Đề xuất mô hình quản lý khai thác bền vững Khu du lịch Chùa Hương

MỤC LỤC

Tài nguyên Du lịch nhân văn

Lễ hội chùa Hương

Hội Chùa Hương có từ xa xưa là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hoá độc đáo như hội bơi thuyền, leo núi, hát văn..Đến với lễ hội du khách có được dịp chứng kiến tham dự vào không khí sinh hoạt của hội làng, cảm nhận được tinh thần hồi âm về quá khứ của tổ tiên của một làng ven sông kề núi, sẽ thấy hiện ra bóng dáng lịch sử dân dân tộc. Những di tích khảo cổ học này mới được phát hiện trong thời gian hơn chục năm trở lại đây, vả lại, nó chủ yếu nằm trên một tuyến chùa thuộc tuyến Long Vân Đục Khê (còn gọi là chùa Hinh Bồng mới bến Đục Khê hay chùa Hinh Bồng cũ bến Yến Vĩ) nên cũng mới chỉ một số ít người biết tới và cũng chưa được tổ chức để đông đảo khách tới tham quan các di tích khoa học này.

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

    - Khu vực 3: Tại các vùng có bề mặt đỉnh khá bằng phẳng cùng lợi thế dáng vẻ cheo leo và tầm quan sát rộng để ngắm nhìn trời đất bao la ngắm ban mai, hoàng hôn… cùng hình ảnh các sư gia ngồi thiền nhập đạo ở các bãi đá bằng phẳng để giúp du khách hiểu biết thêm về đạo Phật với tiềm thức trở lại với cội nguồn. Tại các khu vực tập trung đông dân, du khách như khu dân cư, bến xe, điểm phục vụ có thể phát triển các loại hình vui chơi giải trí để thu hút khác sau khi đi vãn cảnh chùa, tuy nhiên cần lưu ý đây là vấn đề tôn nghiêm mang nội dung ý nghĩa tâm linh nên các hoạt động vui chơi giải trí phải mang đậm nét truyền thống, văn hoá dân tộc như: đấu vật, chọi gà, ném còn, …Tuy nhiên cần nghiêm cấm việc lợi dụng không khí lễ hội để chơi các chò chơi không lành mạnh như : cờ bạc, cá độ.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

      Tuy có sự tăng trưởng về khách và doanh thu và mức tiêu thụ bình quân của khách có tỷ lệ cao hơn so với các điểm du lịch khác, nhưng vẫn còn thấp và còn chưa tương xứng với khu du lịch vì: khách tham quan trong ngày, ít lưu trú lại qua đêm và thường có thói quen mang theo thức ăn trong các chuyến đi, ít sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch dẫn đến mức chi tiêu của khách còn thấp. Điều này làm cho doanh thu của doanh nghiệp mất đi một phần đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác vừa gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sinh thái và cảnh quan điểm du lịch do khách để lại sau khi ăn uống. Tỷ trọng của du lịch chùa Hương so với GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng từ 1997 - 2000 nhưng đến năm 2002 có giảm do ở Hà Tây có xuất hiện nhiều điểm du lịch mới hấp dẫn như Suối Hai - Ba Vì…Vậy ban quản lý khu du lịch và các ban nghành chức năng cần có biện pháp thu hút khách du lịch, phát huy được lợi thế về.

      Do đó, toàn ngành Du lịch tỉnh Hà Tây đặc biệt là huyện Mỹ Đức cần có biện pháp đầu tư, quản lý phát triển du lịch để thu hút khách, tăng tổng doanh thu để tăng nhanh nguồn thu ngân sách của khu vực và toàn ngành nói chung và tỉnh nói riêng. Nếu được tổ chức tốt dịch vụ ăn uống thì các công ty du lịch vừa được một khoản doanh thu lớn mà còn giải quyết được những vấn đề môi trường do hậu quả từ việc khách tự mang đồ ăn và vứt rác làm mất vệ sinh gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường. Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là khu Du lịch có cả địa hình sông núi và mặt nước rộng, việc tiến hành các hoạt động Du lịch của khách nh Du lịch leo núi, Du lịch trên mặt hồ nước có độ sâu và bề rộng lớn thì dù có cẩn thận đến mấy cũng không thể không có những tai nạn rủi ro xẩy ra.

      Bảng 5 : Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương từ 1998 - 2002.
      Bảng 5 : Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương từ 1998 - 2002.

