chính trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, năng cao đạo đức, năng lực trách nhiệm, tăng cường nắm vững các công tác chuyên môn.