      MỘT SỐ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

        + Các sản phẩm du lich còn nghèo nàn đơn điệu ở dạng tự nhiên chưa xây dựng được các sản phẩm đặc trưng các tour khép kín ổn định để hấp dẫn khách và các sản phẩm thủ công gắn với điểm du lịch để bán cho khách làm quà lưu niệm. Hiện nay đời sống của người Việt Nam đã được cải thiện, ngày càng có nhiều người muốn đi chùa không chỉ để lễ phật cầu tài, cầu lộc cho gia đình, bản thân mà còn chiêm ngưỡng cảnh sơn thuỷ hữu tình của “Nam thiên đệ nhất động”. -Trong những năm gần đây lượng khách lưu lại qua đêm tại khu du lịch vẫn còn rất thấp mà như vậy có nghĩa khu du lịch nói chung và các nhà kinh doanh du lịch đã mất một nguồn thu rất lớn, chưa khai thác hết tiềm năng của khu du lịch.

        Trong thời gian tới sản phẩm du lịch sẽ phong phú, đa dạng, chất lượng sẽ được nâng cao cùng với lượng khách nghỉ lại đêm tại khu du lịch sẽ tăng lên dần đến khả năng chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng lên. + Theo xu hướng chung hiện nay số giường trung bình trong một phòng cho khách quốc tế là 1.5- 2 giường còn đối với khách nội địa ở chùa Hương chủ yếu là khách đến với mục đích lễ hội, tín ngưỡng nên bố trí 3-4 giường. Căn cứ vào tình hình cụ thể của khu du lịch Chùa Hương trong những năm qua về nguồn nhân lực cùng với dự báo phát triển trong những năm tới ta có dự báo về tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại khu vực.

        Bảng 10 : Dự báo mức chi tiêu của khách lưu lại qua đêm  từ 2004 –2010 Đơn vị tính: Nghìn đồng
        Bảng 10 : Dự báo mức chi tiêu của khách lưu lại qua đêm từ 2004 –2010 Đơn vị tính: Nghìn đồng

        GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

        • KIẾN NGHỊ MÔ HÌNH QUẢN LÝ

          + Đây là một khu du lịch trọng điểm của Hà Tây, đang được Bộ văn hóa đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới nên cần phải có mô hình quản lý chặt chẽ, phối hợp giữa các ban ngành và chính quyền địa phương, để không chỉ khai thác có hiệu quả, mà còn không ngừng tôn tạo và phát triển để chùa Hương sớm trở thành một di sản văn hoá của quốc gia mà còn mang ý nghĩa quốc tế. + Chủ trì phối hợp với các ngành: Văn hóa thông tin, công an, tôn giáo, du lịch, KHCN và môi trường, GTVT, XD, UBND huyện Mỹ Đức các xã, thôn trong khu vực có liên quan lập phương án giám định và giám sát các hoạt động như XD, phát triển xã hội, phương tiện đi lại nhằm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường, trật tự trị an khu du lịch. Do vào mùa lễ hội lượng khách tập trung đông gây ách tắc tại khu vực bến đò nên vấn đề giao thông còn gặp nhiều khó khăn nên công ty phối hợp với các UBND tỉnh xem xét và thực hiện phương án đầu tư xây dựng cáp treo để thuận lợi cho khách và việc quản lý về vấn đề giao thông, trật tự tại điểm đu lịch.

          Du lịch phản ánh tốt nhất vấn đề lợi ích tạo thành động lực phát triển và tiến bộ lợi ích ở đây phải hiểu bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội không được phân phối hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với cư dân địa phương lâm nay sinh các hoạt động kinh doanh thiếu văn hóa gây tiêu cực sẽ phát triển vững. Trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể có quyền sử dụng đất , tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác đầu tư, kinh doanh du lịch cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển của ngành đòi hỏi trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực của quốc gia và quốc tế .Để đáp ứng yêu cầu trên cần có một chương trình đào tạo toàn diện với kế hoạch cụ thể về đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong ngành.

          + Nhanh chúng thành lập cụng ty cổ phần du lịch chựa Hương , xỏc định rừ nhiệm vụ của từng bộ phận cũng nh thiết lập mối quan hệ với các ngành chức năng đặc biệt là sở du lịch, sở văn Hoá thông tin, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở địa chính cũng nh với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ban qủan lý. + Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ban quản lý khu du lịch chua Hương đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh Hà tây ngoài việc chỉ đạo trực tiếp và tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cần xem xét phương án hỗ trợ tài chính trong đó có thể tái đầu tư toàn bộ diện tích du lịch của khu trong thời gian từ 3 -5 năm.